Với nhiều tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh và làm đẹp, rau kinh giới được nhiều người biết đến. Vậy, rau kinh giới còn gọi là rau gì?
Rau kinh giới còn gọi là rau gì?
Khi nhắc đến rau kinh giới nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi tác dụng, bởi đặc điểm hình thái của rau mà câu hỏi được nhiều người đặt ra khi nhắc đến kinh giới đó là rau kinh giới còn gọi là rau gì? Theo nghiên cứu từ nhiều chuyên gia, kinh giới có tên khoa học là Elsholtzia cristata là một loài cây thảo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Kinh giới còn gọi với tên khác là kinh giới rìa, kinh giới trồng, khương giới, giả tô và bạch tô. Đây là một loại rau thơm và cây thuốc quý có nhiều tác dụng hữu hiệu và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống người Việt.
Kinh giới mọc phân bố ở khu vực đồi núi, đất bỏ hoang, với địa hình nhiều nắng, bờ sông suối hay trong rừng; ở cao độ 0-3.400 m. Rau kinh giới có tại Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc (ngoại trừ các tỉnh Thanh Hải và Tân Cương), Việt Nam, kinh giới cũng được du nhập vào châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, kinh giới được trồng ở nhiều nơi, thường được dùng để ăn sống.
Rau kinh giới có phải là rau tía tô không?
Khi nhắc đến rau kinh giới, nhiều người lầm tưởng rau kinh giới là rau tía tô. Vậy, rau kinh giới có phải là rau tía tô không? Để phân biệt 2 loại rau này, thì chúng ta cần phân biệt điểm giống nhau và điểm khác nhau của 2 loại rau.
* Điểm giống nhau: Đều là cây thân thảo, cây thuốc có mùi thơm, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae).
* Điểm khác nhau:
– Rau kinh giới:
+ Tên khoa học: Elsholtzia ciliate
+ Tên gọi khác: Bạch tô, Giả tô, Khương giới.
+ Thành phần hóa học: Menthol racemic, d – menthol, d – limonene.
+ Bộ phận thu hái: Cành có hoa, lá thường thu hái vào tháng 7 hoặc tháng 9.
+ Công dụng: kích thích lưu thông máu, tăng tiết mồ hôi, trị cảm lạnh, nhức đầu, trừ phong, chữa ho…
+ Đặc điểm: Cao từ 30 đến 45cm. Lá màu xanh mọc đối, phiến lá thuôn nhọn có răng cưa. Thân cây hình vuông, thẳng đứng có hoa nhỏ màu tím nhạt, quả hạch.
+ Tinh dầu kinh giới: chiết xuất từ lá, giữ được có mùi thơm, hơi cay đặc trưng của Kinh Giới. Tinh dầu kinh giới giúp dưỡng da, chống lão hóa, giảm đau, chống viêm, chữa cảm. Ngoài ra nó còn trì hoãn thời kỳ mãn kinh, kích thích tiêu hóa và chữa bệnh đường hô hấp…
– Rau tía tô:
+ Tên khoa học: Perilla frutescens
+ Tên gọi khác: Tô diệp (lá), Tử tô (hạt), Tô ngạnh (cành).
+ Thành phần hóa học: Limonene, perila aldehyde, Elsholtziaceton, a – pinnen.
+ Bộ phận thu hái: Thân chứa lá, cành và hạt thường thu hoạch vào mùa hè.
+ Công dụng: Kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, nôn mửa. Tăng tiết mồ hôi, giải cảm, giảm sốt, ho, hen suyễn,..
+ Đặc điểm: Cao khoảng 40 đến 100cm, nhiều nhánh. Thân cây và cành hình vuông, lõm ở cạnh, nhiều lông. Lá màu xanh hoặc tím có răng cưa ở rìa lá và có mùi thơm.
+ Tinh dầu Tía tô: được chiết xuất từ lá và hạt của cây tía tô với hương thơm của loài. Tinh dầu tía tô hỗ trợ điều trị hen suyễn, làm đẹp da, chống lão hóa, hỗ trợ giảm mỡ trong máu, các bệnh về đường hô hấp…
Chỉ với những ý trên đã góp phần giải thích và trả lời cho câu hỏi rau kinh giới còn gọi là rau gì? Và rau kinh giới không phải là rau tía tô. Với nhiều tác dụng quan trọng, được coi là thần dược hữu hiệu, kinh giới đang là sản phẩm được nhiều người tìm kiếm hạt giống về gieo trồng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị phân phối hạt giống kinh giới và tía tô khác nhau. Trong đó, Hạt Giống Nắng Vàng là đơn vị uy tín đảm bảo tỷ lệ nảy mầm hạt giống cao và được nhiều người lựa chọn. Mọi thông tin về Hạt Giống Nắng Vàng, bạn vui lòng nhấc máy lên và liên hệ:
➡️ Hạt Giống Nắng Vàng
🏡 Địa chỉ: 23/119 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
☎️ Điện thoại: 0965.225.298
🔎 Website: sentayho.com.vn/
Bạn thấy bài viết thế nào?