Lần đầu tiên xa nhà, các bạn sinh viên có phần hồi hộp và lo lắng. Họ băn khoăn không biết cần chuẩn bị những gì để chuyến đi này thuận lợi. Thấu hiêu điều này, work247.vn đã đưa ra một vài gợi ý để bạn biết mình cần phải chuẩn bị những gì trước khi nhập học ở bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.
Chuyên viên tư vấn tuyển sinh
1. Tân sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ nhập học
Thứ quan trọng đầu tiên mà bất cứ bạn sinh viên nào cũng không thể bỏ qua đó là hồ sơ nhập học. Ở mỗi đơn vị giáo dục, sẽ có quy định về thời gian nhập học khác nhau. Dựa vào thông tin ghi trên giấy báo nhập học bạn sẽ biết mình cần phải tới trường làm thủ tục vào ngày nào. Vì vậy cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết trước thời gian đó nhé.
Tân sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ nhập học
Một số giấy tờ trong hồ sơ nhập học thường bao gồm: Giấy báo trúng tuyển, hồ sơ lý lịch có dán ảnh chân dung và có dấu giáp lai, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp đối với sinh viên đã tốt nghiệp những năm trước đó, học bạ, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận ưu tiên và ảnh thẻ với kích thước 3X4 và 4X6.
Lời khuyên dành cho bạn đó là đọc kĩ giấy báo nhập học để không mất công về lấy, thậm chí sai giấy tờ hoặc thiếu còn khiến bạn nhập học không thành công. Điều này rất nghiêm trọng cho nên phải hết sức cẩn thận.
Xem thêm: Đề án tuyển sinh các ngành của học viện cảnh sát nhân dân
2. Chuẩn bị phương tiện đi lại là điều cần thiết
Với sinh viên nhu cầu đi lại là rất lớn, những bạn ở gần trường thì có thể đi bộ thế nhưng những bạn ở trọ xa trường để tiết kiệm chi phí thì cần chuẩn bị thật kỹ phương tiện để di chuyển tới trường một cách thuận tiện nhất.
Dù là lựa chọn đi xe máy, xe đạp hay xe bus thì sinh viên vẫn cần phải đảm bảo nắm chắc trong tay bản đồ đường đi nước bước để tránh tình trạng lạc đường ảnh hưởng tới việc học.
Chuẩn bị phương tiện đi lại là điều cần thiết
Đề phòng những trường hợp bất khả kháng xảy ra như bị lỡ xe bus, xe đạp hay xe máy bị hỏng thì bạn có thể tải một số ứng dụng xe ôm công nghệ về máy nhé.
Nếu nhu cầu di chuyển của bạn nhiều, vậy xe bus chính là thứ phương tiện phù hợp. Chỉ cần đăng ký vé tháng với số tiền không quá lớn là bạn có thể đi khắp thành phố mà bạn mong muốn.
3. Chuẩn bị nơi ăn chốn ở của những ngày đầu nhập học
Chỗ ở chính là vấn đề tiếp theo mà cả phụ huynh và học sinh cần phải quan tâm, người ta thường nói “an cư lập nghiệp” câu này cũng đúng trường hợp mà chúng ta đang bàn tới nữa nhé. Có 2 hình thức mà bạn có thể chọn lựa đó là ở ký túc xá hoặc đi ở trọ. Với mỗi phương án này, có có ưu và nhược điểm gì? Đâu là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn? Cùng tìm hiểu với những nội dung bên dưới nhé!
3.1. Tân sinh viên có thể ở ký túc xá nhà trường
Ký túc xá là nơi ở tập thể, trong đó số lượng sinh viên có thể ở ghép là từ 4 đến 6 người tuỳ thiết kế của mỗi trường. Ở những khu vực thành phố như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh tiền nhà đắt đỏ thì lựa chọn ở ký túc xá là một lựa chọn tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm. Nhưng nó có nhược điểm gì không cùng tìm hiểu để rõ hơn nhé:
Ưu điểm của việc ở ký túc xá:
– Chi phí tiền nhà thấp, mỗi tháng sinh viên chỉ mất khoảng từ 150 – 600 nghìn đồng, tiền điện nước thì tính theo giá Nhà nước và phân bổ theo đầu người.
– Ở kí túc xá sẽ thuận tiện cho việc đi học bởi vì khoảng cách giữa kí túc và lớp học rất ngắn, bạn chỉ cần đi bộ vài bước là đã tới nơi rồi.
Tân sinh viên có thể ở ký túc xá nhà trường
Về nhược điểm:
– Ở kí túc xá sinh viên sẽ không được nấu ăn trong phòng, do đó bạn sẽ phải chi ra một khoản để ăn uống, có thể sẽ rất tốn kém nếu như bạn nào không biết tiết kiệm, hơn nữa đồ ăn thì lại không được đảm bảo như chính tay mình nấu.
– Giờ giấc bị gò bó khi sinh viên ở ký túc xá bởi mỗi ký túc xá sẽ có quy định giờ giấc ra vào để đảm bảo công tác an ninh cũng như đảm bảo việc học diễn ra tốt hơn.
– Rất khó để được vào ở, nếu không thuộc diện chính sách hay ưu tiên thì những bạn sinh viên khác sẽ khó mà dành được 1 slot ở trong khu kí túc của trường.
Xem thêm: Cập nhật mới nhất thông tin Đại học Mở tuyển dụng hiện nay
3.2. Tân sinh viên có thể ở trọ
Tư tưởng của những bạn trẻ mới lớn và lần đầu xa nhà là muốn được tự do làm những gì mình thích, vậy nên việc ở kí túc xá chỉ là bất đắc dĩ và phương án tiết kiệm, còn thực tế thì đa số các bạn vẫn thích được ở trọ bên ngoài hơn.
Việc ở trọ tuy có được thoải mái về thời gian, đảm bảo về đường ăn uống thế nhưng về công tác tìm phòng trọ cho tới an ninh có phần phức tạp. Sinh viên mới nhập học sẽ có nhiều bỡ ngỡ và chưa quen với đường xá, khó khăn cho việc đi lại cho nên tìm phòng trọ gần vẫn là giải pháp tối ưu.
Nếu ở những khu vực đông dân như thành phố Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì chợ được mở bán khắp nơi, nếu ở ngoài thì dù là khu vực nào bạn cũng sẽ thuận tiện cho việc mua bán đồ ăn thức uống, phục vụ nhu cầu cá nhân tốt nhất.
Tuy nhiên, trước khi thuê nhà cần phải thỏa thuận trước về các khoản chi phí, làm hợp đồng rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Tân sinh viên có thể ở trọ
Chi phí thuê nhà trọ sẽ đắt hơn ở ký túc xá rất nhiều, vì vậy nếu thuộc gia đình khó khăn thì sinh viên sẽ khá vất vả, vậy nên bạn cần tìm cho mình một người bạn đồng hành để san sẻ cùng mình khoản chi phí này.
Cả 2 đều là phương án hữu hiệu thế nhưng áp vào hoàn cảnh với điều kiện kinh tế hiện có của gia đình bạn thì nó có phù hợp hay không. Hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ nơi ở nào là tiết kiệm và thuận lợi cho việc học của bạn nhất, bỏ qua những sở thích, mong muốn cá nhân để hướng tới những giá trị cốt lõi đem lại lợi ích thực sự cho bạn và cả gia đình bạn.
cv xin việc đẹp
4. Tân sinh viên cần có tài chính để trang trải cuộc sống
Tân sinh viên là đối tượng chưa kiếm ra tiền, hoàn toàn sống dựa vào nguồn thu nhập mà gia đình cung cấp, vậy nên khi đi nhập học thứ không thể thiếu bên người đó chính là tiền sinh hoạt phí.
Chưa kể ở giai đoạn đầu tiên, khi nhập học các bạn còn phải nộp học phí cho nhà trường, đối với những bạn nào không có phụ huynh đi cùng thì phải tự túc trong việc đóng tiền và hoàn tất thủ tục nhập học.
Tân sinh viên cần có tài chính để trang trải cuộc sống
Gia đình sẽ phải chuẩn bị cho các em một khoản tiền nhất định, trong đó đã bao gồm tiền ăn cho từng bữa, các khoản tiền sinh hoạt phí trong khoảng thời gian mà sinh viên không về nhà. Thường thì khoản viện trợ này sẽ được chi cho 1 tháng, nếu có hết sớm hơn thì các bạn sẽ chủ động về xin tiền hoặc bảo người nhà gửi cho.
Chỉ mất thời gian đầu “lạ nước lạ cái”, còn về sau khi quen rồi, các bạn sinh viên có thể tìm kiếm một việc làm thêm phù hợp để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Xem thêm: Việc làm trưởng phòng tuyển sinh
5. Các đồ dùng cá nhân là thứ không thể thiếu
Các đồ dùng cá nhân cũng là thứ mà bạn cần đem theo bên người khi đi học xa nhà, các loại giấy tờ tùy thân, đồ dùng cá nhân phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sẽ không thể vắng mặt ví dụ như chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm, bằng lái xe, nồi niêu xoong chảo, bát đũa, chăn gối,…
Các đồ dùng cá nhân là thứ không thể thiếu
Nhớ đem theo đồ dùng và dụng cụ học tập để không phải mua bán nhiều ở đó, mua đồ từ ở nhà bao giờ cũng rẻ hơn khi bạn mua ở cạnh trường học hay là nơi mà bạn sinh sống.
6. Tân sinh viên cần chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi nhập học
Vì là lần đầu xa nhà lại ở lâu đến thế, trong tâm trạng của các bạn sinh viên mới đang rất hỗn độn và khó tả. Vừa có hồi hộp, thích thú nhưng cũng không thiếu đi phần lo lắng cho những tháng ngày không ở gần bố mẹ.
Cuộc sống một mình tự lo không có ai kèm cặp đôi khi cũng dễ làm các bạn xa ngã, vì vậy cần phải vững tâm lý, xác định đúng đắn mục tiêu của cuộc hành trình mới mẻ này để đạt được kết quả như ý.
Nhiều bạn sinh viên vì được tiếp cận quá nhiều thứ mới mẻ cùng một lúc, lại thêm sự rủ rê của bạn bè nên rất dễ bị đánh mất bản thân và đi theo con đường xấu. Thậm chí chưa học được chữ nào đã ôm cả đống nợ báo về gia đình,…
Sự nhớ nhà cũng là tâm trạng thường thấy của sinh viên mới, tuy nhiên hãy coi đây là một thử thách mà mình buộc phải trải qua để tiến tới một cơ hội mới mà bạn thường mơ ước. Gạt bỏ những sự mong muốn tạm thời trước mắt và hướng tới giá trị lâu dài, quan trọng là phải chắc niềm tin, vững lý tưởng thì mọi chuyện mới thành công.
Tân sinh viên cần chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi nhập học
Qua bài viết vừa rồi bạn đã biết tân sinh viên cần chuẩn bị những gì rồi đúng không, chúc cho tất cả những ai đọc được những thông tin mà work247.vn chia sẻ sẽ sớm đạt được ước mơ và là niềm tự hào của cả gia đình.
Sinh viên nên làm thêm việc gì?
Là sinh viên, bạn đã trải qua quá trình khó khăn ban đầu, lúc này mọi chuyện dường như đã trở nên quen thuộc hơn, thiết nghĩ bạn sẽ mong muốn tìm kiếm 1 việc làm phù hợp để trang trải cho cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Vậy bạn đã biết mình có thể làm được việc gì hay chưa? Những gợi ý ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng nhất, cùng theo dõi ngay nhé!
Sinh viên nên làm thêm việc gì?