Tìm hiểu thông quan hải quan Customs Clearance là gì | CareerLink.vn

tim-hieu-thong-quan-hai-quan-customs-clearance-la-gi

Customs Clearance là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hàng hóa muốn xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải thông qua quá trình Customs Clearance. Vậy Customs Clearance là gì? Yêu cầu hàng hóa và lộ trình Customs Clearance cần phải có ra sao?

 

Customs Clearance là gì?

 

Customs Clearance là thông quan hải quan. Có nghĩa là doanh nghiệp hay đơn vị xuất nhập khẩu nào muốn hàng hóa được thông quan thì phải tiến hành khai hải quan và hoàn thành các thủ tục hải quan.

 

Vậy Customs Clearance là yêu cầu bắt buộc. Thủ tục này giúp Nhà nước quản lý được hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu vào trong nước. Đồng thời để đảm bảo những hàng hóa đó là hàng hóa không thuộc danh sách cấm, được nhà nước cho phép.

 

Ngoài ra thông quan hải quan để tính và thu thuế với từng mặt hàng, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

 

Chỉ khi được thông quan, hàng hóa mới đủ điều kiện để chủ hàng phân phối, mua bán, trao đổi… hoặc đủ điều kiện đưa ra khỏi thị trường Việt Nam.

 

Đơn vị tiến hành thông quan hải quan là cơ quan hải quan và công chức hải quan. Khi hàng hóa ra hoặc vào cảng, các tổ chức, doanh nghiệp phải cung cấp các thủ tục và thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới yêu cầu của cơ quan hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.

 

Thông quan hải quan Customs Clearance là quá trình bắt buộc khi vận chuyển hàng hóa quốc tế, dù bằng đường hàng không hay đường biển.

 

Điều kiện hàng hóa được thông quan

 

Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về hàng hóa được phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch cho phép cũng như sản phẩm thuộc danh mục cấm.

 

Vì vậy, để cho quá trình thông quan được thuận lợi, những nhà xuất nhập khẩu cần tuân thủ quy định của nhà nước, pháp luật, các quy định về giao thương hàng hóa. Vậy, điều kiện để hàng hóa được Customs Clearance là gì?

 

–       Hàng hóa thuộc danh mục nhà nước cho phép xuất, nhập khẩu;

–       Hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng, có giấy phép xuất xứ;

–       Hàng hóa có giấy phép xuất nhập khẩu. Đối với các mặt hàng nguy hiểm cần có giấy phép đúng quy định;

–       Tuân thủ đăng ký và xử lý đúng quy định trong quá trình vận chuyển.

 

Như vậy để tránh bị xử phạt và không được thông quan thì những hàng hóa kinh doanh phải nằm trong nhóm danh mục được phép nhập khẩu, xuất khẩu, nhập cảnh hay quá cảnh. 

 

Lộ trình và thủ tục Customs Clearance?

 

Thường các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình thông quan, bởi thủ tục hải quan không hề đơn giản. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan.

 

Để đảm bảo quá trình thông quan, hàng hóa khi thông quan phải đảm bảo tính pháp lý. Quyết định thông quan sẽ được đưa ra dựa trên những thủ tục, chứng từ pháp lý.

 

Với mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có những giấy tờ đặc thù và quy định khác nhau. Nhưng về cơ bản để được Customs Clearance thì cần đầy đủ những giấy tờ, thủ tục sau:

 

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan cần:

 

–       Bộ hồ sơ hải quan;

–       Giấy xác nhận chất lượng sản phẩm hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra;

–       Giấy giám định đối với hàng hóa có yêu cầu giám định;

–       Chứng từ nộp thuế;

   –  Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng có thẩm quyền;

 

Đối với đối tượng thông quan là phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh hay quá cảnh cũng cần tới những giấy tờ pháp lý nhất định, đó là bộ hồ sơ hải quan. Trong đó phương tiện là máy bay, tàu biển, tàu liên vận quốc tế, oto, các phương tiện vận tải khác…

 

Khi có đầy đủ các giấy tờ pháp lý, chủ hàng hóa cần phải chờ đợi cơ quan hải quan thẩm định đồng thời phải đạt được điều kiện để thông quan nhất định. Chỉ khi nào thực hiện xong thủ tục hải quan và được cơ quan hải quan đóng dấu nghiệp vụ “đã làm thủ tục hải quan” thì hàng hóa mới được thông quan. 

 

Trách nhiệm của chủ hàng hóa và cán bộ hải quan trong Customs Clearance là gì?

 

Quyết định thông quan hay không là do cán bộ và cơ quan hải quan chịu trách nhiệm. Khi hàng hóa được thông quan thì cơ quan hải quan sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về số lượng hàng hóa đã được thông quan.

 

Công việc này đòi hỏi ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, sự minh bạch của nhân viên hải quan. Chính vì thế, đối với cán bộ hải quan, cần nắm vững nghiệp vụ, thực hiện biện pháp kiểm tra kết quả minh bạch theo quy định pháp luật về thủ tục hải quan, được ghi nhận trên tờ khai hoặc chứng từ khai báo hải quan.

 

Cán bộ hải quan cũng cần ghi rõ thời gian, họ tên tại nơi quy định trên tờ khai hải quan hay chứng từ khai báo hải quan, đóng dấu nghiệp vụ, hoàn thành thủ tục hải quan. Đồng thời trả cho người khai hải quan một bộ tờ khai đã hoàn thành thủ tục để nộp thuế và thông quan hàng hóa.

 

Bộ tờ khai còn lại sẽ chuyển theo quy trình của bộ phận kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu. Tất cả lộ trình này cán bộ hải quan phải đảm bảo tuân thủ và minh bạch.

 

Chủ hàng hóa cần hợp tác chặt chẽ với cán bộ hải quan, tuân thủ lộ trình thông quan để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi. Người khai hải quan cần cung cấp giấy tờ, chứng từ theo đúng quy định và đầy đủ trong thời gian sớm nhất.

 

Hàng hóa cần được đánh dấu và đánh số theo quy định đóng gói, tuân thủ nhãn hóa đơn, bao bì theo đúng quy định trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 

 

Khi nắm rõ được quy trình, yêu cầu, quy định cũng như tuân thủ quyền, trách nhiệm của cả bên chủ sở hữu hàng hóa và cơ quan hải quan thì quá trình Customs Clearance sẽ được diễn ra suôn sẻ.

 

Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Customs Clearance là gì, những hàng hóa nào được thông quan cũng như lộ trình, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện Customs Clearance – một trong những hoạt động không thể thiếu trong xuất nhập khẩu.

 

Nguyễn Lý

 

 

Rate this post

Viết một bình luận