Tìm hiểu và hẹn hò vốn chẳng hề giống nhau, nhưng nhiều lúc chúng ta lại tưởng lầm là một

Để mau chóng thỏa mãn mình, người ta thường hấp tấp vội vàng nói lời yêu, còn muốn tìm một hạnh phúc, người ta sẽ đi rất chậm để biết chắc chắn đó là người có thể sống chung với mình tới trọn đời trọn kiếp.

Tình yêu thủa ban đầu thường rất đỗi ngây ngô, mỗi người chúng ta xích lại gần nhau hơn khi nhận ra trái tim mình khe khẽ lỗi nhịp vì ai đó. Chúng ta trao nhau những cái nhìn vụng trộm, những cái nắm tay lén lút, những lần trò chuyện xuyên thời gian, và rồi thế là tự hiểu rằng đó là yêu.

Khi từ “hẹn hò” bắt đầu vang lên, cả hai đều tự áp đặt cho nhau những sợi dây ràng buộc vô hình, ta hạn chế sự giao tiếp của đối phương với những người bạn khác giới, ò bó nửa kia vào những khuôn khổ của chính mình với mục đích “chiếm hữu trọn vẹn”. Thế đấy, sau vài cuộc trò chuyện đã vẽ nên chữ yêu, dăm ba lần gặp gỡ đã vội ràng buộc ai đó là của mình, để rồi khi tình yêu đổ vỡ vì phát hiện ra cả hai khác biệt quá nhiều, người ở lại đổ lỗi cho kẻ ra đi là tệ bạc, ruồng rẫy.


Con đường đến tình yêu thường trải qua các bước: phải lòng, tìm hiểu, hẹn hò, đính ước, kết hôn. Nhưng nhiều khi chúng ta lại nói lời yêu quá vội rồi mới tìm hiểu về nhau.
Con đường đến tình yêu thường trải qua các bước: phải lòng, tìm hiểu, hẹn hò, đính ước, kết hôn. Nhưng nhiều khi chúng ta lại nói lời yêu quá vội rồi mới tìm hiểu về nhau.

Liệu có công bằng không khi “tội danh” ấy bị trút hết lên vai người sớm vội hết yêu? Đã bao giờ bạn nghĩ sớm nhận ra cả hai không phù hợp, để ai nấy tiếp tục hành trình tìm kiếm một nửa đích thực là một chuyện tất nhiên và không đáng lên án như một kẻ “tội đồ” hay chưa?

Chúng ta cứ thích ràng buộc nhau bằng hai từ “của tôi”. Nhưng trên đời này, chúng ta nào có thật sự sở hữu được thứ gì, ngoại trừ chính mình. Chúng ta đến với cuộc đời này bằng hai bàn tay trắng, và rồi khi ra đi cũng chẳng mang theo bất cứ thứ gì. Tất cả những thứ như tiền tài, vật chất, nhà cửa… cùng đều chỉ là sự “sở hữu tạm thời”. Chúng xuất hiện, rồi tự hỏng hóc, mất mát hoặc được bán, được cho. Ngay đến những mối quan hệ cũng vậy, ai ở xuất hiện trong đời ta, đến một lúc nào đó cũng sẽ đi mất, bằng cách này hay cách khác.

Nên không bao giờ có chuyện bạn thực sự sở hữu một thứ gì. Cũng đừng mong, người yêu của bạn, thậm chí là chồng/vợ là “sở hữu” tuyệt đối của mình. Yêu – vẫn có thể chia tay. Kết hôn – vẫn có thể ly dị. Sự đời vốn là thế, dù bạn có muốn hay không.

Dù vậy, đa phần chúng ta khi yêu vẫn thích gán cho nhau một danh phận để mối quan hệ giữa mình với người đó không bị mơ hồ, để kẻ khác biết “hoa đã có chủ” mà tự biết thân biết phận cấm lớ xớ lảng vảng chạm vào đồ của người khác.


Chúng ta vì sợ mất nhau nên nhiều khi sớm gán cho nhau danh phận, để trói chân người kia lại
Chúng ta vì sợ mất nhau nên nhiều khi sớm gán cho nhau danh phận, để trói chân người kia lại

Con đường đến tình yêu thường trải qua các bước: phải lòng, tìm hiểu, hẹn hò, đính ước, kết hôn. Nhưng nhiều khi chúng ta vì vội vàng, cũng vì sợ mất nhau, ta mau mắn nói lời yêu, rồi mới tìm hiểu nhau. Ta sớm mặc định danh phận “người yêu”, “người thương” để giữ chân anh ấy/cô ấy ở lại bên mình, trong khi chưa thực sự xác định được rõ tình cảm của bản thân là rung động cảm mến, say nắng nhất thời hay là yêu.

Bởi lẽ nếu bạn phải lòng một ai đó vì thích ngoại hình, một nét tính cách ở đối phương, hoặc một đặc điểm gì đó nổi bật, đó có thể chỉ là cảm mến thôi. Giống như nhìn thấy một viên kẹo sặc sỡ, ta sẽ cảm thấy thích mắt, muốn có bằng được. Nhưng không phải viên kẹo nào cũng tuyệt như cảm nhận phút ban đầu đập vào mắt, có những viên kẹo nhìn thì đẹp, nhưng  có vị cay xộc lên mũi khiến bạn choáng váng, hoặc đơn giản là nó không hợp với gu của bạn.

Nếu ăn phải một chiếc kẹo chán ngắt, bạn sẽ làm thế nào? Cố gắng nuốt trôi hay vội vàng nhổ ra?

Có những người sẽ chọn cách thử chịu đựng, để xem sau dư vị ban đầu, viên kẹo đó liệu có khá hơn không. Nhưng cũng có những người vội vàng nhả ngay lập tức.


Chúng ta cứ thích ràng buộc nhau bằng hai từ “của tôi”. Nhưng trên đời này, chúng ta nào có thật sự sở hữu được thứ gì, ngoại trừ chính mình.
Chúng ta cứ thích ràng buộc nhau bằng hai từ “của tôi”. Nhưng trên đời này, chúng ta nào có thật sự sở hữu được thứ gì, ngoại trừ chính mình.

Giai đoạn “tận hưởng” hương vị của viên kẹo – tôi coi đó giống như khoảng thời gian “tìm hiểu” trong một mối quan hệ để quyết định xem tương lai của cả hai sẽ thế nào.  Quãng thời gian này thường kéo dài khoảng ba tháng, hoặc dài hơn một chút, khi hai người bắt đầu bộc lộ rõ những khía cạnh khác nhau trong con người mình.

Khi nhìn nhau từ xa, chúng ta thường chỉ thấy những nét đẹp, những điểm tốt, nhưng khi ở sát gần bên nhau, nói chuyện hàng ngày, thân mật với nhau hơn một chút, tham gia vào đời sống xã hội của đối phương, có thể bạn sẽ thấy nhiều hơn những góc khuất chưa từng biết tới.

“Tìm hiểu” và “hẹn hò” vốn là hai chu trình nối tiếp nhau, đẩy mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn đến gần ranh giới của cam kết trọn đời. Tuy vậy đừng vội nhầm tưởng rằng hai yếu tố ấy chính là dấu hiệu của một tình yêu lâu dài mà ngộ nhận về tình cảm của chính mình cũng như “nhốt” ai đó vào cái lồng của những quy tắc bất thành văn.

Tìm hiểu ai đó là khi bạn bắt đầu những cuộc gặp gỡ, những buổi dạo phố cuối tuần hay những lần café trò chuyện về cuộc sống, thậm chí là trao cho nhau những nụ hôn ngọt ngào và những cái ôm ấm áp.


Thậm chí “tình một đêm” cũng có thể được liệt vào giai đoạn “tìm hiểu”, bởi lẽ đó đơn thuần là phép thử về mặt cảm xúc để "đo" sự phù hợp giữa hai người
Thậm chí “tình một đêm” cũng có thể được liệt vào giai đoạn “tìm hiểu”, bởi lẽ đó đơn thuần là phép thử về mặt cảm xúc để “đo” sự phù hợp giữa hai người

Trong quan niệm phương Tây, khi “tìm hiểu” người ta khám phá về nhau nhưng không đưa ra bất kì một cam kết nào cả. Bởi nếu trong quá trình “tìm hiểu” đó, một trong hai người cảm thấy lực hút mạnh mẽ hơn từ người thứ ba, hoặc cảm thấy có bất đồng về lối sống, có nghĩa rằng tình cảm của cả hai người là không đủ vững chắc để bước sang giai đoạn cao hơn, khi ấy “tìm hiểu” thất bại, cả hai vui vẻ chia tay.

Thậm chí “tình một đêm” cũng có thể được liệt vào giai đoạn “tìm hiểu”, bởi lẽ đó đơn thuần là phép thử về mặt cảm xúc, không có nghĩa là vì chuyện đó mà chúng ta nhất định phải gắn bó với nhau cả đời.  

Chỉ khi nào cả hai xác định muốn ở bên nhau lâu dài thì từ “tìm hiểu” mới được nâng lên thành “hẹn hò”, là khi mối quan hệ được công khai với gia đình, bạn bè. Ở giai đoạn này, sự cam kết giữa các cặp đôi mới trở nên khăng khít hơn, người ta ngừng việc liếc ngang liếc dọc, tìm kiếm thêm một cơ hội khác để chăm chút cho một mối quan hệ lâu dài.

Tuy nhiên, với những định kiến quá khắt khe của người Châu Á mà chúng ta nhiều lúc đi ngược, nói yêu trước, rồi mới tìm hiểu nhau. Chúng ta mặc định rằng một khi đã dành cho nhau những cử chỉ thân mật, như ôm hôn, nắm tay, đưa đón thì gọi đó là “hẹn hò”, là tình yêu, cũng tự áp vào đầu mình suy nghĩ từ ngay về sau người ấy chỉ thuộc về mỗi ta.

Chính sự vội vã đó khiến ta dựng lên những rào cản, những sợi dây trói buộc mà đốt cháy mất giai đoạn “tìm hiểu” xem thực sự cả hai người có hợp tính tình, hoàn cảnh, phong cách sống hay không.


Nếu mối quan hệ đã không hài hòa, có gì sai khi ta từ chối một người không hợp? 
Nếu mối quan hệ đã không hài hòa, có gì sai khi ta từ chối một người không hợp? 

Khi vứt bỏ giai đoạn “tìm hiểu” là bạn bỏ mất cơ hội cho mình và đối phương vui vẻ lùi bước. Bởi do đã có lòng chiếm hữu, khi mất đi sẽ cảm thấy hụt hẫng, đau khổ hơn lúc bạn xác định tư tưởng rằng đang “thử” một mối quan hệ mới xem có phù hợp hay không.

Nếu mối quan hệ đã không hài hòa, có gì sai khi ta từ chối một người không hợp? Có gì sai khi ta lùi bước để đi tìm một nửa đích thực?

Tìm hiểu nhiều người một lúc để gạn lọc ra một người phù hợp là điều hợp lẽ, chẳng có gì là xấu, chúng ta chỉ xấu khi yêu một lúc quá nhiều người, cam kết với họ nhưng lại gian dối lợi dụng tình cảm của người ta.

Nếu bạn đang phải lòng một ai đó và muốn tiến lại gần với người ấy, tôi khuyên bạn nên dành thời gian để tìm hiểu trước đã, hãy cho mình một khoảng trống để nếu không hợp còn có thể lùi lại trước khi mọi chuyện đi quá xa. Đừng sớm vội vướng mình vào những cam kết, thề hẹn, vẽ chuyện trăm năm bởi sợi dây bạn giăng ra, có thể khiến bạn ngã sấp mặt vào một lúc nào đó.

Để mau chóng thỏa mãn mình, người ta thường hấp tấp vội vàng, còn muốn tìm một hạnh phúc, người ta sẽ đi rất chậm để biết chắc chắn đó là người có thể sống chung với mình tới trọn đời trọn kiếp.

Ảnh: Internet

Rate this post

Viết một bình luận