Tìm hiểu về Nasi Lemak – món ăn “quốc bảo” của Malaysia | Justfly.vn

Nasi Lemak có hương vị nổi tiếng không chỉ trong phạm vi riêng Malaysia hay khu vực châu Á mà thậm chí còn là trên phạm vi toàn thế giới là điều không có gì phải bàn cãi, thế nhưng điều vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi đối với các thực khách và những nhà nghiên cứu ẩm thực đó chính là liệu Nasi Lemak có thật sự xuất phát từ Malaysia hay không, vì Singapore – hàng xóm của Malaysia có nó, và Indonesia cũng có một biến thể khác từ chính phiên bản gốc của Nasi Lemak. Vậy thật ra nguồn gốc của món ăn này thật ra từ đâu là điều vẫn khiến mọi người quan tâm.

Tuy nhiên, quả thật chúng ta chẳng thể tìm ra được một “tờ giấy khai sinh” nào để chứng minh được nguồn gốc chính xác của Nasi Lemak cả, ngoại trừ một lời khẳng định của nhà sử học di sản Ahmad Najib “Nadge” Ariffin nói với The Star rằng món ăn này có khởi nguồn bắt đầu từ khu vực bờ biển phía tây của bán đảo Malaysia.

Bên cạnh đó, cũng theo Nadge – một chuyên gia và nhà nghiên cứu về văn hoá, truyền thống và di sản ở khu vực Đông Nam Á đồng thời cũng là người sáng lập Học viện Phát triển Nusantara, Geocultures & Ethnolinguatics, khẳng định rằng Nasi Lemak chắc chắn bắt nguồn từ chính xã hội Malay tại khu vực Đông Nam Á. Theo ông, “người Malay thuộc tuýp người cực cơ động và linh hoạt, chính vì thế nên khái niệm ‘cơm dừa’ chính là một phát minh của họ và đã chậm rãi lan rộng trong khắp cộng đồng người Malay khác nhau.”

Ngoài ra, cũng theo Nadge, ông cho rằng “bờ biển phía đông chính là khu vực có được sự bảo tồn văn hoá tốt nhất đất nước, đồng thời đây cũng chính là nơi có những món cơm truyền thống, đặc trưng riêng của mình với những hương vị thơm ngon, đặc biệt và nổi bật từ cá, khác biệt hẳn với những món ăn khác tại Malaysia, ví dụ như Nasi Dagang và Nasi Kerabu.”

Ngoài ra, một trong những ghi chép về Nasi Lemak xuất hiện sớm nhất đó chính là trong một bài nghiên cứu, sau này được biên soạn thành một cuốn sách có tựa đề là The Circumstances of Malay Life của Sir Richard Olaf Winstedt, một học giả người Anh, đồng thời cũng là người có niềm đam mê với văn hoá dân gian Malayan cũng như lịch sử và ngôn ngữ của họ. Và khi ông được trao bằng Tiến sĩ Luật danh dự của Đại học Malaya vào năm 1951, Nasi Lemak cũng đã được tờ báo The Straits Time ghi nhận rằng nó đã tồn tại tại khu chợ Malay Kuala Lumpur tại Kampong Bahru. Chính điều này khiến chúng ta càng có thêm cơ sở tin rằng nguồn gốc thật sự của Nasi Lemak bắt nguồn từ Malaysia.

Rate this post

Viết một bình luận