Cá ngựa ăn được không – Các bài thuốc dành cho phụ nữ
Từ xa xưa, cá ngựa là một trong những dược liệu quý được dâng vào triều đình để bồi bổ cơ thể cho vua chúa. Hiện nay, với công dụng của cá ngựa, ngày càng có nhiều người tin dùng dược liệu này để điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng, những bài thuốc từ và cá ngựa khô giá bao nhiêu tại bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về cá ngựa, những thông tin cơ bản
Cá ngựa (hải mã) là động vật nước mặt, có hình dạng lạ mắt và độc đáo, thường sống ở đại dương. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác biệt so với các loại cá thông thường khác. Dưới đây là những thông tin về dược liệu cá ngựa:
- Tên dược liệu: Cá ngựa.
- Tên gọi khác: Hải mã, hải long, thủy mã.
- Tên gọi theo khoa học: Hippocampus Sp.
- Thuộc họ: Syngnathidae – Chi Hippocampus.
Đặc điểm trong môi trường tự nhiên
Hải mã mang những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Cá ngựa có tuổi thọ khá thấp, chỉ từ khoảng 1 – 5 năm và tùy thuộc vào từng loại.
- Chiều dài cơ thể từ 15 – 20cm, nhiều loại có thể dài tới 35cm. Thân màu trắng, xanh đen, vàng nâu, vàng nhạt và có mùi tanh.
- Cơ thể của loại động vật này thay đổi màu sắc theo môi trường, đôi khi có nhiều màu nhưng đôi khi lại trong suốt khó thấy.
- Phần đầu cá giống đầu ngừa, nằm ngang, vuông góc với thân. Đôi khi cá gập xuống, đỉnh đầu có gai to mọc nhô lên. Mõm cá hình trụ dài, miệng thuôn giống vòi để hút thức ăn. Cá ngựa không có răng, hai mắt trũng sâu để có thể hoạt động độc lập.
- Mình cá dẹt, hơi cong và chia thành ô nhỏ hình chữ nhật. Phần giữa cá phình to, không có vảy nhưng có gai nhọn. Thân của cá có cấu tạo khá đặc biệt, được cấu tạo bởi đốt xương vòng.
- Đuôi cá khác với các loại cá khác, có hình xoắn ốc, có khoảng 40 đốt xương và đuôi dài bằng chân, có tác dụng quấn vào tảo biển hoặc san hô để giữ cơ thể luôn thẳng đứng và tránh bị nước cuốn.
- Hải mã có đặc điểm là con đực sẽ mang thai. Trong quá trình giao phối, con cái sẽ gửi khoảng 1500 trứng vào con đực. Say 9 – 45 ngày, cá con sẽ nở, đi ra ngoài và bắt đầu quá trình sinh trưởng.
Phân loại cá ngựa
Dựa vào màu sắc và đặc điểm, người ta chia hải mã thành 5 loại:
- Hải mã gai: Đây là loại có giá trị cao về cả khoa học cũng như tính thẩm mỹ. Loại này có điểm nổi bật là có những chiếc gai lớn trên đầu, toàn thân màu nâu nhạt và thường được tìm kiếm nhiều tại các nước châu Á.
- Hải mã Indonesia: Còn có tên gọi khác là cá ngựa chúa và được tìm thấy nhiều ở vịnh và biển Indonesia. Loại này có kích thước khá lớn, chiều dài có thể lên tới 30cm. Chúng được đánh giá cao với hiệu quả bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý nam.
- Hải mã đen: Loại cá ngựa này xuất hiện nhiều ở khu vực Ấn Độ Dương, ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh thành Bắc Trung Bộ.
- Hải mã xương: Loại này sống chủ yếu ở khu vực nước ngọt, xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Á. Đặc điểm của hải mã xương là toàn thân là các đốt xương và chúng có tác dụng cải thiện sinh lý nam.
- Hải mã trắng: Chiều dài của hải mã trắng lên tới 35cm, thân được phủ một màu trắng sữa. Loại này được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế.
Cá ngựa sống ở đâu? Phân bổ như thế nào?
Loại động vật này thường được tìm kiếm nhiều ở những vùng ôn đới, nhiệt đới trên khắp thế giới. Ở các nước Đông Á, đây được xem là một loại dược liệu quý hiếm. Trên thế giới có thể tìm thấy các loại cá này ở các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Singapore, Nhật Bản…
Tại Việt Nam, cá ngựa xuất hiện nhiều ở các vùng biển: Thanh Hóa, Phú Quốc, Phú Yên, Nghệ An, Phan Rang, Quảng Ngãi…
Đánh bắt và bào chế cá ngựa khô
Hải mã thường được đánh bắt vào mùa hè hoặc mùa thu. Tại Việt Nam, phần lớn các ngư dân sẽ đánh bắt cùng các loại cá khác rồi lọc riêng lấy cá ngựa. Tất cả các loại hải mã đều có thể dùng làm dược liệu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, loại màu trắng và màu vàng là loại có nhiều dưỡng chất nhất.
Sau khi đánh bắt, việc bào chế được thực hiện như sau:
- Thu hoạch cá ngựa theo cặp, một đực một cái.
- Sơ chế sạch, tách bỏ màng da ở phía dưới và mổ bỏ hết ruột.
- Uốn cong đuôi cá, phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu.
- Khi sử dụng, có thể ngâm dược liệu với rượu trắng hoặc sao vàng và tán thành bột mịn.
Tìm hiểu và cá ngựa chữa bệnh gì?
Không hề ngẫu nhiên khi cá ngựa là loại dược liệu quý, được nhiều người tìm kiếm và sử dụng. Những ghi chép về hải mã trong đông y cũng như nghiên cứu khoa học đã kiểm chứng được công dụng cá ngựa khô. Vậy, cá ngựa trị bệnh gì và cá ngựa có tác dụng gì?
Tác dụng trong y học cổ truyền
Trong đông y, cá ngựa có vị mặn, ngọt, tính ôn và không có độc. Dược liệu được quy vào hai kinh Can và Thận. Với tính vị đó, sử dụng hải mã có tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí, tán kết tiêu viêm, hoạt huyết, tiêu báng hòn.
Theo đó, hải mã có khả năng điều trị những chứng bệnh sau:
- Cải thiện chức năng sinh lý, điều trị liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chứng di tinh ở nam giới.
- Hỗ trợ điều trị hiếm muộn, vô sinh, khó đẻ ở phụ nữ.
- Điều trị và cải thiện chứng suy nhược thần kinh.
- Tiêu viêm và chống mụn nhọt.
Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại
Trong dược liệu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe người dùng: Omega – 3, enzyme, acid amin, protein, nguyên tố vi lượng.
- Enzyme tổng hợp prostaglandin: Tác động tới quá trình sản sinh ra hormone oxytocin cho nam giới, làm ổn định nồng độ hormone trong cơ thể, “đánh thức” ham muốn tình dục, kéo dài thời gian quan hệ và làm cương cứng dương vật.
- Protein: Có khả năng chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa, kích thích tái tạo tế bào hồng cầu trong máu và giải độc.
- Enzyme: Hỗ trợ điều hòa thần kinh và cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
- DHA: Kích thích và tăng sinh tinh trùng, có khả năng cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng,
- Peptid: Có tác dụng tạo ra một hàng rào chắn để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại.
Những bài thuốc từ cá ngựa
Hãi mã là một dược liệu quý và được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền nhằm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là những bài thuốc thường được áp dụng bởi hiệu quả điều trị rất tốt.
Cá ngựa khô có tác dụng gì đối với chức năng sinh lý nam?
Chức năng sinh lý nam bị suy giảm cùng với các triệu chứng đi kèm như khó cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương… Cùng với các thành phần có lợi cho sức khỏe, cá ngựa được xem như vị cứu tinh cho đấng nam giới.
Bài thuốc 1: Hỗ trợ điều trị liệt dương do suy dương khí
Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr cá ngựa, 20gr cốt toái bổ, 20gr long nhãn, 30gr bàn long sâm và rượu trắng trên 40 độ.
Cách thực hiện:
- Sơ chế và làm sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị rồi xếp nguyên liệu vào một bình thủy tinh.
- Đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập các dược liệu.
- Đậy kín nắp và bảo quản tại hơi khô thoáng. Sau 1 tuần ngâm rượu, người bệnh có thể sử dụng.
Mỗi ngày chỉ nên dùng 20 – 40ml vào hai bữa chính. Không nên dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Bài thuốc 2: Bài thuốc điều trị liệt dương
Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr hải mã, 200gr ba kích, 100gr dâm dương hoắc và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Cá ngựa để nguyên con, sơ chế các dược liệu còn lại rồi sắp xếp vào bình rượu đã chuẩn bị.
- Đổ rượu trắng vào bình để ngập dược liệu rồi ngâm trong khoảng 1 – 2 tuần. Thời gian ngâm càng lâu, rượu thuốc càng có nhiều tác dụng.
Sử dụng không quá 30ml mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, kiên trì áp dụng trong 1 – 2 tháng sẽ thấy được hiệu quả sử dụng.
Bài thuốc 3: Điều trị di tinh, mộng tinh
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 cặp hải mã khô, 10gr câu kỷ tử, 6gr đại hồi, 6gr dâm dương hoắc và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Sơ chế hải mã cùng các dược liệu đã chuẩn bị rồi ngâm tất cả cùng với rượu trắng.
- Ngâm trong khoảng thời gian 1 tháng, có thể ngâm thời gian lâu hơn rồi sử dụng.
Mỗi ngày chỉ nên uống 20 – 30ml trong bữa cơm và dùng liên tục trong thời gian dài để thấy được hiệu quả tích cực.
Bài thuốc 4: Hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý nam
Bài thuốc này là sự kết hợp của hải mã và tắc kè cũng các dược liệu khác có tác dụng hỗ trợ tích cực quá trình điều trị yếu sinh lý, giúp bổ thận, tráng dương và kích thích ham muốn, kéo dài thời gian của “cuộc vui”.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 cặp cá ngựa, 1 cặp tắc kè, 10gr câu kỷ tử, 6gr dâm dương hoắc, 12gr khởi tử, 6gr đại hồi và rượu trắng
Cách thực hiện:
- Sơ chế các loại dược liệu thật sạch. Với cá ngựa và tắc kè, có thể ngâm nguyên con hoặc chặt ra.
- Ngâm cùng với rượu trắng trên 40 độ trong 1 tháng rồi sử dụng.
Mỗi ngày chỉ dùng nhiều nhất 30ml trong mỗi bữa ăn, liên tục sử dụng trong 1 – 2 tháng sẽ thấy được hiệu quả của hải mã.
Cá ngựa ăn được không – Các bài thuốc dành cho phụ nữ
Sử dụng cá ngựa trong những bài thuốc điều trị sinh lý nữ cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Bài thuốc 1: Tác dụng của cá ngựa – Điều trị hiếm muộn vô sinh ở nữ giới
Nguyên liệu chuẩn bị: Hải mã khô.
Cách thực hiện:
- Tán nhỏ hải mã thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ kín để sử dụng dần.
- Mỗi lần sử dụng chỉ dùng 1gr bột và hòa tan cùng nước sôi để nguội.
Mỗi ngày uống 3 lần và kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để có kết quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc 2: Hỗ trợ phụ nữ dương khí suy chậm con cái
Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr cá ngựa, 30gr nhân sâm, 20gr long nhãn, 20gr cốt toái bổ và rượu trắng.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế các dược liệu, để ráo rồi thái thành từng đoạn nhỏ.
- Ngâm cùng rượu trắng 40 độ trong khoảng 10 – 20 ngày, có thể kéo dài thời gian ngâm rượu thuốc.
Mỗi ngày chỉ dùng duy nhất 1 chén nhỏ, có thể pha thêm mật ong nguyên chất để dễ uống hơn.
Bài thuốc trị hen suyễn, phế quản
Đối với người bị hen suyễn, viêm phế quản lâu năm, khi thở thường khò khè, khó thở khi ngủ có thể dùng cá ngựa để điều trị bằng cách:
Nguyên liệu chuẩn bị: 5gr hải mã khô, 10gr đương quy.
Cách thực hiện:
- Sơ chế cá ngựa và đương quy rồi sắc cùng 200ml nước.
- Đun sôi rồi để lửa nhỏ cho tới khi chỉ còn 50ml thì lấy nước uống.
Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc và uống trong 1 lần, sử dụng cho tới khi nào các triệu chứng thuyên giảm thì dừng thuốc.
Trị chứng nổi hạch, u bướu tại vùng bụng
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 cặp hải mã khô, 50g gạo tẻ.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, hải mã đem rửa kỹ với nước sạch sau đó chặt thành các khúc nhỏ.
- Cho hải mã trộn chung cùng với gạo nếp rồi mang đi nấu cháo.
- Nêm nếm cho vừa ăn, nên ăn khi nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài những bài thuốc trên, có thể chế biến khá nhiều món ăn từ cá ngựa, có tác dụng bồi bổ cơ thể và gia tăng sức đề kháng như: cháo cá ngựa, hải mã ngầm gà trống nõn tôm…
Khi dùng cá ngựa cần lưu ý gì?
Dù mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người nhưng cá ngựa chỉ phù hợp để sử dụng cho một số nhóm đối tượng cùng liều lượng nhất định. Do vậy, để mang lại công dụng như mong đợi, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi dùng cá ngựa:
Đối tượng nên dùng:
- Nam giới mắc chứng thận hư, thận yếu hoặc gặp một số vấn đề về sinh lý khác.
- Người bị chứng ho hen, viêm phế quản.
- Phụ nữ hiếm muộn, giảm ham muốn tình dục, lãnh cảm.
- Người có thể trạng yếu, cơ thể suy nhược, thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống.
Đối tượng không nên dùng:
- Người khí nóng, đang gặp phải các vấn đề như sốt, nhiệt miệng, khát nước, viêm xoang… bởi hải mã có tính nóng, có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Không dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển và khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
- Nguời bị cảm khi dùng hải mã có thể khiến bệnh kéo dài và khó chữa hơn.
- Để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng và liều lượng trước khi dùng.
Mua cá ngựa khô ở đâu? Giá cá ngựa khô bao nhiêu 1kg?
Giá bán cá ngựa khô bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là dược liệu quý và giá bán cũng không hề rẻ. Hiện nay, giá bán trên thị trường dao động trong khoảng 250.000 VNĐ – 350.000 VNĐ/ cặp, tùy thuộc vào từng địa điểm bán. Tuy nhiên, với sự xuất hiện tràn lan hải mã trên thị trường khiến người dùng rất hoang mang khi lựa chọn dược liệu này.
Vậy, mua cá ngựa khô Hà Nội ở đâu và giá như thế nào? Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là địa chỉ cung cấp cá ngựa khô uy tín cho người tiêu dùng. Hải mã được chọn lọc từ ngư dân đánh bắt trực tiếp, đạt tiêu chuẩn về kích thước cũng như chất lượng. Quá trình bào chế và đóng gói hải mã được thực hiện trong môi trường khép kín. Hiện, cá ngựa khô tại Vietfarm được bán với giá 300.000 VNĐ/ cặp. Đặc biệt, khi mua 2 cặp trở lên, quý khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Làm sao để phân biệt cá ngựa khô thật – giả?
Với những công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh mà đặc biệt là các vấn đề về chức năng sinh lý, do đó hiện nay trên thị trường tình trạng làm giả cá ngựa vô cùng phổ biến. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn dễ dàng nhận biết đâu là cá ngựa khô thật – giả nhằm tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng.
Đặc điểm của cá ngựa khô hàng thật:
- Khi phơi khô cá ngựa sẽ có màu hơi đen hoặc vàng, bụng thon và dẹt, khúc xương và gai trên thân rõ nét, đuôi cong có hình móc câu.
- Cá ngựa vẫn cong mồm và mắt nguyên vẹn.
- Có mùi tanh đặc trưng của cá.
Đặc điểm của cá ngựa khô hàng giả:
- Thường được làm bằng nhựa để qua mắt người tiêu dùng, do đó khi đốt chúng sẽ có mùi nhựa cháy khét.
- Đối với cá ngựa đã qua sử dụng thì mắt và mồm đã bị biến dạng hoặc hỏng, phần đuôi thẳng, không cong.
- Có mùi nồng của thuốc bắc hoặc rượu.
- Với những loại cá ngựa màu vàng nhạt, bụng trương phình cũng là loại kém chất lượng do bị nhồi rau câu hoặc tiêm nước pha kim loại để tăng trọng lượng.
Cá ngựa là dược liệu quý, được nhiều người tin dùng bởi hiệu quả sử dụng mà chúng mang lại. Người bệnh khi sử dụng cần lưu ý về cách dùng, cách chế biến và những lưu ý để việc sử dụng dược liệu có được kết quả tốt nhất.