Mỗi đợt tuyển sinh THPT Quốc gia cận kề, thì việc chọn ngành nghề, chọn trường phù hợp là điều băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Đi đôi với nỗi lo đó, khá nhiều bạn trẻ đang thắc mắc không biết các nghề kỹ thuật có nên học không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trong giai đoạn xã hội phát triển theo hướng hiện đại hóa như ngày nay thì kỹ thuật là một trong những ngành nghề then chốt. Nó có thể thay thế hoàn toàn sức lao động cua con người nhưng vẫn mang lại hiệu suất cao cho công việc. Do đó, vai trò của nghề kỹ thuật đối với đời sống – xã hội vô cùng quan trọng, thậm chí là không thể thiếu.
Những điều cần biết và chú ý khi học nghề kỹ thuật
Tổng quan về nghề kỹ thuật
Nghề kỹ thuật đóng vai trò trong ngành sản xuất công nghiệp. (Nguồn: Internet).
Kỹ thuật là một lĩnh vực khá rộng lớn. Nó trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất công cụ, sản phẩm hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày. Đó là những sản phẩm sơ khai như cuốc, xẻng, kim chỉ hay đến các sản phẩm hiện đại công nghệ cao như điện thoại, máy tính, robot,…
Những người làm nghề kỹ thuật đảm nhận nhiệm vụ vận dụng những thành quả của khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất. Đồng thời họ nghiên cứu và nâng cao nhằm phù hợp với trình độ và phương thức sản xuất của mỗi cơ sở, mỗi quốc gia.
Nghề kỹ thuật đặc trưng bao gồm nhiều chuyên ngành học khác nhau như khối ngành kỹ thuật cơ khí, xây dựng, vận tải, khối ngành công nghiệp, khối ngành điện – điện tử và các khối chuyên ngành ngành liên quan đến kỹ thuật.
Mỗi chuyên ngành lại có một đặc thù riêng và áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào từng lĩnh vực cụ thể.
Tham khảo: Tips viết cv xin việc xây dựng không nhà tuyển dụng nào có thể từ chối
Những chú ý khi học nghề kỹ thuật
Học nghề kỹ thuật cần phải có các tố chất nhất định. (Nguồn: Internet).
Kỹ thuật là một ngành nghề có những yêu cầu đặc thù. Do đó, trước khi bắt đầu theo đuổi nghề này, nhân viên kỹ thuật phải tự biết mình có yêu thích và phù hợp với nó hay không. Lưu ý rằng, bạn cần phải có một số tố chất của người làm công việc thuộc khối ngành kỹ thuật như sau:
- Cần cù, khéo léo và đam mê làm việc với các thiết bị máy móc, công cụ
- Sống thực tế và biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả
- Thích sữa chữa và sáng tạo các vật dụng trong gia đình hoặc làm công việc thủ công
- Có sức khỏe tốt và thường tham gia các hoạt động thể thao
- Ngăn nắp, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm và đặc biệt luôn tuân thủ mọi quy định
- Thích làm các công việc ngoài trời hơn là việc bàn giấy
Ngoài ra, việc lựa chọn trường cơ sở đào tạo nghề kỹ thuật cũng là điều mà các bạn sinh viên cần hết sức lưu ý. Tính đến thời điểm bây giờ thì với môi trường nghiên cứu và học chất lượng và chuyên nghiệp như các trường:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội, TPHCM
- Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Đại học Đông Đô
- Cao đẳng công nghệ và thương mại
Được phần lớn phụ huynh và học sinh lựa chọn cũng như đánh giá cao.
Bạn có thể lên website chính thức của các trường hoặc hỏi thăm qua bạn bè về tiêu chí cũng như chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật ở các trường. Việc chọn đúng trường, đúng ngành sẽ tạo môi trường học tập tốt và tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Tham khảo: Danh sách việc làm Hà Nội mới nhất TẠI ĐÂY
Các công việc ngành kỹ thuật
Khối chuyên ngành Cơ khí, Xây dựng, Vận tải
Kỹ thuật cơ khí
Nghề kỹ thuật cơ khí đang trên đà phát triển. (Nguồn: Internet).
Đây là ngành ứng dụng các nguyên tắc vật lý để sáng tạo ra các thiết bị, máy móc hoặc các vật dụng cần thiết trong cuộc sống. Kỹ thuật cơ khí áp dụng các nguyên lý về định luật bảo toàn khối lượng, năng lượng và nhiệt động lực họ. Điều này sẽ giúp phân tích các hệ động tĩnh trong vật lý nhằm phục vụ công việc thiết kế trong lĩnh vực ô tô, máy bay, thiết bị sản xuất, vật dụng gia đình, …
- Thiết kế, lập bản vẽ, tiến hành lắp đặt, vận hành các thiết bị máy móc tại các công trình, nhà máy, công ty chuyên về cơ khí
- Chuyên viên tư vấn và thiết kế các thiết bị cơ khí
- Lập trình và gia công máy CNC
- Cán bộ điều hành và quản lý kỹ thuật tại đơn vị kinh doanh, sản xuất dịch vụ cơ khí phục vụ quốc phòng an ninh như ô tô, hàng không, tàu thủy.
Tìm hiểu thêm về chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại đây:
Kỹ thuật chế tạo máy
Ngành kỹ thuật chế tạo máy có liên quan mật thiết đến ngành Cơ khí. Phần lớn các kiến thức và kỹ năng chuyên môn của ngành cơ khí đều là nền tảng vô cùng cần thiết cho ngành này. Chế tạo máy là ngành sáng tạo ra các loại thiết bị máy móc thành tư liệu sản xuất nhằm phục vụ đời sống con người.
Tìm hiểu chi tiết ngành kỹ thuật chế tạo máy:
Nhu cầu về thiết bị, máy móc để phục vụ sản xuất công nghiệp hiện đại đang rất lớn. Do đó, cơ hội làm việc có các kỹ sư chế tạo máy cũng rộng mở. Những vị trí công việc mà các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhận cũng tương tự như các kỹ sư cơ khí khác. Cụ thể bao gồm: Kỹ thuật chế tạo máy có liên quan đến ngành cơ khí. (Nguồn: Internet).
- Thiết kế, xây dựng bản vẽ kỹ thuật cho các thiết bị máy móc sản xuất như máy sản xuất bánh kẹo, đóng hộp, đóng chai, máy sản xuất mì ăn liền, máy thu hoạch nông nghiệp.
- Tham gia cùng với bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí
- Thi công, vận hành và giám sát quá trình thiết kế
- Tiến hành lắp đặt các máy móc, thiết bị cơ khí cho công trình, nhà máy,…
- Thiết kế và gia công sản phẩm vật liệu hàn phay
- Lập trình gia công loại máy CNC
Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô
Ngành kỹ thuật ô tô bao gồm các kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực như cơ khí, công nghệ chế tạo máy, tự động hóa, điện – điện tử, sử dụng và quản lý hiệu quả dịch vụ kỹ thuật ô tô như lắp ráp, sản xuất, cải tiến phụ tùng và nâng cao hiệu suất.
Sau khi ra trường, sinh viên có thể tìm việc làm ở các vị trí như giám sát sản xuất phụ kiện, phụ tùng cho ô tô, kỹ sư vận hành máy động lực cho các nhà máy sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, nhân viên kinh doanh tại các công ty chuyên về ô tô, …
Đừng bỏ lỡ: Các mẫu CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay
Kỹ thuật luyện kim
Công việc của ngành kỹ thuật luyện kim. (Nguồn: Internet).
Luyện kim là ngành thuộc về khoa học – kĩ thuật và công nghiệp chế tạo các kim loại từ quặng và các loại nguyên vật liệu khác. Công việc của ngành này chủ yếu là chế biến và gia công kim loại, hợp kim bằng cách biến đối các thành phần cấu trúc và khóa học để cho ra những tính chất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Công việc của người làm về lĩnh vực luyện kim vô cùng đa dạng. Bạn có thể là nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên, kỹ sư luyện kim, nhà tư vấn hay nhà quản lý, chuyển giao công nghệ,…
>> Tìm hiểu thêm
Kỹ thuật điện lạnh
Khi theo học chuyên ngành điện lạnh, bạn sẽ được đào tạo kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về điện lạnh. Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải kỹ năng tham gia thiết kế, lắp đặt hệ thống điện lạnh tại các nhà máy, công xưởng, công ty hoặc nhà riêng.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể triển khai các công việc liên quan như sửa chữa, cải tiến, bảo trì hệ thống thiết bị điện lạnh công nghiệp và gia đình.
Chi tiết ngành kỹ thuật điện lạnh:
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực chuyên về thiết kế, tư vấn , thi công và tổ chức quản lý giảm sát, nghiệm thu các công trình công nghiệp, công trình dân dụng như nhà xưởng, trường học, trung tâm thương mại, công viên, nhà cao tầng,..
Hiện tại, các kỹ sư xây dựng đảm nhận các công việc trong công xưởng, ngoài công trường hoặc bàn giấy trong văn phòng. Theo đó, trong công xưởng có những vị trí như kỹ sư quản lý chất lượng và kỹ sư giám sát nội bộ.
>> Tìm hiểu thêm về ngành kỹ thuật xây dựng
Đối với công việc ngoài công trường phổ biến bao gồm kỹ sư phụ trách công việc thiết kế, thi công, quản lý, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng. Còn trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có thể đảm nhận nhiệm vụ chuyên viên tư vấn, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán và thẩm tra thiết kế tại các tập đoàn, công ty xây dựng,…
Kỹ thuật giao thông
Đây là chuyên ngành học về lĩnh vực thi công, thiết kế, khai thác và quản lý các công trình giao thông nhằm phục vụ đời sống con người như: đường bộ, đường sắt, đường cao tốc, đường sắt, cầu, hầm,…
Các kỹ sư học chuyên ngành này sau khi ra trường có thể làm việc tại các công ty chuyên về xây dựng cầu đường, công ty thuộc về lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng, công ty giám sát quản lý và sữa chữa các công trình giao thông,…
>> Tìm hiểu trường đào tạo ngành kỹ thuật giao thông
Kỹ thuật trắc địa, mỏ
Kỹ thuật trắc địa, mỏ là chuyên ngành liên quan đến đo đạc, phân tích và cập nhập các thông tin về đặc điểm vật lý của môi trường xây dựng và trái đất. Nó bao gồm các thiết bị được lắp đặt trên mặt đất, trên các tàu thuyền hoặc các bộ cảm biến trên máy bay, vệ tinh chuyển động trên trái đất.
Các kỹ thuật viên trắc địa, mỏ đảm nhận nhiệm vụ đo đạc số liệu chính xác nhằm xác định giới hạn cho các công trình. Họ là những người đưa các thông tin có liên quan đến các đường viền phân cách và hình dạng trên bề mặt Trái Đất để lập bản đồ và thực hiện dự án xây dựng.
> Các thông tin liên quan tới ngành kỹ thuật trắc địa, mỏ. <
Trong công việc, kỹ sư trắc địa, mỏ sẽ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để thu thập chính xác các số liệu toạ độ của hiện trạng mặt đất ở một số điểm. Bên cạnh đó, công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng cho phép thu thập hình ảnh trực quan thông qua biểu đồ, báo cáo,…
Kỹ thuật hàng hải
Kỹ sư hàng hải làm nhiệm vụ thiết kế, điều hành, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị bộ phận máy móc trên tàu biển. Họ là những người chịu trách nhiệm giám sát và điều hành hệ thống các thiết bị lái, động cơ nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động cho các loại máy móc trên tàu biển. Hơn nữa, các kỹ sư cũng thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ cho việc vận hành trên tàu.
>> Kỹ thuật hàng hải là gì?
Khối chuyên ngành Công nghiệp
Công nghệ da giày
Đây là chuyên ngành học về nghiên cứu phát triển sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giày da. Sinh viên theo học nghề này sẽ đảm nhận công việc như:
- Nghiên cứu, thiết lập và phân tích quy trình sản xuất giày da.
- Thực hiện quy trình sản xuất theo từng dây chuyền công nghệ để tạo ra các sản phẩm giày da hoàn chình.
- Tiến hành kiểm soát và theo dõi chất lượng sản phẩm.
- Xác định giới hạnh nguyên liệu, giá thành, thời gian sản xuất.
- Lập kế hoạch quản lý và tổ chức sản xuất đơn hàng
- Thiết kế rập và cắt rập các sản phẩm thuộc lĩnh vực giày da theo yêu cầu.
>> Xem thêm ngành công nghệ da giày
Công nghệ kỹ thuật in
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật – công nghệ in có thể đảm nhận các công việc như:
- Cán bộ điều hành sản xuất và quản lý tại các công ty xuất bản tạp chí, sách, bao bì, …
- Chuyên viên kỹ thuật cho các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn thuộc lĩnh vực in ấn.
- Chuyên gia tư vấn về thiết kế trong các lĩnh vực xuất bản và phát hành.
- Cán bộ, giảng viên nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu.
>> Tìm hiểu thêm công nghệ kỹ thuật in
Khối chuyên ngành điện, điện tử
Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện là chuyên ngành nghiên cứu và áp dụng các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực. điện và điện tử. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn lắp đặt, thiết kế, vận hành, bảo dưỡng mạng lưới điện tại nhà máy điện, công ty điện lực, trạm biến áp, khu công nghiệp, khu dân cư, …
Bạn có thể làm cán bộ nghiên cứu tại các đơn vị sản xuất công nghiệp điện tử hóa, tự động hóa, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, …
> Công nghệ kỹ thuật điện là gì? Cơ hội việc làm của công nghệ kỹ thuật điện.
Kỹ thuật điện tử
Công việc xây dựng các hệ thống điều khiển đó là nhiệm vụ của kỹ sư điện tử. (Nguồn: Internet).
Với sự phát triển của kinh tế – xã hội, các nhà máy sản xuất hiện nay đều có xu hướng tự động hóa hệ thống máy móc điều khiển. Công việc xây dựng các hệ thống điều khiển đó là nhiệm vụ của kỹ sư điện tử.
Ngoài ra, học còn có thể thực hiện công tác tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, kỹ sư điện tử cũng có thể làm cán bộ trong các tổng cục điện tử Việt Nam, ngành bưu chính viễn thông và các công ty trực thuộc, …
Tìm hiểu ngay về kỹ thuật điện tử
Kỹ thuật máy tính
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, sinh viên có thể làm các công việc như:
- Lập trình viên các phần mềm trên điện thoại di động, hệ thống vi xử lý điều khiển trong các đồ điện dân dụng, xe ô tô, hệ thống công nghiệp, …
- Kỹ sư chịu trách nhiệm thiết kế mạch điện tử, con chip, vi mạch, mạch điều khiển,…
- Đảm nhận công việc liên quan đến công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp, cơ quan,…
Xem thêm kỹ thuật máy tính tại đây.
Kỹ thuật tự động hóa
Đúng như tên gọi, đây là ngành thực hiện công việc điều điều khiển các dây chuyền sản xuất một cách tự động hóa trong các xí nghiệp, nhà máy.
Đây là cơ sở nền tảng để đảm bảo việc điều khiển cho quy trình sản xuất hoạt động chính xác và mang lại hiệu suất cao. Nhờ có các mạch điều khiển, mạch vi điên tử mà quá trình tự động hóa các máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp diễn ra đơn giản.
>> Tự động hóa là gì? Công việc liên quan tới tự động hóa
Khối chuyên ngành liên quan
Kỹ thuật nông nghiệp
Nếu như theo đuổi ngành kỹ thuật nông nghiệp, có 2 chuyên ngành cho bạn đó là kỹ sư chăn nuôi và kỹ sư trồng trọt. Kỹ sư trồng trọt sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu về các loại cây trồng để cho ra những giống lai tạo tốt, xem xét tình trang phát triển từ yếu tố dinh dưỡng như nước, đất, nhiệt độ cho đến những rủi ro như côn trùng, bệnh, cỏ dại,…
Kỹ sư chăn nuôi lại tập trung đến các loài vật nuôi, gia súc, … để tìm ra phương pháp chăm sóc và phối giống nhằm mang lại hiệu suất cao.
>> Tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nông nghiệp.
Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là một ngành nghề mới hiện nay. (Nguồn: Internet).
Đây là chuyên ngành về lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản đồng thời kiểm tra chất lượng trong quy trình chế biến thực phẩm. Ngoài ra, những người làm trong linh vực công nghệ thực phẩm sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới, vận hành quá trình sản xuất để tạo ra nguyên vật liệu, dược phẩm mới,.. Công nghệ thực phẩm được ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm, đồ ăn thức uống,…
>> Thông tin cần thiết cho ngành công nghệ thực phẩm
Kỹ thuật vận hành máy móc
Nghề kĩ sư vận hành máy móc là đảm bảo cho các thiết bị luôn được hoạt động liên tục thông qua hệ thống phần mềm để giám sát. Đây là một công việc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tiến bộ và phát triển của các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất.
>> Thông tin ngành kỹ thuật vận hành máy móc không phải ai cũng biết
Xem thêm bài viết khác:
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thể hiểu được các ngành nghề kỹ thuật và lựa chọn được cho mình ngành nghề phù hợp nhất với bản thân. Chúc các bạn thành công.
5
(100%)
2
Đánh giá