Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa, mỗi loại đều có những thành phần, hàm lượng dinh dưỡng khác nhau và đặc trưng. Bài viết này AVI xin giới thiệu đến bạn đọc về sự khác nhau của các loại sữa trên thị trường để bạn đọc có cái nhìn khách quan và dễ dàng lựa chọn đúng loại sữa mình mong muốn nhé.
Whole Milk Là Gì?
Whole milk hay còn được gọi là sữa tươi nguyên chất. Như tên gọi của mình, Whole milk là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, trải qua quá trình tiệt trùng và xử lý mà không thêm bất cứ chất gì và chứa hàm lượng chất béo khoảng 3,5% – 5 %. Ngoài việc là nguyện liệu quen thuộc và không thể thiếu trong một số công thức làm bánh thì Whole milk còn có thể làm sữa chua hoặc uống trực tiếp như sữa tươi bình thường.
Hiện nay, Whole milk được bày bán khá phổ biến. Nếu cần, bạn có thể tìm Whole milk ở bất kỳ siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh nào. Giá thành Whole milk trên thị trường đang giao động khoảng chừng 250.000 – 320.000 VND/1kg.
Lợi ích của sữa tươi nguyên chất: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nhờ hàm lượng Protein lớn nên sữa tươi nguyên chất giúp làm giảm huyết áp, tăng cường hoạt động của tim và mạch máu. Làm chắc răng: Cung cấp Canxi cần cho sự phát triển của răng, bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng.
Sữa ít béo (low fat milk) là gì?
– Sữa ít béo Hay còn được gọi là low – fat milk. Nếu như Whole milk có hàm lượng chất béo là từ 3,5% – 5 % thì loại này chỉ có 1,5% – 1,8% mà thôi. Đa phần, sữa ít béo thường được dùng để uống trong quá trình giảm cân và ít khi sử dụng trong làm bánh.
Chất béo là một trong những dưỡng chất quan trọng, cung cấp năng lượng mỗi ngày. Thế nhưng, chất béo cũng là nguyên nhân của hiện tượng béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Những chất béo gây ra tác dụng nhuw vậy, ta gọi đó là chất béo có hại.
Chất béo có hại là chất béo đồng phân trans gây tăng cholesterol có hại, giảm cholesterol có lợi. Chất béo có lợi là các chất béo bão hòa, giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin và dưỡng chất. Omega 3 là loại chất béo bão hòa tốt nhất hiện nay. Do cơ thể không tự sản sinh omega 3.
Sua Fat Low có nghĩa là “ít béo”, nhưng cụ thể và chính xác hơn là ít chất béo có hại. Chất béo trong sữa là omega 3 và các chất béo bão hòa tốt cho hấp thụ dưỡng chất. Omega 3 giúp cơ thể bé khỏe mạnh, chống lại các vấn đề bất thường về tim mạch. Sữa giúp tăng cân an toàn tuyệt đối cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
Sữa tách béo (skim milk) là gì?
Sữa tách béo Đúng như tên gọi, loại sữa này trong quá trình sản xuất sẽ được tách bỏ hoàn toàn chất béo, chỉ giữ lại khoảng 0,5% – 0,9%, thậm chí là thấp hơn. Vì có lượng chất béo thấp như vậy nên sữa tách béo thường được dùng để làm bánh ngọt cho người giảm cân và là thực phẩm quen thuộc của người béo.
Trong Skim Milk lượng cholesterol, calorie và chất béo rất thấp. Như đã nói qua ở trên, tỷ lệ chất béo sẽ dao động từ 0 đến 0.5% trong Skim Milk trong khi ở sữa tươi là 3.25%. Trong 1 cốc sữa nước Skim Milk (khoảng hơn 300ml) chứa 5 mg cholesterol trong khi sữa tươi nguyên chất thì có tới 24 mg cholesterol.
Skim Milk giàu protein, can-xi, ma-gie, phốt pho, kali, kẽm… Các loại vitamin A, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B6, B12 có trong Skim Milk nhưng ít hơn các loại sữa thông thường nhiều và thường được bổ sung bằng cách thêm vitamin tổng hợp.
Các Sản Phẩm Khác Từ Sữa
Ngoài Whole milk, low fat milk, và skim mlik, hiện trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ sữa. Nếu là người làm bánh chuyên nghiệp thì bạn cần hiểu rõ từng loại, phân biệt được chúng và biết cách sử dụng phù hợp. Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này.
– Buttermilk Buttermilk là loại sữa có vị chua và được thu từ quá trình làm bơ. Sau giai đoạn đánh whipping cream bị tách nước thì bạn sẽ thu được loại này. Buttermilk thường được sử dụng để thay thế các loại sữa có vị chua trong công thức lám bánh và cả nấu ăn.
– Sữa không chứa lactose Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa bò. Vì có một số bộ phận người bị dị ứng với chất này nên trong quá trình sản xuất, người ta sẽ tách ra khỏi sữa và hình thành nên loại sữa không chứa Lactose. Sản phẩm không chỉ dành riêng cho những người bị dị ứng với Lactose mà còn có thể được sử dụng để nấu ăn và làm bánh.
– Sữa bột Khác với nhiều loại sữa thông thường, sữa bột sẽ không ở dạng lỏng mà sẽ tồn tại ở dạng bột. Hiện trên thị trường, loại sữa này có giá thành tương đối rẻ và cũng được sử dụng nhiều trong các công thức làm bánh, giúp tăng hương vị cũng như độ béo.
Tổng kết lại:
– SỮA TƯƠI – FRESH WHOLE MILK: đuợc vắt trực tiếp từ bò, hàm luợng chất béo: 3.5%, còn lại là nuớc (88%) và các chất dinh duỡng khác (8.5%)
– SỮA TIỆT TRÙNG – PASTEURIZED MILK: sữa tuơi đuợc đun sôi và làm nguội để diệt vi khuẩn. Phần lớn các lọai sữa bán trên thị truờng đều phải qua tiệt trùng.
– SỮA ÍT BÉO – SEMI-SKIM MILK/LOW-FAT MILK: sữa tuơi đã qua tịêt trùng và bỏ bớt luợng chất béo, chỉ còn khỏang 0.5-3%
– SỮA KHÔNG BÉO – SKIM MILK/ NONFAT MILK: sữa đã đuợc khử trùng và hàm lụơng chất béo chỉ còn duới 0.5%
-…vv
Trên đây là những thông tin về Whole milk, low fat milk, skim milk và các sản phẩm khác từ sữa. Hy vọng, với bài viết này AVI sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách phân biệt cũng như nắm được một số đặc trưng cơ bản của các các sản phẩm từ sữa để có thể phân biệt và sử dụng đúng cách.