1. Quy định mới, sửa đổi, bổ sung về điều kiện đăng ký dự tuyển, cách tính điểm ưu tiên trong tuyển dụng công chức
Một là
, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
So với Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP vẫn giữ nguyên điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật CBCC, bổ sung thêm nội dung “không thấp hơn tiêu chuẩn chung” và sửa đổi câu chữ liên quan đến hình thức đào tạo nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc “không phân biệt loại hình đào tạo” và yêu cầu cơ quan sử dụng công chức phải “báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định” thay bằng quy định: “báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng” như trước đây.
Hai là
, thay đổi về điểm ưu tiên khi tuyển dụng công chức
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP vẫn quy định các trường hợp ưu tiên trong tuyển dụng công chức được cộng 7,5 điểm; 05 điểm và 2,5 điểm khi thi tuyển hoặc xét tuyển, tuy nhiên so với quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì quy định mới có điều chỉnh đối tượng được cộng điểm ưu tiên 05 điểm và 2,5 điểm, cụ thể:
– Giữ nguyên đối tượng được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2, bao gồm Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP);
– Điều chỉnh đối tượng được cộng 05 điểm vào kết quả điểm vòng 2, gồm: sửa thuật ngữ quy định đối tượng “quân nhân chuyên nghiệp” thành “quân nhân chuyên nghiệp phục viên; bỏ đối tượng “con của người hoạt động Cách mạng trước Tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước)”; bổ sung thêm đối tượng “học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị”. Cụ thể, đối tượng được cộng 05 điểm vào kết quả điểm vòng 2 theo quy định hiện hành tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, bao gồm: “Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động”.
– Điều chỉnh đối tượng được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2: sửa nhóm đối tượng hoàn thành: “nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân” thành hoàn thành “nghĩa vụ tham gia công an nhân dân”; bỏ đối tượng được cộng điểm ưu tiên là “đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ”. Cụ thể, đối tượng được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 theo quy định hiện hành tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, bao gồm: “Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong”.
2. Quy định mới, sửa đổi, bổ sung về kỳ thi tuyển dụng công chức
Một là,
sửa đổi nội dung của vòng 1 thi tuyển công chức
Vòng 01 của kỳ thi tuyển công chức là thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung, nội dung thi vòng 01 có một số điểm mới như sau:
* Đối với môn thi kiến thức chung:
Hiện nay, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định môn thi kiến thức chung gồm 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút.
Trước đây, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP quy định đối với môn kiến thức chung thi 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút.
Như vậy, so với quy định của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP vẫn giữ nguyên số lượng câu hỏi, thời gian thi đối với môn kiến thức chung, chỉ sửa đổi một phần của nội dung thi đối với môn kiến thức chung, thay thế nội dung thi: “chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển” bằng nội dung “các kiến thức khác để đánh giá năng lực” (điểm b khoản 1 Điều 8).
* Đối với môn thi ngoại ngữ:
– Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định thi 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút. Như vậy, so với quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định “Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 01 quy định tại Điều này”.
– Các trường hợp miễn thi:
Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, đó là:
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển (trước đây chỉ quy định “có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ);
+ Có bằng tốt nghiệp cùng hoặc cao hơn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam (trước đây có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam);
+ Nếu dự tuyển để công tác ở vùng dân tộc thiểu số thì phải có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số (trước đây quy định là chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận). Yêu cầu đối với chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 34/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
* Đối với môn thi tin học:
Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định môn tin học thi 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm trong 30 phút.
– Tương tự như đối với môn thi ngoại ngữ, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định “đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ ở vòng 01”.
– Miễn thi tin học với người có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin (trước đây quy định có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán – tin trở lên).
Có thể thấy, nội dung thi tuyển tại vòng 01 kỳ thi công chức có nhiều quy định mới hoặc được sửa đổi, bổ sung so với trước đây không chỉ về các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học mà cả phần thi kiến thúc chung.
Hai là,
có thể kết hợp thi viết và phỏng vấn tại vòng 2 kỳ thi công chức
Không chỉ vòng 01 mà tại vòng 02 của kỳ thi tuyển công chức cũng có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là Nghị định số 138/2020/NĐ-CP bổ sung thêm một hình thức thi đối với môn nghiệp vụ chuyên ngành. Nếu như trước đây khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định việc thi vòng 02 chỉ gồm thi phỏng vấn hoặc thi viết thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm 01 hình thức là kết hợp phỏng vấn và viết, cụ thể:
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết. Theo đó, việc thi kết hợp phỏng vấn và viết được hướng dẫn như sau:
– Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút;
– Thang điểm: Tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải đảm bảo có tổng là 100 điểm.
Ba là,
thời gian chuẩn bị trước khi thi phỏng vấn ở vòng 2 kỳ thi tuyển
Quy định về thời gian chuẩn bị trước khi phỏng vấn là một trong những nội dung mới đáng chú ý được bổ sung tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể, trước khi thi phỏng vấn ở vòng 2 trong kỳ thi tuyển công chức, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị (điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP). Trước đây, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP chưa quy định về thời gian chuẩn bị trước khi thi phỏng vấn.
Quy định này cũng áp dụng với thời gian phỏng vấn tại vòng 02 phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng tại kỳ xét tuyển công chức (điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP về nội dung, hình thức xét tuyển công chức). Như vậy, có thể thấy, dù thi tuyển hay xét tuyển công chức thì thí sinh cũng chỉ có không quá 15 phút để chuẩn bị trước khi phỏng vấn.
3. Quy định mới, sửa đổi, bổ sung về hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng công chức và gia hạn nhận việc sau khi có quyết định tuyển dụng
Một là
, sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thiện giấy tờ trong hồ sơ tuyển dụng công chức
Việc hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng được quy định chi tiết tại Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng gồm:
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có). Trong đó, không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nếu có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học tương ứng yêu cầu vị trí việc làm và được miễn ngoại ngữ, tin học;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trong khi trước đây, hồ sơ tuyển dụng được quy định tại thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, như sau: Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển theo quy định và nhận quyết định tuyển dụng.
Hai là
, bổ sung quy định mới về gia hạn nhận việc
Khoản 2 Điều 17 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đồng ý gia hạn”. Theo đó, hiện nay, Chính phủ không giới hạn thời hạn xin gia hạn để công chức trúng tuyển đến nhận việc như quy định trước đây tại
4. Sửa đổi, bổ sung đối tượng được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển công chức
Trước đây, khoản 2 Điều 37 Luật CBCC 2008 chỉ quy định một nhóm đối tượng được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển, đó là: “Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này
Hiện nay, theo quy định mới tại khoản 5 Điều 1 Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC 2008 và Luật Viên chức 2019 thì có 03 nhóm đối tượng được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển công chức, cụ thể như sau:
Một là
, sửa đổi nhóm đối tượng liên quan đến khu vực, địa bàn được xét tuyển công chức. Theo đóquy định : “Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển” (khoản 2 Điều 36 Luật CBCC 2008), đã được sửa đổi thành: “Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” (điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP) thì được tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển.
Hai là
, bổ sung thêm hai nhóm đối tượng được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển công chức gồm: (1) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; và (2) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Hai nhóm đối tượng này được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển dựa trên những lý do sau đây:
Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong tuyển dụng công chức đối với nhóm đối tượng là người học theo chế độ cử tuyển: Chính sách cán bộ đối với người dân tộc thiểu số là một nội dung trọng yếu trong chính sách dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng; chính sách không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền tham chính, quyền bình đẳng của đồng bào các dân tộc mà còn tạo ra yếu tố nội lực thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển. Để tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, ngày 14/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; sau đó, Nghị định này được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chính sách đào tạo cử tuyển ban hành trước đây bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập giữa đào tạo với nhu cầu tuyển dụng, dẫn đến sinh viên cử tuyển đào tạo ra nhiều nhưng không bố trí được việc làm; bất cập trong quy hoạch và cơ cấu cán bộ theo dân tộc và ngành nghề đào tạo, dẫn đến sinh viên cử tuyển dôi dư lớn nhưng cán bộ của các dân tộc có nguồn nhân lực thấp vẫn thiếu; nhiều ngành nghề rất cần thiết nhân lực tại chỗ để đảm bảo đời sống dân sinh và phát triển cho vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo lại thiếu cán bộ; chất lượng đào tạo sinh viên cử tuyển thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Trước thực trạng đó, Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực thi hành vào tháng ngày 01/7/2020) đã có một số nội dung thay đổi về công tác cử tuyển. Để hướng dẫn triển khai thực chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được quy định tại Điều 87 Luật Giáo dục 2019; ngày 08/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP Quy định về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số với các nội dung quy định về tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy trình, đào tạo và kinh phí thực hiện chế độ cử tuyển; xét tuyển, bố trí việc làm và bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo; … Nghị định số 141/2020/NĐ-CP này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/01/2021 và thay thế Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Thứ hai, tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển đối với nhóm đối tượng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng nhằm thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, qua đó đẩy nhanh tiến độ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Việc bổ sung mới nhóm đối tượng này vào diện xét tuyển công chức xuất phát từ các lý do sau đây: (i) Cơ chế tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của Luật CBCC 2008 vẫn chưa gắn thẩm quyền của người trực tiếp sử dụng công chức với thẩm quyền quyết định tuyển dụng. Quy định tuyển dụng theo quy trình thi tuyển hoặc xét tuyển hiện nay còn một số hạn chế, chưa có độ “mở” cần thiết để có thể tuyển dụng được đúng người phù hợp với công việc, đặc biệt là trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài, tạo cơ chế liên thông giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư; cơ chế cạnh tranh theo vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. (2) Về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Quá trình thực hiện cho thấy các quy định của Luật CBCC 2008 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Các quy định về thu hút nhân tài chủ yếu mới chỉ ưu tiên về tuyển dụng đầu vào mà chưa tạo cơ chế, môi trường làm việc độc lập, cạnh tranh, sáng tạo để người tài có điều kiện phát huy tài năng, sở trường trong công tác
5. Luật hóa quy định về tiếp nhận vào làm công chức
Như đã phân tích ở trên, Luật CBCC 2008 quy định việc tuyển dụng công chức thông qua hình thứcthi tuyển (khoản 1 Điều 37), ngoài ra còn có hình thức xét tuyển công chức (khoản 2 Điều 37 ). Kể từ sau khi có Luật CBCC 2008, khái niệm tiếp nhận không qua thi tuyển vào làm công chức đã được đề cập lần đầu tiên tại Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP). Kể từ ngày Nghị định số 138/2020/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật (01/12/2020), một phần của Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP sẽ bị hết hiệu lực thi hành (khoản 4 Điều 78 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).
Trình tự, thủ tục tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức đã được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, Thông tư số 06/2020/TT-BNV kể từ ngày có hiệu lực thi hành (ngày 20/01/2021) đã bãi bỏ Quy chế tổ chức thi tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Quy chế tổ chức xét tuyển công chức, viên chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và Nội quy kỳ tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư số
Như vậy, thực tế việc tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức không phải là nội dung mới, tuy nhiên, trước khi có Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 thì việc tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức (không thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển) mới chỉ được quy định ở văn bản dưới luật (Nghị định và Thông tư). Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 đã luật hóa quy định về tiếp nhận vào làm công chức không qua thi tuyển, xét tuyển với các nội dung sau đây:
Một là,
đối tượng tiếp nhận vào làm công chức được quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật CBCC
(1) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
(2) Cán bộ, công chức cấp xã;
(3) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
(4) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
(5) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Hai là,
tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận vào làm công chức:
Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận vào làm công chức được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 37 Luật CBCC
– Khoản 4 Điều 37 Luật CBCC
Hướng dẫn thực hiện khoản 4 Điều 37 Luật CBCC
– Đối với các nhóm đối tượng tiếp nhận (1), (2), (3) nêu trên phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các nhóm đối tượngtiếp nhận (1), (2), (3), (4)) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;
– Đối với nhóm đối tượng tiếp nhận (4) chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
– Đối với nhóm đối tượng tiếp nhận (5) phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Ba là,
hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức:
Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức phải chuẩn bị hồ sơ sau đây:
– Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Như vậy, so với quy định trước đây, Nghị định 138/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể các loại giấy tờ, hồ sơ tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Bốn là,
về Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
Khi tiếp nhận các trường hợp viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công chức cấp xã; người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức vào làm công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần, nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm tra, sát hạch; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch và nội dung sát hạch được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP như sau:
* Thành phần của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Thành phần của Hội đồng kiểm tra, sát hạch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về Hội đồng tuyển dụng công chức. Theo đó, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
– Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
– Các uỷ viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Hội đồng kiểm tra, sát hạch có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, bao gồm:
– Kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
– Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận.
– Báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức về kết quả kiểm tra, sát hạch.
* Nội dung sát hạch: Nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển để xây dựng. Hình thức sát hạch là phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch chịu trách nhiệm xây dựng nội dung sát hạch, đề xuất hình thức và cách thức xác định kết quả sát hạch, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.
* Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
* Điều kiện thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc của bên vợ (chồng) của người được tiếp nhận vào làm công chức; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Năm là
, trường hợp không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định khi tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP nêu trên. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm công chức và thực hiện như sau:
– Trường hợp cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận;
– Trường hợp cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm.
Sáu là,
xếp ngạch, bậc lương đối với người được tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc:
Điều 19 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về xếp ngạch, bậc lương đối với người được tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc như sau:
Trường hợp người được tiếp nhận vào làm công chức, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức (nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.
Việc xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong lĩnh vực Thi hành án dân sự, công tác thi tuyển, xét tuyển và tiếp nhận vào làm công chức được thực hiện theo quy định mới của Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Thông tư số 06/2020/TT-BNV, đồng thời phù hợp với các quy định pháp luật chuyên ngành về tổ chức cán bộ trong lĩnh vực THADS quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành THADS như Thông tư số
TS. Nguyễn Văn Nghĩa, Tổng cục THADS.
[1] Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội, hợp nhất Luật CBCC 2008 và Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 (sau đây gọi tắt là Văn bản hợp nhất số 25/VBHP-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội).[2] Văn bản hợp nhất số 25/VBHP-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội.[3]
Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;b) Đủ 18 tuổi trở lên;c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
“1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
b) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;
đ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2”.[4] Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định:“1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chunga) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.b) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;đ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2”.
“2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
d) Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
đ) Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện”.[5] Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định:“2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngànha) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.d) Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.đ) Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện”.[6] Xem chú thích 3 nêu trên.[7] Trần Thị Kim Yến, Quy định về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, https://stp.binhduong.gov.vn/xaydungkiemtravbqppl/Lists/CongTacXayDungVBQPPL/DispForm.aspx?ID=184[8] Chính phủ, Tờ trình số 99/TTr-CP ngày 22/3/2019 của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức , tr. 2.[9] Văn bản hợp nhất số 25/VBHP-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội.[10] Văn bản hợp nhất số 25/VBHP-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội.[11] Văn bản hợp nhất số 25/VBHP-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội.[12] Văn bản hợp nhất số 25/VBHP-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội.[13] Văn bản hợp nhất số 25/VBHP-VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc hội.
, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Trước đây, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau: “Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36
[3]
Luật cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng”. Hiện nay, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức đã được quy định tại Điều 4 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP như sau: “Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định”.So với Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP vẫn giữ nguyên điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật CBCC, bổ sung thêm nội dung “không thấp hơn tiêu chuẩn chung” và sửa đổi câu chữ liên quan đến hình thức đào tạo nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc “không phân biệt loại hình đào tạo” và yêu cầu cơ quan sử dụng công chức phải “báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định” thay bằng quy định: “báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng” như trước đây., thay đổi về điểm ưu tiên khi tuyển dụng công chứcKhoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP vẫn quy định các trường hợp ưu tiên trong tuyển dụng công chức được cộng 7,5 điểm; 05 điểm và 2,5 điểm khi thi tuyển hoặc xét tuyển, tuy nhiên so với quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì quy định mới có điều chỉnh đối tượng được cộng điểm ưu tiên 05 điểm và 2,5 điểm, cụ thể:- Giữ nguyên đối tượng được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2, bao gồm Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP);- Điều chỉnh đối tượng được cộng 05 điểm vào kết quả điểm vòng 2, gồm: sửa thuật ngữ quy định đối tượng “quân nhân chuyên nghiệp” thành “quân nhân chuyên nghiệp phục viên; bỏ đối tượng “con của người hoạt động Cách mạng trước Tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước)”; bổ sung thêm đối tượng “học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị”. Cụ thể, đối tượng được cộng 05 điểm vào kết quả điểm vòng 2 theo quy định hiện hành tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, bao gồm: “Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động”.- Điều chỉnh đối tượng được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2: sửa nhóm đối tượng hoàn thành: “nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân” thành hoàn thành “nghĩa vụ tham gia công an nhân dân”; bỏ đối tượng được cộng điểm ưu tiên là “đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ”. Cụ thể, đối tượng được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 theo quy định hiện hành tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, bao gồm: “Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong”.sửa đổi nội dung của vòng 1 thi tuyển công chức [4] Vòng 01 của kỳ thi tuyển công chức là thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung, nội dung thi vòng 01 có một số điểm mới như sau:* Đối với môn thi kiến thức chung:Hiện nay, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định môn thi kiến thức chung gồm 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút.Trước đây, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP quy định đối với môn kiến thức chung thi 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút.Như vậy, so với quy định của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP vẫn giữ nguyên số lượng câu hỏi, thời gian thi đối với môn kiến thức chung, chỉ sửa đổi một phần của nội dung thi đối với môn kiến thức chung, thay thế nội dung thi: “chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển” bằng nội dung “các kiến thức khác để đánh giá năng lực” (điểm b khoản 1 Điều 8).* Đối với môn thi ngoại ngữ:- Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định thi 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút. Như vậy, so với quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định “Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 01 quy định tại Điều này”.- Các trường hợp miễn thi:Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, đó là:+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển (trước đây chỉ quy định “có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ);+ Có bằng tốt nghiệp cùng hoặc cao hơn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam (trước đây có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam);+ Nếu dự tuyển để công tác ở vùng dân tộc thiểu số thì phải có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số (trước đây quy định là chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận). Yêu cầu đối với chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 34/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.* Đối với môn thi tin học:Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định môn tin học thi 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm trong 30 phút.- Tương tự như đối với môn thi ngoại ngữ, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định “đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ ở vòng 01”.- Miễn thi tin học với người có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin (trước đây quy định có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán – tin trở lên).Có thể thấy, nội dung thi tuyển tại vòng 01 kỳ thi công chức có nhiều quy định mới hoặc được sửa đổi, bổ sung so với trước đây không chỉ về các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học mà cả phần thi kiến thúc chung.có thể kết hợp thi viết và phỏng vấn tại vòng 2 kỳ thi công chức [5] Không chỉ vòng 01 mà tại vòng 02 của kỳ thi tuyển công chức cũng có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là Nghị định số 138/2020/NĐ-CP bổ sung thêm một hình thức thi đối với môn nghiệp vụ chuyên ngành. Nếu như trước đây khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định việc thi vòng 02 chỉ gồm thi phỏng vấn hoặc thi viết thì Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm 01 hình thức là kết hợp phỏng vấn và viết, cụ thể:Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết. Theo đó, việc thi kết hợp phỏng vấn và viết được hướng dẫn như sau:- Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút;- Thang điểm: Tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải đảm bảo có tổng là 100 điểm.thời gian chuẩn bị trước khi thi phỏng vấn ở vòng 2 kỳ thi tuyểnQuy định về thời gian chuẩn bị trước khi phỏng vấn là một trong những nội dung mới đáng chú ý được bổ sung tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể, trước khi thi phỏng vấn ở vòng 2 trong kỳ thi tuyển công chức, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị (điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP). Trước đây, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP chưa quy định về thời gian chuẩn bị trước khi thi phỏng vấn.Quy định này cũng áp dụng với thời gian phỏng vấn tại vòng 02 phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng tại kỳ xét tuyển công chức (điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP về nội dung, hình thức xét tuyển công chức). Như vậy, có thể thấy, dù thi tuyển hay xét tuyển công chức thì thí sinh cũng chỉ có không quá 15 phút để chuẩn bị trước khi phỏng vấn., sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thiện giấy tờ trong hồ sơ tuyển dụng công chứcViệc hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng được quy định chi tiết tại Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng gồm:- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có). Trong đó, không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nếu có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học tương ứng yêu cầu vị trí việc làm và được miễn ngoại ngữ, tin học;- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.Trong khi trước đây, hồ sơ tuyển dụng được quy định tại thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, như sau: Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển theo quy định và nhận quyết định tuyển dụng., bổ sung quy định mới về gia hạn nhận việcKhoản 2 Điều 17 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đồng ý gia hạn”. Theo đó, hiện nay, Chính phủ không giới hạn thời hạn xin gia hạn để công chức trúng tuyển đến nhận việc như quy định trước đây tại Điều 18 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP , chỉ được gia hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc, cụ thể: “Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này”.Trước đây, khoản 2 Điều 37 Luật CBCC 2008 chỉ quy định một nhóm đối tượng được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển, đó là: “Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này [6] cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển”.Hiện nay, theo quy định mới tại khoản 5 Điều 1 Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC 2008 và Luật Viên chức 2019 thì có 03 nhóm đối tượng được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển công chức, cụ thể như sau:, sửa đổi nhóm đối tượng liên quan đến khu vực, địa bàn được xét tuyển công chức. Theo đóquy định : “Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển” (khoản 2 Điều 36 Luật CBCC 2008), đã được sửa đổi thành: “Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” (điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP) thì được tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển., bổ sung thêm hai nhóm đối tượng được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển công chức gồm: (1) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; và (2) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Hai nhóm đối tượng này được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển dựa trên những lý do sau đây:Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong tuyển dụng công chức đối với nhóm đối tượng là người học theo chế độ cử tuyển: Chính sách cán bộ đối với người dân tộc thiểu số là một nội dung trọng yếu trong chính sách dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng; chính sách không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền tham chính, quyền bình đẳng của đồng bào các dân tộc mà còn tạo ra yếu tố nội lực thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển. Để tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, ngày 14/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; sau đó, Nghị định này được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chính sách đào tạo cử tuyển ban hành trước đây bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập giữa đào tạo với nhu cầu tuyển dụng, dẫn đến sinh viên cử tuyển đào tạo ra nhiều nhưng không bố trí được việc làm; bất cập trong quy hoạch và cơ cấu cán bộ theo dân tộc và ngành nghề đào tạo, dẫn đến sinh viên cử tuyển dôi dư lớn nhưng cán bộ của các dân tộc có nguồn nhân lực thấp vẫn thiếu; nhiều ngành nghề rất cần thiết nhân lực tại chỗ để đảm bảo đời sống dân sinh và phát triển cho vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo lại thiếu cán bộ; chất lượng đào tạo sinh viên cử tuyển thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Trước thực trạng đó, Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực thi hành vào tháng ngày 01/7/2020) đã có một số nội dung thay đổi về công tác cử tuyển. Để hướng dẫn triển khai thực chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được quy định tại Điều 87 Luật Giáo dục 2019; ngày 08/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP Quy định về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số với các nội dung quy định về tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy trình, đào tạo và kinh phí thực hiện chế độ cử tuyển; xét tuyển, bố trí việc làm và bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo; … Nghị định số 141/2020/NĐ-CP này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/01/2021 và thay thế Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
[7]
Thứ hai, tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển đối với nhóm đối tượng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng nhằm thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, qua đó đẩy nhanh tiến độ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Việc bổ sung mới nhóm đối tượng này vào diện xét tuyển công chức xuất phát từ các lý do sau đây: (i) Cơ chế tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của Luật CBCC 2008 vẫn chưa gắn thẩm quyền của người trực tiếp sử dụng công chức với thẩm quyền quyết định tuyển dụng. Quy định tuyển dụng theo quy trình thi tuyển hoặc xét tuyển hiện nay còn một số hạn chế, chưa có độ “mở” cần thiết để có thể tuyển dụng được đúng người phù hợp với công việc, đặc biệt là trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài, tạo cơ chế liên thông giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư; cơ chế cạnh tranh theo vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. (2) Về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Quá trình thực hiện cho thấy các quy định của Luật CBCC 2008 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Các quy định về thu hút nhân tài chủ yếu mới chỉ ưu tiên về tuyển dụng đầu vào mà chưa tạo cơ chế, môi trường làm việc độc lập, cạnh tranh, sáng tạo để người tài có điều kiện phát huy tài năng, sở trường trong công tác [8] . (3) Chính sách cho phép thực hiện xét tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng còn nhằm mục đích thể chế hóa các chủ trương của Đảng về chính sách thu hút nhân tài. Ví dụ, Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đã đặt ra mục tiêu đó là: “Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm tuyển chọn trực tiếp không qua thi đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ”.Như đã phân tích ở trên, Luật CBCC 2008 quy định việc tuyển dụng công chức thông qua hình thứcthi tuyển (khoản 1 Điều 37), ngoài ra còn có hình thức xét tuyển công chức (khoản 2 Điều 37 ). Kể từ sau khi có Luật CBCC 2008, khái niệm tiếp nhận không qua thi tuyển vào làm công chức đã được đề cập lần đầu tiên tại Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP). Kể từ ngày Nghị định số 138/2020/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật (01/12/2020), một phần của Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP sẽ bị hết hiệu lực thi hành (khoản 4 Điều 78 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).Trình tự, thủ tục tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức đã được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, Thông tư số 06/2020/TT-BNV kể từ ngày có hiệu lực thi hành (ngày 20/01/2021) đã bãi bỏ Quy chế tổ chức thi tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Quy chế tổ chức xét tuyển công chức, viên chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và Nội quy kỳ tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 3 Điều 2 Thông tư số 06/2020/TT-BNV).Như vậy, thực tế việc tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức không phải là nội dung mới, tuy nhiên, trước khi có Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 thì việc tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức (không thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển) mới chỉ được quy định ở văn bản dưới luật (Nghị định và Thông tư). Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 đã luật hóa quy định về tiếp nhận vào làm công chức không qua thi tuyển, xét tuyển với các nội dung sau đây:đối tượng tiếp nhận vào làm công chức được quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật CBCC [9] và khoản 1 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP là những người thuộc một trong các nhóm đối tượng sau đây:(1) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;(2) Cán bộ, công chức cấp xã;(3) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;(4) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;(5) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận vào làm công chức:Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận vào làm công chức được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 37 Luật CBCC [10] , khoản 2 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:- Khoản 4 Điều 37 Luật CBCC [11] quy định: Các trường hợp thuộc các nhóm đối tượng tiếp nhận công chức nêu trên (khoản 3 Điều 38 Luật CBCC [12] ) được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật CBCC; các trường hợp thuộc các nhóm đối tượng tiếp nhận (1), (2), (3) và (4) nêu trên còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.Hướng dẫn thực hiện khoản 4 Điều 37 Luật CBCC [13] , khoản 2 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận vào làm công chức. Theo đó, căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp trên nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật CBCC , không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật CBCC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 và các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:- Đối với các nhóm đối tượng tiếp nhận (1), (2), (3) nêu trên phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các nhóm đối tượngtiếp nhận (1), (2), (3), (4)) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;- Đối với nhóm đối tượng tiếp nhận (4) chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;- Đối với nhóm đối tượng tiếp nhận (5) phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức:Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức phải chuẩn bị hồ sơ sau đây:- Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.Như vậy, so với quy định trước đây, Nghị định 138/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể các loại giấy tờ, hồ sơ tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển hoặc xét tuyển.về Hội đồng kiểm tra, sát hạch:Khi tiếp nhận các trường hợp viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công chức cấp xã; người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức vào làm công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần, nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm tra, sát hạch; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch và nội dung sát hạch được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP như sau:* Thành phần của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Thành phần của Hội đồng kiểm tra, sát hạch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về Hội đồng tuyển dụng công chức. Theo đó, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;- Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;- Các uỷ viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Hội đồng kiểm tra, sát hạch có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, bao gồm:- Kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;- Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận.- Báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức về kết quả kiểm tra, sát hạch.* Nội dung sát hạch: Nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển để xây dựng. Hình thức sát hạch là phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch chịu trách nhiệm xây dựng nội dung sát hạch, đề xuất hình thức và cách thức xác định kết quả sát hạch, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.* Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.* Điều kiện thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc của bên vợ (chồng) của người được tiếp nhận vào làm công chức; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch., trường hợp không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch:Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định khi tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP nêu trên. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm công chức và thực hiện như sau:- Trường hợp cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận;- Trường hợp cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm.xếp ngạch, bậc lương đối với người được tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc:Điều 19 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về xếp ngạch, bậc lương đối với người được tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc như sau:Trường hợp người được tiếp nhận vào làm công chức, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức (nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.Việc xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.Trong lĩnh vực Thi hành án dân sự, công tác thi tuyển, xét tuyển và tiếp nhận vào làm công chức được thực hiện theo quy định mới của Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Thông tư số 06/2020/TT-BNV, đồng thời phù hợp với các quy định pháp luật chuyên ngành về tổ chức cán bộ trong lĩnh vực THADS quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành THADS như Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/5/2017, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; hai thông tư này được bãi bỏ một phần bởi Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành. Quyết định số 1162/QĐ-BTP ngày 24/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Bản mô tả công việc, Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục THADS được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 1787/QĐ-BTP ngày 21/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; hai Quyết định này mới được sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung bởi Quyết định số 1542/QĐ-BTP ngày 14/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.TS. Nguyễn Văn Nghĩa, Tổng cục THADS.