Tình Yêu Là Cái Gì?

Tình yêu chiếm đoạt: đó là tình yêu vị kỷ. Họ
chỉ nhắm đến nhu cầu của mình mà quên mất nhu cầu của người mình yêu. Họ luôn
đòi hỏi người yêu phải mang lại hạnh phúc cho mình, tìm mọi cách để khai thác
người yêu như phương tiện thỏa mãn nhu cầu thể xác và tâm hồn  của mình. Bất chấp luật lệ và thiếu tôn trọng
người mình yêu. 

TÌNH
YÊU LÀ GÌ?

Các bạn trẻ thân mến,

Điều gì làm cho các bạn mất thời giờ nhiều
nhất? Điều gì làm cho các bạn quan tâm nhất? Điều gì làm cho các bạn hạnh phúc
nhất và cũng có thể đau khổ nhất? Thưa đó chính là tình yêu. Công chưa thành,
danh chưa toại người ta có thể tiếp tục phấn đấu vươn lên, nhưng sống mà không
còn ai để thương để nhớ, để «Mòn con mắt đợi cổng trường. Người ta về… các
ngả đường xôn xao» thì đó là cuộc đời đang chết dần chết mòn theo năm tháng.

Nhưng yêu là gì? Tình yêu đích thực cần phải
biểu lộ cho người mình yêu như thế nào?

Nói đến tình yêu là nói tới một tấm lòng được
chia sẻ, được cho đi một cách quảng đại và đầy hy sinh. Nên tình yêu nó cũng
đòi hỏi một sự quên mình, một sự hy sinh đánh đổi cuộc đời để đồng hoá với
người mình yêu. Tình yêu không có sự hy sinh đó chỉ là sự  ích kỷ, và tình yêu không có lòng chung thủy
đó chỉ là một sự lừa dối để tìm hưởng thụ cho riêng mình.

Chúa Giêsu, Ngài đã trở nên mẫu mực cho tình
yêu. Vì yêu nên Chúa đã hoá thân làm người. Ngài bỏ ngai trời xuống trần gian
để mặc lấy xác phàm giống như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã hoà nhập với
cuộc sống con người, để gắn bó và chia sẻ với những lo âu vất vả của một kiếp
người. Ngài yêu thương nên đã quên mình phục vụ tha nhân. Ngài đã đi đến tột
đỉnh của tình yêu là dám chết cho người mình yêu. Tình yêu của Ngài là một tình
yêu đầy cao thượng và bao dung. Cho dù con người có đầy khiếm khuyết, có bất
trung tội lỗi, Ngài vẫn thứ tha, vẫn tìm cách để chúng ta có cơ hội làm lại
cuộc đời.  Tình yêu của Ngài là một tình
yêu thủy chung. Ngài đã đi trọn con đường tình đầy đau khổ, với trái tim dốc
cạn đến giọt máu đào cuối cùng là lời minh chứng cho tình yêu bất diệt của
Ngài. Đó cũng là một giao ước vĩnh cửu mà từ nay cửa trời luôn rộng mở để đón
nhận kẻ lỡ bước sa chân trở về. Tột đỉnh của của tình yêu nơi CGS đó chính là
sự dâng hiến bản thân mình thành của ăn nuôi sống con nguời. “Không ai có tình
yêu cao cả như Chúa đến nỗi dám chết cho người mình yêu”.

Cách thức thể hiện tình yêu của CGS cũng thật
gần gũi với đời sống của chúng ta. Tình yêu của Ngài cũng khởi đầu từ một nhu
cầu trao ban tình yêu, mong ước được chia sẻ vui buồn với người mình yêu, thể
hiện sự chân thành và chung thủy qua giao ước vĩnh cửu để mãi mãi trao ban hạnh
phúc cho người mình yêu.

Vậy yêu là gì? Tại sao lại phải yêu? Và thế nào
mới là một tình yêu chân thực?

Có người bảo rằng yêu nhau là nhớ nhau

          “Nhớ
ai ra ngẩn vào ngơ

          Nhớ
ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”

          Có
thể bước đầu của tình yêu là sự nảy sinh do một hấp lực lẫn nhau giữa hai người
từ một lần gặp gỡ nào đó: có cái gì đó xuất hiện ngay lúc ấy hoặc sau một thời
gian ngắn mà người ta gọi là tiếng sét ái tình, để rồi cái giây phút gặp nhau
đầy lưu luyến ấy, bóng hình ai đó đã làm thay đổi một cuộc đời. Từ kẻ ít nói
trở thành người hay nói. Từ kẻ vô tình trở thành người biết quan tâm đến tha
nhân . . . Sự thương nhớ đó khiến người ta khao khát tìm hiểu nhau và mong gặp
lại bóng hình ai đó như đã in vào tâm trí từ những giây phút ban đầu gặp nhau.

          Như
thế đó chàng với nàng chứ không với một người thanh niên, một người thanh nữ nào
khác. Như tâm tình của kẻ si tình được trao gởi qua lời hát: “Nắng Sài Gòn anh
đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dưới nắng ban mai hay giữa trưa
hè Sài gòn, có lẽ cũng có nhiều người mặc áo lụa Hà Đông, nhưng lòng kẻ si tình
chỉ chợt mát vì một con người cụ thể nào đó mới mang lại cho lòng chợt mát và
niềm vui cao dâng. Cho dù giữa phố Sàigòn có hàng trăm người mặc áo lụa Hà đông
nhưng lòng chàng chỉ chợt mát vì chính “em” mặc áo lụa Hà đông.

          Đây
là một phần của tình yêu nhưng không phải là tình yêu như họ đang sống vào lúc
họ sắp kết hôn.

          Sự
thụ hút này tạo nên sự gắn bó làm cho họ ham muốn tìm hiểu lẫn nhau, kèm theo
một nhu cầu yêu mến lẫn nhau, ham muốn thực hiện một điều chung với nhau, chia
sẻ cho nhau…họ có những dự định ngắn hạn, họ tìm cách làm vui lòng nhau,  những kỷ vật lần lượt được trao tặng nhau như
trao gởi tình yêu của mình, như biểu lộ tấm lòng khao khát làm vui lòng người
yêu, nhưng giai đoạn này tình yêu vẫn mang tính vị kỷ, nghĩa là vẫn chỉ là tìm
hạnh phúc cho riêng mình, cần người bạn để thỏa mãn cho sự khao khát, say sưa
của bản thân nhiều hơn là lo cho người mình yêu. Điều này thể hiện qua những
lời nói: “anh cần em, anh nhớ em”. Sự cần và nhớ đưa đến những buổi hẹn hò thật
thơ mộng, lãng mạn và vui tươi, nhưng cũng mang lại biết bao sầu đông vì người
yêu lỡ hẹn, phải một mình thẫn thờ dạo mãi quanh sân. Như Hồ Zếnh đã từng thốt
lên:

“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,

Để lòng buồn anh dạo mãi quanh sân.

Nhìn trên tay điếu thuốc cháy lụi dần,

Anh khẽ nói : ‘Gớm ! Sao mà nhớ thế !”
(chuyện ôn kỷ niệm nhân 60 măm)

          Tất
cả nỗi nhớ thương, sự thu hút lẫn nhau, các tình cảm nồng nàn được biểu lộ qua
sự quan tâm đến đời sống của nhau làm cho hai con người gần nhau hơn, hiểu nhau
hơn và dẫn đến một nỗi ham muốn chia sẻ đến độ không còn của anh hoặc của tôi
mà của  chúng ta. Tất cả trở thành tình
yêu vào lúc hai người thật sự dấn thân hứa trao ban trọn vẹn cho nhau, đón nhận
nhau trong viễn tượng tương lai, khi thịnh vượng cũng như lúc gian, mạnh khỏe,
ốm đau. Yêu nhau là cùng dìu nhau đi đến tương lai, thế nên viễn tưởng tương
lai khi yêu nhau không chỉ là ôm nhau trong vòng tay hôm nay, mà là quyết định
yêu nhau mãi mãi, cùng nhau đi đến hết đoạn cuộc đời. Tình yêu chân thực luôn
mang tính vĩnh cửu, không chỉ yêu nhau khi tuổi còn thanh xuân mà phải gắn bó
với nhau khi tóc bạc mái đầu.

Người ta vẫn thường nói : “Tình chỉ đẹp khi
còn dang dở – Đời mất vui khi vẹn câu thề”. Cuộc tình vẫn còn đẹp khi còn quan
tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau và cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho nhau, nghĩa
là công việc vẫn dở dang. Họ vẫn và đang tiếp tục hy sinh cho nhau, quan tâm lo
lắng cho nhau và tìm cách làm vui lòng nhau. Còn khi hai người không còn gì để
giúp nhau, cho nhau thì cuộc đời lúc đó sẽ mất vui. Có biết bao cuộc tình tan
vỡ vì họ không còn gì để trao cho nhau. Họ sống với nhau như một bổn phận và
trách nhiệm, không  còn mặn nồng để làm
vui lòng nhau nên thiên đàng của tình yêu đã sớm trở thành hỏa ngục chứa đầy
ghen tương, giận hờn và khổ đau.  Như cha
ông xưa đã nói:

          Lấy
vợ như nợ vào thân

          Lấy
chồng như đeo gông vào cổ

          Bên
cạnh đó, tình yêu không chỉ là hiến dâng, đón nhận nhau hôm nay, 10 năm, 20 năm
mà là cả cuộc đời, nên tình yêu đòi hỏi sự chân thật và trung tín với nhau dù
khi khó khăn, hiểu lầm bực bội, ngang bướng. . .Biểu lộ sự chân thật và trung
tín này là việc công khai hóa tình yêu qua khế ước hôn nhân. Những lời nói yêu
thương thầm kín giữa hai người phải được bầy tỏ trước mặt hai họ và xã hội. Có
lẽ không ai chấp nhận những lời cầu hôn : “Anh yêu em nhưng đừng cho ai biết”,
đó chỉ là sự lừa gạt, trơ trẽn. Tình yêu không có công khai hóa chỉ là những
quan hệ lén lút gian dối, và bất chính. Do đó, việc kết hôn là xã hội hóa tình
yêu để những ràng buộc của hôn nhân gìn giữ và bảo vệ cho tình yêu chân thật và
giúp cho họ trung tín với nhau hôm nay và mãi mãi. Việc kết hôn cũng biến tình
yêu thành tích cực giữa hai người biết bỏ ý riêng mình để hòa hợp với nhau
trong hy sinh, nhẫn nại và tha thứ cho nhau. Nghĩa là “Yêu nhau củ ấu cũng tròn
– Một trăm chỗ lệch cũng kê cho vừa”.

Qua những phân tích trên cho chúng ta thấy
tình yêu nơi con người được chia thành hai loại. Tình yêu dâng hiến (Agape) và
tình yêu chiếm đoạt (Eros).

Rate this post

Viết một bình luận