Tinh bột nếp là nguyên liệu để sản xuất ra bột nếp. Gạo nếp hay gạo sáp (danh pháp khoa học: Oryza sativa var. Glutinosa hay Oryza glutinosa) là loại gạo hạt ngắn phổ biến ở châu Á, đặc biệt dính khi nấu.
Tinh bột nếp là loại lương thực rất gần gũi trong đời sống. Vào dịp lễ tết không nhà nào không dùng gạo nếp: bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh như dưới đây.
Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng…
Tuy nhiên do nó có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng thì không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin – thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp lại gây khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược.
Tinh bột nếp có đặc tính dẻo, dai, có màu trắng tự nhiên của nếp. Tinh bột nếp là loại bột được xay ra từ gạo nếp, do trong hạt gạo nếp có chất amylopectine- 1 chất gây dính, nên bột nếp cũng rất dính, dai, dẻo tương tự như gạo nếp … Một số món ăn mà chúng ta thường biết đến như: bánh ít, perles de coco, chè trôi nước, xôi khúc, bánh dày,…