Tinh dầu tỏi có tác dụng gì?

Tinh dầu tỏi từ lâu đã được chứng minh là làm giảm cholesterol cao và huyết áp. Bên cạnh đó, dầu tỏi được sử dụng như một phương thuốc truyền thống cho nhiều bệnh lý khác nhau như việc ăn dầu tỏi chữa cảm lạnh, ho và nhiễm trùng tai. Do đó, hiểu biết tinh dầu tỏi có tác dụng gì cũng như cách làm tinh dầu từ tỏi sẽ giúp bạn sử dụng được hiệu quả hơn.

1. Tinh dầu tỏi có tác dụng gì?

1.1 Trị mụn

Tinh dầu tỏi có thể dùng như một phương thuốc tuyệt vời để điều trị mụn trứng cá. Các thành phần trong tỏi có chứa selen, allicin, vitamin C, đồng và kẽm, tất cả đều có thể tăng cường sức khỏe và vẻ đẹp cho làn da. Trong đó, kẽm đặc biệt có khả năng kiểm soát sản xuất bã nhờn, là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá.

Ngoài ra, đặc tính chống viêm của tỏi giúp da thư giãn hơn nữa. Chỉ cần kết hợp một vài giọt tinh dầu tỏi vào một gói bùn. Đắp hỗn hợp mịn này thành mặt nạ lên mặt và để yên trong 10 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh, người dùng có thể thấy tình trạng mụn trứng cá cải thiện hơn.

1.2 Tăng cường miễn dịch

Theo những tài liệu về các loại thực phẩm có thể chữa bệnh, tinh dầu tỏi có bản chất là kháng sinh và được sử dụng để điều trị cảm lạnh và ho. Đặc biệt ở Ấn Độ, tinh dầu tỏi từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng và sốt.

Nhờ giàu chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch như vitamin C, B1 và ​​B6, allicin, sắt và phốt pho, tinh dầu tỏi được xem là một phương thuốc tuyệt vời để tăng cường sức khỏe tổng thể. Do đó, khi sử dụng tinh dầu tỏi tự làm tại nhà hoặc dùng viên nang dầu tỏi theo liều lượng khuyến nghị sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

1.3 Giảm nhiễm trùng tai

Tinh dầu tỏi có tác dụng chữa nhiễm trùng tai đây là một phương thuốc truyền thống. Điều này là nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh giúp chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn, đồng thời làm dịu cơn đau do nhiễm trùng khó chịu gây ra.

Thực hiện bằng cách trộn một vài giọt tinh dầu tỏi với một vài giọt dầu ô liu hoặc dầu mù tạt và làm ấm trên lửa nhỏ. Để nguội và bảo quản hỗn hợp pha chế trong một chai nhỏ. Cẩn thận nhúng viên bông gòn vào dầu hoặc cũng có thể nhỏ một vài giọt lên miếng bông và đặt nó vào bên trong tai một lúc, tai sẽ bớt đau nhức và tình trạng nhiễm trùng sẽ cải thiện hơn.

Thuốc Polytussin DM là thuốc kết hợp nhiều loại thuốc được dùng để điều trị làm giảm các triệu chứng bệnh cảm lạnh, cảm cúm, bệnh đường hô hấp...

1.4 Thuốc chống muỗi tự nhiên

Để chống muỗi và các loại côn trùng, bạn chỉ cần một vài giọt tinh dầu tỏi và một miếng bông. Xoa miếng bông lên da và thoải mái đi lại mà không sợ muỗi tìm đến. Hơn nữa, vì tinh dầu tỏi có tác dụng rất tốt để xua đuổi muỗi do mùi đặc trưng của loại gia vị này, thêm một cách sử dụng là có thể xịt xung quanh nhà để xua đuổi muỗi.

1.5 Giảm đau răng

Cảm giác đau răng là vô cùng khó chịu, khiến người bệnh không thể ăn bất cứ thứ gì hoặc thậm chí ngồi không yên vì cơn đau dữ dội không thể nguôi ngoai. Lúc này, bạn có thể dùng tinh dầu tỏi để giảm tình trạng đau răng.Hợp chất có hoạt tính trong tinh dầu tỏi là allicin sẽ giúp giảm đau răng và viêm răng cũng như kiềm chế hoạt động của vi khuẩn, do đó ngăn ngừa sâu răng. Rắc một vài giọt tinh dầu tỏi lên một miếng bông gòn và ấn vào vùng răng bị đau trong khoảng 15-20 phút điều này sẽ làm dịu cơn đau ngay lập tức.

1.6 Ngăn ngừa rụng tóc

Nhờ thành phần có chứa lưu huỳnh, vitamin E, vitamin C, vitamin B6 và vitamin B1, tinh dầu tỏi không chỉ có công dụng ngăn ngừa rụng tóc và hư tổn mà còn giúp củng cố chân tóc và nang tóc, thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn. Mặt khác, khi thường xuyên thoa dầu cho tóc và da đầu bằng tinh dầu tỏi có thể cải thiện lưu thông máu ở vùng da đầu, giúp tăng cường sức khỏe của tóc và ngăn ngừa tóc gãy, rụng. Để có kết quả tốt nhất, hãy xoa bóp tóc và da đầu với tinh dầu tỏi và để qua đêm. Gội sạch với dầu gội nhẹ và nước vào ngày hôm sau. Cách này cũng mang đến hiệu quả tích cực trong việc trị gàu cho mái tóc.

1.7 Điều trị chứng ngứa da

Tinh dầu tỏi cũng được chứng minh tính hiệu quả khi áp dụng trên da để điều trị nhiều loại bệnh về da. Do đặc tính chống nấm cao nên tinh dầu tỏi có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng do nấm, mụn cóc. Ngoài ra, tình trạng nhiễm nấm như nấm ngoài da và nấm da chân cũng có thể được điều trị bằng dầu tỏi. Việc ngâm chân trong bồn nước ấm và có thêm tỏi giã nhỏ cũng giúp loại bỏ nhiễm trùng. Với đặc tính chống viêm cao, tinh dầu tỏi cũng có thể làm giảm các đợt bùng phát bệnh vẩy nến ngứa trên da.

Tinh dầu tỏi đuổi muỗi

2. Cách làm tinh dầu từ tỏi

Vì tinh dầu tỏi có nhiều tác dụng đa dạng như trên, nên bên cạnh việc mua sản phẩm này đã được chế biến từ các cửa hàng gia dụng thì bạn cũng có thể tự học cách làm tinh dầu từ tỏi tại nhà.

Theo đó, để làm tinh dầu tỏi đòi hỏi sẽ cần 1 nhánh tỏi và 1/4 cốc dầu ô liu. Bóc vỏ tỏi và băm nhuyễn, cho tỏi băm vào chảo vừa và thêm dầu. Đun nóng dầu trên bếp, cho toàn bộ lượng dầu thu được vào một hộp nhỏ có nắp đậy và để tỏi ngấm dầu qua đêm. Sáng hôm sau, một lọ tinh dầu tỏi hoàn toàn tự nhiên có thể sẵn sàng được sử dụng.

Tóm lại, tinh dầu tỏi có tác dụng chữa bệnh đặc biệt nhờ vào các thành phần tự nhiên, thân thiện với sức khỏe. Khi đã nắm rõ cách sử dụng bạn có thể thực hiện theo để thấy được hiệu quả từng ngày.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận