Tình thái từ là gì? Phân loại tình thái từ? Chức năng của tình thái từ? Cách dùng tình thái từ? Đặt câu với tình thái từ?
Tình thái từ là một thuật ngữ khá là xa lạ đối với một số người bởi chúng ta rất ít khi được nghe đến thuật ngữ này trong suốt quá trình học tập và làm việc mà thông thường chúng ta chỉ biết đến những thuật ngữ trong ngữ pháp tiếng Việt như: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ hay các tính từ, động từ,…. Và ở bài viết này ta sẽ đi tìm hiểu về một thuật ngữ mới đó là thuật ngữ tình thái từ. Vậy tình thái từ trong ngôn ngữ là gì và cách sử dụng nó như thế nào để phù hợp với hoàn cảnh nói và viết.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Tình thái từ là gì?
Nếu xét về độ mới của tình thái từ thì chắc hẳn đây cũng không phải lần đầu chúng ta được nghe đến mà trước đây trong chương trình Trung học cơ sở đã có nói đến tình thái từ những do trong giao tiếp và trong văn viết nó ít được nhắc đến nên đối với một số người thuật ngữ này trở lên xa lạ. Nếu phân tích thuật ngữ tình thái từ ta sẽ có thể giải tích tình ở đây có nghĩa là tình cảm, thái ở đây là để chỉ thái độ của người sử dụng từ ngữ còn từ dùng để chỉ từ ngữ. Xâu chuỗi cách giải nghĩa này ta có thể hiểu một cách dễ hiểu:
Tình thái từ chính là một số từ được thêm vào câu với mục đích để tạo ra sắc thái biểu cảm cho câu đó.Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị tình cảm, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ. Về vị trí thì tình thái từ thường đứng ở cuối câu để nhấn mạnh cảm xúc, thái độ của người sử dụng.
Để xem xét vai trò của các tình thái từ, ta thử thêm tình thái từ vào một câu trần thuật có sẵn, sẽ thu được các kết quả khá thú vị.
Câu trần thuật: Anh về.
– Anh về à? Anh về ư? Anh về hả?: Để tạo câu nghi vấn.
– Anh về đi! Anh về với!: Để tạo câu cầu khiến.
– Thêm tình thái từ vào cuối câu:
+ Anh về nhé!: Thể hiện một sự trìu mến, thân mật.
Xem thêm: Từ đồng âm là gì? Phân loại, ví dụ từ đồng âm trong tiếng Việt?
+ Anh về cơ!: Thể hiện sự nũng nịu.
+ Anh về vậy!: Thể hiện sự miễn cưỡng.
+ Anh về đây!: Thể hiện sự nhấn mạnh.
+ Anh không về đâu!: Thể hiện sự dứt khoát.
2. Phân loại tình thái từ:
Để tránh tình trạng khi sử dụng tình thái từ bị rối và một phần giúp việc sử dụng tình thái từ trở lên dễ dàng hơn, trong ngôn ngữ tình thái từ có thể được chia thành hai loại đó là:
Thứ nhất là tình thái từ là phương tiện để cấu tạo câu nghi vấn (ví dụ: à, ư, hử, chứ, chăng,…);
Thứ hai là tình thái từ là phương tiện để tạo câu cầu khiến (đi, nào, với,…);
Thứ ba là tình thái từ là phương tiện tạo câu cảm thán (thay, sao,…);
Xem thêm: Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa?
Thứ tư là tình thái từ biểu thị tình cảm, thái độ của người nói (ạ, nhé, cơ, mà, vậy,…).
Lưu ý: Sự phân loại nói trên chỉ mang ý nghĩa một cách tương đối. Bởi vì một số tình thái từ thuộc loại thứ nhất (là phương tiện để cấu tạo câu theo mục đích phát ngôn) cũng có khả năng biểu thị tình cảm, thái độ của người sử dụng.
Ví dụ 1:
– Bạn tôi đi làm rồi. Câu này là câu trần thuật, nhưng khi ta thêm từ à phía sau của câu thì nó lại trở thành một câu nghi vấn. Từ đó trong câu “Bạn tôi đi làm rồi à ?” thì từ “ à ” ở t rong câu này chính là tình thái từ được thêm vào cuối của câu để thể hiện cảm xúc, thái độ hoài nghi của người sử dụng.
Ví dụ 2:
– “Con nín” đây là một câu trần thuật, nhưng khi thêm từ “ đi ” vào phía sau của câu thì câu này sẽ trở thành một câu cảm thán ” Con nín đi!” Vậy tình thái từ được sử dụng trong câu này chính là từ “đi”.
3. Chức năng của tình thái từ:
Trong ngôn ngữ để giao tiếp hay là trong văn bản thì tình thái từ đều thường xuyên được sử dụng để tạo ra các câu nghi vấn hay câu cảm thán,… giúp biểu thị tình cảm, thái độ của người sử dụng được thổi hồn vào trong ngôn từ. Đây cũng là chức năng mà tình thái từ. Theo các tài liệu và các chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ học thì tình thái từ có hai chức năng quan trọng đó là:
Chức năng đầu tiên là chức năng tạo câu theo mục đích nói của người sử dụng. Chúng được thể hiện qua câu nghi vấn như các từ hả, à, sao,… Hay trong câu cảm thán như các từ thay, sao,… hoặc câu cầu khiến như các từ nghe, đi, thôi, nhé,…. Về một vấn đề nào đó.
Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?
Ví dụ:
Chiếc ô tô này hỏng rồi sao. Đây là một dạng thêm tình thái từ để tạo thành một câu nghi vấn có sự xuất hiện tình của thái từ là từ “sao” trong câu.
Bạn đã làm hết bài tập trong ngày hôm nay thật à?. Giống như ví dụ trên ở ví dụ này trong câu tình thái từ được sử dụng ở đây là từ “à” để tạo ra một câu nghi vấn thể hiện thái độ ngạc nhiên của người sử dụng nó.
Chức năng thứ hai của tình thái từ là để biểu thị được sắc thái tình cảm cho câu nói chính là chức năng thứ hai. Sắc thái biểu cảm bao gồm:
– Thể hiện sắc thái, thái độ hoài nghi, nghi ngờ.
Ví dụ: Nó có người yêu rồi hả?. Trong câu này tình thái từ được nhắc đến ở đầy là từ “hả” giúp biểu lộ cảm xúc, thái độ hoài nghi, nghi ngờ không có sự tin tưởng tuyệt đối của người sử dụng khi biết rằng một người nào đó mình quen có người yêu.
– Thể hiện sắc thái ngạc nhiên bất ngờ.
Ví dụ: Có thật công ty sẽ tăng lương không hả chị?. Trong câu này tình thái từ được sử dụng ở đây là từ “hả” thể hiện sự bất ngờ của người sử dụng về sự kiện tăng lương của công ty nơi người này làm việc.
Xem thêm: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ vụ thể?
– Thể hiện thái độ cầu mong, trông chờ.
Ví dụ: Nào ta cùng đi xem phim thôi. Trong câu này tình thái từ được sử dụng ở đây là “thôi” nó thể hiện sự mong đời về bộ phim sắp được chiếu mà người sử dụng sắp được theo dõi.
4. Cách dùng tình thái từ:
Cách sử dụng tình thái từ
Khi sử dụng tình thái từ các sắc thái, cảm xúc khá là tinh tế và tế nhị. Do đó, khi sử dụng bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa của chúng để có thể sử dụng đúng đối tượng và đúng hoàn cảnh trong giao tiếp.
Tình thái từ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày; do đó khi sử dụng bạn nên căn cứ vào đối tượng giao tiếp để sử dụng sao cho phù hợp. Cụ thể:
– Khi sử dụng tình thái từ để thể hiện sự kính trọng, lịch sự, lễ phép với những người bề trên thì có thể thêm từ “ạ” vào cuối câu trong câu nói
Ví dụ: Cháu chào ông, cháu chào bà ạ!
– Khi sử dụng tình thái từ để thể hiện sự gần gũi, thân mật trong những mối quan hệ ngang hàng thì có thể sử dụng các từ như: à, nhé,…
Xem thêm: Văn bản nhật dụng là gì? Các văn bản nhật dụng lớp 6, 7, 8, 9?
Ví dụ: Chiều nay chúng mình đi du lịch Nha Trang nhé!
– Khi sử dụng tình thái từ để giao tiếp mà muốn hướng đến một đối tượng khác thì có thể dùng: kia, này,…
Ví dụ: Cô ấy rất thích chiếc xe đằng kia!
– Khi sử dụng tình thái từ để thể hiện thái độ miễn cũng người sử dụng có thể dùng từ “vậy”.
Ví dụ: Thôi cứ tiếp tục làm việc như kế hoạch ban đầu vậy!
– Khi sử dụng tình thái từ để bày tỏ sự quan tâm hoặc giải thích về một điều gì đó có thể dùng từ “mà”.
Ví dụ: Chị đã bảo em phải làm như vậy rồi mà! Sao em lại không nghe!
5. Đặt câu với tình thái từ:
Với những phân tích trên ta có thể đặt câu với tình thái từ như sau:
Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Câu cảm thán trong tiếng Việt – Anh?
– Tôi không thể đi chơi với bạn được, bởi vì ngày mai tôi phải đi làm mà!
– Đấy! Nhắc cậu mãi mà cậu vẫn không chịu đi giảm cân.
– Tớ rất mong chờ được đi chơi trên chiếc xe ô tô kia!
– Thôi! Anh không việc gì phải buồn cả.
– Tớ muốn đi chơi ngay bây giờ cơ
– Bạn đang bận đi làm vào ngày hôm nay nên chúng ta đành hủy cuộc đi chơi vậy!
6. Phân biệt tình thái từ với câu cảm thán:
Về Đặc điểm:
Tình thái từ là: câu thường đặt chủ yếu ở cuối câu và thường bao gồm những từ sau đây như các từ à, ư, hử, chứ, chăng, ạ, nhé, cơ, mà, vậy,…
Xem thêm: Phó từ là gì? Các loại phó từ? Ý nghĩa và cách phân biệt?
Câu cảm thán là: câu bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói và thường mang những từ ngữ cảm thán như: Trời ơi, hỡi ơi, ôi,…và ở cuối câu sẽ kết thúc bằng dấu chấm than trong văn viết.
Về chức năng:
Tình thái từ: có chức năng tạo câu theo mục đích nói và Biểu hiện sắc thái biểu cảm cho câu nói của người sử dụng như: Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ; biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ; biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.
Câu cảm thán: có chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết. Người nói, người viết có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác nhau (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói, người viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.