Tổ chức huấn luyện an toàn thiết bị áp lực Nghị định 44/2016

Huấn luyện an toàn thiết bị áp lực

Thiết bị áp lực là bất kỳ thiết bị hay hệ thống nào làm việc với chất khí hay chất lỏng có áp suất cao hơn áp suất của khí quyển. Những sự cố xảy ra khi vận hành thiết bị áp lực; đều đi kèm theo những tai nạn gây thương tích thậm chí là chết người cực kỳ nghiêm trọng. Để có thể giảm thiếu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Thì việc huấn luyện an toàn vận hành thiết bị áp lực là điều cực kỳ cần thiết.

 

Huấn luyện an toàn thiết bị áp lực

Thiết bị áp lực là gì ?

Thiết bị áp lực là gì?. Đó chính là bất kỳ thiết bị hay hệ thống nào làm việc với chất khí hay chất lỏng có áp suất cao hơn áp suất của khí quyển. Theo những quy phạm về an toàn hiện nay thì những thiết bị có áp suất trên 0,7 kG/cm2; đồng thời có tích số áp suất với thể tích tối thiểu bằng 200 (kG/cm2 x lít) thì sẽ được gọi là thiết bị áp lực.

Thiết bị áp lực được chia thành những loại sau đây:

  • Những thiết bị không bị đốt nóng: Các lọai bình như xitec, bể, thùng chứa, bình chứa không khí nén…; Các chai có chứa khí hóa lỏng như gas freon, gas LPG, gas NH3…; các chai có chứa khí nén như CO2, oxy, axetylen,… và các ống dẫn môi chất có áp suất.
  • Những thiết bị đốt nóng như lò hơi, nồi hơi và các bộ phận của lò hơi, nồi hơi, các balông hơi, nồi sấy, nồi đun điện, nồi hấp,…; những thiết bị này được đốt nóng lên nhờ nguồn nhiệt từ điện, từ ngọn lửa trực tiếp, do môi chất bên trong hay do khói có nền nhiệt cao.

Các loại thiết bị áp lực này cần phải kiểm định kỹ lưỡng trước khi đưa vào hoạt động sản xuất thực tế; hay khi đã xảy ra cuộc sửa chữa lớn hay xảy ra sự cố nghiêm trọng. Ngoài ra, dù là trong thời gian nào, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều hoàn toàn có thể yêu cầu kiểm định chất lượng của thiết bị áp lực. Thời hạn kiểm định thiết bị áp lực định kỳ thường là 3 năm.

 

Vì sao cần phải tham gia học an toàn thiết bị áp lực ?

Mặc dù làm việc với những thiết bị bình thường đã có thể xảy ra rất nhiều rủi ro thì có lẽ khi làm việc với những thiết bị áp lực thì nguy hiểm nó còn cao hơn gấp bội. Những sự cố xảy ra trong khi vận hành thiết bị áp lực luôn luôn đi kèm với những tai nạn gây chấn thương thậm chí là gây chết người nghiêm trọng. Để có thể giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra này thì cần thiết phải có các khóa học chứng chỉ an toàn áp lực thuộc nhóm 3 theo nghị định 44/2016 về ATLĐ.

Ngoài ra, việc tham gia những khóa học chứng chỉ an toàn áp lực là điều kiện cần thiết, là quy định của pháp luật hiện hành đối với nhà quản lý, đối với người lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thiết bị áp lực.

Cơ sở pháp lý

Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng (VĐT&BDCBXD) thực hiện tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện an toàn thiết bị áp lực cho những học viên có nhu cầu theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Luật an toàn vệ sinh lao động.

Đối tượng huấn luyện

Những đối tượng tham gia học chứng chỉ an toàn áp lực bao gồm:

  • Những người sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng thiết bị áp lực
  • Những người thực hiện công tác an toàn lao động
  • Những người làm việc với các thiết bị áp suất

Nội dung đào tạo an toàn áp lực nhóm 3

Quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

  • Tổng quan về ý nghĩa cũng như mục đích của an toàn vệ sinh lao động
  • Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động về việc chấp hàng các quy định an toàn vệ sinh lao động
  • Chế độ, chính sách của Nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh lao động đối với đối tượng người lao động
  • Môi trường, những yếu tố độc hại, nguy hiểm là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn lao động, những biện pháp cụ thể để phòng tránh rủi ro khi làm việc tại cơ sở
  • Kiến thức tổng quan về việc an toàn vệ sinh lao động
  • Công dụng, ý nghĩa, cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo hộ lao động phổ biến, các giải pháp cải thiện điều kiện lao động của người lao động.

Giới thiệu chung về thiết bị áp lực

– Những thông số kỹ thuật của một loại thiết bị áp lực như: môi chất, dung tích, nhiệt độ thiết kế, nhiệt độ làm việc, áp suất thiết kế,áp suất làm việc cho phép,…

– Những yêu cầu cơ bản đối với các loại vật liệu chế tạo, kiểm soát chế tạo và chất lượng mối hàn khi thực hiện chế tạo bình áp lực, đường ống.

– Cấu tạo chi tiết của thiết bị áp lực và các đặc tính an toàn, đặc tính cháy nổ của môi chất làm việc.

– Những loại thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm của thiết bị áp lực như áp kế, van an toàn, mức lỏng kê, áp suất, rơ-le, các van xả, van khóa, van một chiều,…

Các mối nguy hiểm khi làm việc với thiết bị áp lực

Giới thiệu, mô tả về các mối nguy hiểm khi làm việc với thiết bị áp lực như như xì hở, nổ vỡ, rò rỉ… Nguyên nhân, giải pháp khắc phục sự cố an toàn

Yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động khi sử dụng thiết bị áp lực

– Yêu cầu về quyền lợi, trách nhiệm, bồi dưỡng, kiểm tra,… của người vận hành, sử dụng thiết bị áp lực.

– Yêu cầu về việc giám sát, kiểm tra, kiểm định thiết bị áp lực đang được vận hành.

Xử lý sự cố và sơ cứu tai nạn lao động khi sử dụng thiết bị áp lực

– Quy trình vận hành, xử lý rủi ro cụ khi sử dụng thiết bị áp lực.

– Quy trình ngừng sử dụng để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị áp lực.

– Những công việc cần thiết để chuẩn bị tài liệu, thử nghiệm, vệ sinh nhằm phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra.

 

Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị áp lực tại VĐT&BDCBXD

Đến với khóa học chứng chỉ an toàn áp lực nhóm 3 của VĐT&BDCBXD, các học viên sẽ được học những kiến thức bổ ích, cần thiết và cực kỳ quan trọng trong quá trình sử dụng, vận hành và bảo quản thiết bị áp lực.

Đặc biệt, giảng viên giảng dạy tại VĐT&BDCBXD còn là những người:

  • Có đầy đủ kinh nghiệm về việc giảng dạy cũng như những kiến thức thực tiễn về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
  • Luôn luôn cập nhật những phương pháp giảng dạy trực quan tốt nhất, dễ hiểu nhất để học viên có thể tiếp thu được những kiến thức hơi khó hiểu một cách dễ dàng nhất.
  • Có tinh thần trách nhiệm, có lòng nhiệt huyết

Khi tham gia học chứng chỉ an toàn áp lực nhóm 3 tại VĐT&BDCBXD, học viên sẽ thu được những lợi ích sau đây:

  • Hiểu được các nguy cơ có thể xảy ra khi làm việc với những thiết bị áp lực.
  • Nắm được cơ chế, tính chất hoạt động, các sử dụng thiết bị áp lực một cách an toàn
  • Được cấp chứng chỉ an toàn áp lực nhóm 3
  • Được tiếp xúc với phương pháp giảng dạy trực quan, sinh động, dễ hiểu
  • Được các giảng viên có nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm giảng dạy
  • Được tư vấn hỗ trợ miễn phí kể cả sau khi hoàn thành khóa học
  • Học phí là trọn gói, vì thế học viên sẽ không phải đóng thêm bất kỳ chi phí nào
  • Chúng tôi hoàn toàn có thể thiết kế những khóa học viên theo nhu cầu của khách hàng.

Khoá học chứng chỉ an toàn áp lực nhóm 3 của VĐT&BDCBXD sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích về thiết bị áp lực, những sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị áp lực, chính vì thế đây là một khóa học cực kỳ bổ ích và cần thiết cho những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Rate this post

Viết một bình luận