SĐK:
VN-21921-19
Dạng bào chế:
Dung dịch nhỏ mắt
Đóng gói:
Hộp 1 lọ đếm giọt 5 ml
Chỉ định:
– Điều trị tại chỗ cho những nhiễm trùng ở những cấu trúc ngoài của mắt và vùng phụ cận do những vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin: viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm màng kết, viêm giác mạc.
– Phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật mắt.
Dược lực học:
– Tobramycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid.
– Các chủng vi khuẩn nhạy cảm: Staphylococci, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter, Proteus vulgaris, Haemophillus influenzae, Acinetobater calcoacetius, Neisseria, Salmonella, Shigela, Serratia.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân dị ứng với tobramycin hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
Tác dụng phụ:
Dung dịch nhỏ mắt thường dung nạp tốt, nếu có triệu chứng ngứa mắt, phù mi mắt, viêm màng kết đỏ mắt … sau khi dùng, cần ngưng sử dụng thuốc ngay.
“Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”
Quá liều: Triệu chứng tương tự khi gặp tác dụng phụ của thuốc. Cần giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc nếu cần thiết.
Chú ý đề phòng:
– Như các chế phẩm kháng sinh khác, sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng bội nhiễm các chủng vi sinh vật không nhạy cảm, đặc biệt là nhiễm nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, nên chọn lựa giải pháp điều trị khác thích hợp hơn.
– Có thể xảy ra dị ứng chéo với các aminoglycoside khác. Nếu có dị ứng chéo xảy ra, nên ngưng thuốc và sử dụng phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú:
– Chưa có thông tin đầy đủ về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, do đó chỉ dùng khi thật sự cần thiết.
– Có thể có nguy cơ gây tác dụng phụ cho trẻ đang bú mẹ, vì vậy phải cân nhắc giữa việc ngừng sử dụng thuốc hay ngừng cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: không có báo cáo.
Liều lượng – Cách dùng
Liều dùng cho người lớn và trẻ em:
– Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa: nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên mắt sau mỗi 4 giờ.
– Nhiễm khuẩn nặng: nhỏ 2 giọt vào mỗi bên mắt sau mỗi giờ cho đến khi triệu chứng được cải thiện.
– Có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm liều tùy theo triệu chứng bệnh.