Tôi nên uống thuốc gì khi bị ho ngứa họng? Những lưu ý cần biết

Ho ngứa họng là tình trạng thường xuyên mắc phải và gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Tây y để điều trị ho ngứa họng. Hiện nay có nhiều loại thuốc cắt ho, giảm ngứa họng được sử dụng tuy nhiên để hiểu rõ và sử dụng thuốc nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được.

Vậy bạn cần uống thuốc gì khi bị ho ngứa họng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về các loại thuốc trị ho ngứa họng giúp bạn điều trị một cách hiệu quả.

Ho ngứa họng là gì?

Bộ máy hô hấp có vai trò quan trọng đối với cơ thể đó là trao đổi khí, cung cấp oxy cho cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài. Tuy nhiên, do môi trường bị ô nhiễm mà các yếu tố khác như vi khuẩn, khói bụi cũng theo đó vào hệ thống hô hấp gây nên các bệnh lý về đường hô hấp trong đó tiêu biểu là tình trạng ho, ngứa cổ họng.

Ho ngứa họng là một trong những phản xạ của cơ thể khi cổ họng chịu tác động bởi các yếu tố kích thích gây hại cho đường hô hấp. Bạn sẽ bắt đầu với triệu chứng ngứa họng, cổ họng khô cứng. Sau đó ngứa họng có thể kích hoạt cơ ho liên tục, nhất là về đêm.

Ho ngứa họng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý bạn có thể đã mắc phải. Ngứa họng thường kèm với ho khan tuy nhiên khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn thì ho sẽ kèm theo đờm và một số biểu hiện khác.

Ho ngứa họng thông thường sẽ không nguy hiểm và có thể điều trị bằng các phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì bạn cần đi khám và điều trị bằng thuốc.

☛ Có thể bạn muốn biết: Ho ngứa cổ họng kéo dài là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ho ngứa họng là gì

Nguyên nhân gây ho ngứa cổ họng

Ho ngứa họng có thể do các nguyên nhân sau:

Do dị ứng

  • Do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thời tiết thay đổi, giao mùa
  • Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, hải sản…
  • Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc các tác nhân gây dị ứng.

Do bệnh lý

  • Viêm phổi, viêm phế quản.
  • Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản khiến dịch vị lên cổ họng gây kích ứng niêm mạc họng.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus gây nên một số bệnh lý như viêm amidan, viêm họng,…

Các nguyên nhân khác

  • Do thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Thói quen xấu trong sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên sử dụng thực phẩm cứng, cay nóng, uống nước lạnh.
  • Do tính chất công việc phải nói nhiều, cổ họng hoạt động mạnh dẫn đến bị tổn thương.
  • Sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia

trao-nguoc-da-day-thuc-quan

☛ Xem thêm: Những nguyên nhân gây ngứa cổ họng thường gặp

Các loại thuốc có tác dụng giảm ho

Khi bạn bị ho lâu ngày, ho quá mức thì việc điều trị triệu chứng ho là cần thiết. Thuốc trị ho sẽ được lựa chọn chỉ định cho bạn. Tuy nhiên thuốc giảm ho chỉ sử dụng trong trường hợp bạn ho khan, không có đờm. Khi bạn mắc các bệnh lý như viêm phế quản, giãn phế quản… có triệu chứng ho có đờm thì bạn không nên sử dụng thuốc giảm ho. Hiện nay thuốc giảm ho được chia làm 2 loại là thuốc giảm ho ngoại biên và thuốc giảm ho trung ương.

Thuốc giảm ho ngoại biên có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp. Thuốc này có tác dụng tại, bao phủ lên các receptor cảm giác hoặc gây tê các ngọn dây thần kinh nên có tác dụng giảm ho.

Một số chế phẩm của nhóm thuốc này là benzonatate, glycerol, chế phẩm từ mật ong, menthol,….

Thuốc giảm ho trung ương tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành tủy, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Dextromethorphan và Codein là 2 thuốc giảm ho trung ương được sử dụng rộng rãi:

➤ Codein là dẫn chất của opium.

  • Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh dịch phế quản.
  • Dùng codein cho các trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và các chứng đau nhẹ và vừa.
  • Chống chỉ định: trẻ dưới 18 tuổi vừa cắt/nạo VA, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị hen suyễn, người suy hô hấp.

➤ Dextromethorphan là dẫn chất của morphin nhưng không tác động lên các receptor morphin nên không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và an thần kém.

  • Dextromethorphan có cơ chế giảm ho giống codein nhưng ít tác dụng phụ hơn.
  • Dextromethorphan chỉ định tốt cho các trường hợp ho khan mạn tính.
  • Thận trọng với người có nguy cơ suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng.
  • Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách trị ngứa cổ họng

Các loại thuốc tiêu đờm

Thuốc long đờm hay còn gọi là thuốc loãng đờm có tác dung làm long cả dịch tiết từ niêm mạc khí quản, phế quản. Thuốc làm thay đổi các trúc của dịch nhầy dẫn đến làm giảm độ nhớt, đặc quánh của đờm. Do đó đờm dễ dàng di chuyển và tống ra khỏi hệ thống hô hấp. Các loại thuốc long đờm thường sử dụng như acetylcystein, ambroxol, bromhexin,… là các thuốc chỉ chứa duy nhất một thành phần. Ngoài ra còn có một số thuốc long đờm phối hợp như Solmux Broncho, Atussin,…

☛ Xem thêm: Review chi tiết 10 loại viên ngậm trị ho tiêu đờm phổ biến nhất!

Bạn không nên tự ý sử dụng kết hợp các thuốc trị ho với thuốc long đờm.

Nhóm thuốc kháng Histamin

Histamin là một trong những chất trung gian trong sốc phản vệ và dị ứng. Thuốc kháng histamin được dùng trong điều trị ho, ngứa cổ là nhóm thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là đối kháng cạnh tranh với histamin tại tế bào đích là ở cơ trơn, tế bào nội mô nên được sử dụng để giảm ho ngứa họng.

Các thuốc thường dùng trên lâm sàng gồm: Clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin, alimemazin,… Tuy nhiên, thuốc kháng histamin chỉ giúp làm giảm triệu chứng, không làm thay đổi căn nguyên của bệnh nên việc xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng (như phấn hoa, khói bụi, thức ăn, các loại thuốc, mỹ phẩm khác…) mới giúp bệnh được điều trị dứt điểm.

Lưu ý: Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như gây buồn ngủ, mất tập trung, chóng mặt, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, vận hành máy móc hoặc những công việc cần sự tỉnh táo. Các thuốc thế hệ 1 còn có phụ gây khô môi, táo bón, nhịp tim nhanh, bí tiểu khi dùng lâu dài.

dau-hong

Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn họng

Thuốc kháng sinh trị ho ngứa họng là thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh do nhiễm khuẩn. Cơ chế của thuốc kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc ngăn chặn vi khuẩn nhân lên và phát triển. Sử dụng thuốc kháng sinh cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, tình trạng và độ tuổi cân nặng của người bệnh mà bác sỹ lựa chọn ra kháng sinh phù hợp nhất.

Kháng sinh là vũ khí lợi hại để tiêu diệt vi khuẩn tuy nhiên cần phải sử dụng đúng cách và hợp lý tránh gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.

Các loại thuốc kháng sinh

Các bác sĩ thường kê đơn có chứa các loại kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin để điều trị các loại viêm họng do liên cầu.

Nhóm thuốc này có thể tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ho ngứa, viêm họng. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không có tác dụng trên các bệnh nhận bị ho ngứa, viêm họng do virus gây ra.

Trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng với các thuốc kháng sinh nhóm Penicillin (Penicillin, Amoxicillin…), bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng nhóm Cephalosporin hoặc kháng sinh nhóm Macrolid khác để thay thế, ví dụ:

  • Azithromycin (Azihasan 250, Opeazitro, Neazi…)
  • Cephalosporin, bao gồm: Cefixime (Suprax, Cefibiotic…), Cefuroxime (Ceftin, Cefuroxim…), Cephalexin
  • Clarithromycin (Clarithro, Topclar 500…)

Kháng sinh Penicillin là thuốc được lựa chọn hàng đầu khi điều trị ho ngứa cổ họng do nhiễm khuẩn.

Các thuốc hỗ trợ

Thông thường người bệnh khi bị ho ngứa họng thường kèm theo các tình trạng như: sốt cao, viêm họng… Một số các loại thuốc thường được kê đơn kèm với các loại thuốc kháng sinh

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Alpha Choay với thành phần là alphachymotrysin là sản phẩm thường được bán kèm nhiều nhất.
  • Thuốc hạ sốt: Paracemtamol thường được dùng khi người bệnh sốt trên 38.5oC
  • Vitamin C: Người bệnh nên tăng cường bổ sung Vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Xem thêm: Khi nào dùng kháng sinh cho trẻ bị viêm họng?

Thuốc ức chế bơm proton khi nguyên nhân gây bệnh là trào ngược dạ dày

Ngứa họng gây ho cũng là một biểu hiện của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Acid dịch vị sẽ kích thích gây ngứa rát họng, lâu dần sẽ dẫn đến ho. Khi nguyên nhân gây ngứa cổ họng kéo dài là trào ngược dạ dày thì bạn sẽ dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole…

Omeprazole là thuốc được dùng phổ biến để điều trị các vấn đề về dạ dày, thực quản. Omeprazole thường dùng theo đường uống, một lần mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để uống là uống trước bữa ăn. Ngoài ra, Omeprazole có thể dùng kèm với các thuốc kháng acid để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên không nên dùng thuốc Omeprazole quá 14 ngày.

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống tác động đến hiệu quả điều trị bệnh. Bạn nên xây dựng cho bản thân thói quen phù hợp, dựa lời khuyên của các chuyên gia.

Những lưu ý cần biết khi uống thuốc

Ho ngứa họng là hiện tượng thường gặp trong thực tế. Tình trạng này có thể kéo dài không lâu và tự khỏi. Song nếu không chú ý điều trị sớm, đến khi bệnh tiến triển nặng gây nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi có hiện tượng ho ngứa họng bạn nên có biện pháp chăm sóc bản thân, áp dụng các phương pháp giảm ho ngứa họng đơn giản tại nhà. Khi tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng nguy hiểm, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời.

Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị ho, long đờm, kháng sinh… Việc tự ý sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bạn. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, tránh lạm dụng thuốc làm giảm đáp ứng của cơ thể và tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn.

Bạn không nên tự ý sử dụng kết hợp các thuốc trị ho với thuốc long đờm. Nguyên nhân là do cơ chế hoạt động của 2 thuốc, bạn cần phản xạ ho để tống đờm ra ngoài, tránh gây bít tắc đường hô hấp mà thuốc giảm ho lại ức chế phản xạ ho. Do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm với người có phản xạ ho kém, đang dùng thuốc trị ho. Trẻ nhỏ cần được hỗ trợ hút đờm ra ngoài.

Không được sử dụng thuốc long đờm kéo dài, nó khiến bạn có thể gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, chóng mặt, nhức đầu, phát ban…

Ngoài ra, bạn cần xây dựng cho mình thói quen, lối sống lành mạnh để phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, nâng cao sức khỏe bản thân

an-uong-giam-dau-hong-tren

Sử dụng xịt họng AFree để cải thiện triệu chứng ho, ngứa cổ

Việc sử dụng các sản phẩm có tác dụng sát khuẩn cổ họng một cách thường xuyên làm hạn chế đáng kể tình trạng ngứa họng. Xịt họng AFree chính là sản phẩm mà bạn cần có trong gia đình. Thiết kế dạng xịt của AFree giúp sản phẩm có thể dễ dàng đi sâu đến các vị trí trong khoang họng với liều lượng chính xác đem lại hiệu quả tối đa.

xit-hong-afree-giam-dom

Xịt họng AFree của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh sẽ giúp họng của bạn luôn được bảo vệ nhờ hai thành phần chính là ZnI2 và DMSO (Dimethyl sulfoxide). Chỉ với 3 bước đơn giản, dung dịch đã được đưa tới đích tác dụng để bảo vệ sức khỏe của bạn:

  • Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn.
  • Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt.
  • Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ, hướng đầu vòi phun sương vào sâu cổ họng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp.

Ngoài ra, sản phẩm xịt họng AFree còn có các tác dụng ưu việt có thể kể đến như:

  • Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
  • Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
  • Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, ngứa, đau rát họng
  • Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn

Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree ngày 4-6 lần, mỗi lần 2-3 nhịp vào họng giúp giảm thiểu cảm giác ngứa, đau rát họng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể pha dung dịch với nước để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần để phòng ngừa triệu chứng ngứa họng, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Đặt mua xịt họng AFree giao tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Địa chỉ mua xịt thọng AFree chính hãng trên toàn quốc

Rate this post

Viết một bình luận