Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ – Tiếng Việt lớp 4 – khoahoc.com.vn

Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ rút cho các em được bài học nào sau khi đọc truyện đó, các em cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Đề bài: Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ

Lời giải:

Câu chuyện kể về một con thỏ chế nhạo một con rùa chậm chạp. Mệt mỏi với thái độ kiêu ngạo của Thỏ, Rùa thách đấu Thỏ một cuộc đua. Thỏ nhanh chóng bỏ xa Rùa lại phía sau. Yên trí rằng mình sẽ thắng, Thỏ dừng lại nghỉ ngơi giữa cuộc đua để chợp mắt một lát. Tuy nhiên khi tỉnh giấc, Thỏ nhận ra đối thủ, kẻ vẫn kiên trì bò một cách chậm chạp, đã gần về đến đích trước mình, thỏ vội vàng chạy về đích nhưng không kịp nửa, rùa đã thắng thỏ bằng sừ kiên trì của mình.

1. Truyện Rùa và thỏ

Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ ngắn gọn, hay nhất

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai nói đùa với Rùa:

– Chậm như cậu mà cũng đòi tập chạy à?

Rùa đáp:

– Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?

Thỏ vểnh tai lên tự đắc:

– Được, được! Cậu dám thi chạy với tôi sao? Tôi chấp cậu một nửa đường đó!

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ:

– Ta chưa cần phải chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa.

Thỏ nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng Thỏ nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

2. Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ

Truyện Rùa và Thỏ tuy là một câu truyện đơn giản nhưng đã cho chúng ta một bài học rất quý giá là chậm mà ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng. Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công”. Nhưng khi áp dụng bài hoc này vào cuộc sống thực tế ta cần lưu ý rằng: bởi vì cuộc sống không có gì là cố định cả, nó luôn bất biến và thay đổi, đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải có một sự sáng tạo mới trong suy nghĩ, một nhận thức mới sao cho phù hợp với cuộc sống này.

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị hủy hoại vởi chính sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang, mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng. Các thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại, không tự cao tự đại, không làm việc bất cẩn, thiếu kỉ luật. Truyện tưởng đã quá xa và không còn lạ gì, nhưng đến nay vẫn có không ít điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. Những người dù nhanh nhẹn nhưng luôn cẩu thả trong suy nghĩ và hành động cuối cùng sẽ bị đánh bại bởi những người siêng năng, cẩn thận, dù bản chất họ chậm hơn rất nhiều.

Nhưng cũng phải suy ngẫm ngược lại, dù siêng năng, cẩn thận nhưng quá chậm chạp cũng sẽ phải chịu thua người nhanh và chắc chắn. Trong công việc hàng ngày của chúng ta giữa một người chậm và một người nhanh nhẹn thì chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng nhiều hơn và họ sẽ tiến xa hơn trong sự nghiệp, cũng như trong cuộc sống.

Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của thỏ và rùa, chúng đều không đầu hàng trước những thất bại. Sau khi thất bại thảm hại trước rùa thì chắc chắn thỏ sẽ quyết tâm làm việc hăng say hơn và cố gắng nhiều hơn nữa, còn rùa dù chiến thắng nhưng cũng đành phải thay đổi chiến lược vì dù có ý chí kiên cường, siêng năng, cần cù nhưng không thể chậm chạp mãi được. Trong cuộc sống, khi phải đối mặt với thất bại, có thể đó sẽ là thời điểm thích hợp để mỗi chúng ta cố gắng hon và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi lúc cũng cần phải thay đổi chiến lược mới hơn, đồng thời thử tìm nhiều giải pháp khác để có thể phát triển tốt hơn trong cuộc sống.

3. Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ theo lời của em

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

Bài tiếp theo: Các từ láy âm đầu l

Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ trên các em có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé

Rate this post

Viết một bình luận