[Tổng hợp] Dụng cụ ăn dặm cho bé mẹ cần chuẩn bị

25528

Để chuẩn bị tốt nhất cho con bước vào hành trình ăn dặm, mẹ đỡ vất vả thì việc chuẩn bị trước những đồ dùng cho bé tập ăn dặm là rất quan trọng. Vậy danh sách đồ dùng cho bé tập ăn dặm bao gồm những gì? Hãy cùng Vinaquick.com tìm hiểu danh sách này các mẹ nhé.

  1. Ăn dặm là gì và bắt đầu từ khi nào?

Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với thức ăn thô hơn sữa mẹ hoặc sưa công thức, ăn dặm không nhằm thay thế sữa mẹ trong 1 năm đầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn thiện để có thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thức ăn đặc và “phức tạp” hơn sữa mẹ.

2. Những dấu hiệu cho thấy bé đã  sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm:

  • Bé đã có thể ngồi vững, kiểm soát đầu và cổ tốt, thậm chí có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
  • Bé đã biết “hợp tác” với muỗng: Mẹ có thể dùng “phép thử” xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa bằng cách đưa muỗng đến gần miệng bé. Nếu bé cố gắng mở miệng thay vì phản xạ đẩy muỗng, điều này đồng nghĩa với việc bé muốn ăn dặm rồi mẹ nhé
  • Bé nhanh đói, cảm thấy không đủ no, không thoả mãn sau khi bú

sẵn sàng ăn dặm

3. Các dụng cụ ăn dặm cần thiết mẹ cần chuẩn bị

Dụng cụ ăn dặm cần thiết mẹ cần chuẩn bị1. Máy làm đồ ăn dặm

Với 4 chức năng xay-hấp-rã đông- hâm nóng, máy làm đồ ăn dặm là một sản phẩm không thể thiếu  và tiết kiệm rất nhiều thời gian cho me khi chế biến đồ ăn dặm cho bé. Các loại máy ăn dặm phổ biến trên thị trường gồm: Beaba babycook, Baby Moov, Baby Brezza…

Cách sử dụng rất đơn giản, mẹ cắt nhỏ đồ ăn, cho vào lồng hấp, đổ nước vào khay đựng nước rồi chọn chế độ hấp, máy sẽ hấp chín đồ ăn và giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, sau đó mình chọn chế độ xay, xay nhuyễn hoặc lợn cợn tuỳ theo độ tuổi của bé. Tiện dụng hơn nữa là khả năng rã đông an toàn, rồi sau đó hâm nóng. Mẹ có thể làm đồ ăn như puree 1 lần, dự trữ trong tủ lạnh và dùng cho những ngày sau đó, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

máy làm đồ ăn dặm
2. Ghế ăn dặm

Ghế cao- ghế chuyên dụng cho bé ăn dặm cũng là một sản phẩm không thể thiếu mà mẹ cần chuẩn bị.  Ghế ăn dặm được chia làm hai loại: highchair- ghế cao và Booster seat là loại ghế gấp gọn, lắp lên ghế trong nhà để bé ngồi lên khi ăn dặm.

Việc cho bé ngồi ghế riêng mỗi khi ăn dặm sẽ rèn cho bé một thói quen tốt, tự giác ngay từ nhỏ, không những vâỵ còn đảm bảo an toàn vì khi còn nhỏ bé rất hiếu động và chưa ý thức được các sự vật có thể gây nguy hiểm xung quanh, nên khi bé ngồi ghế, có khay ăn, có dây seat belt bé sẽ không bò lung tung giúp mẹ yên tâm hơn. Việc ngồi ghế ăn dặm còn giúp bé giao tiếp với các thành viên trong gia đình khi ăn, bé sẽ yêu thích việc ăn và giúp bé sớm biết nói.

ghế ăn dặm

3. Các loại khay ăn- bát- thìa- nĩa chuyên dụng cho bé ăn

Khi bé ăn dặm, ba mẹ nên lựa chọn các vật liệu an toàn cho bé như silicone, nhựa hoặc gỗ, tránh các đồ bằng sứ hoặc thuỷ tinh có thể làm vỡ gây nguy hiểm. Trong đó các loại chén, khay ăn, thìa bằng silicone của các hiệu Ezpz ( Mỹ), Bumkins ( Mỹ) được ưa chuộng hơn cả vì chất liệu làm đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định chất lượng, không gây hại ngay cả khi đựng canh nóng, có đế hút chân không dính lên mặt bàn, bé không xô đầy làm rơi đồ ăn, khay ăn xuống đất được

khay ăn dặm

Ngoài các sản phẩm trên, một số những dụng cụ khác

  • Yếm ăn dặm : nên làm bằng vật liệu chống thấm nước để dễ vệ sinh, có thể mua yếm hoặc áo trùm vì khi mới tập ăn, nhất là bé ăn dặm BLW sẽ khá bẩn và bừa bộn vì con ném hoặc bôi đồ ăn lên người
  • Túi nhai chống hóc: cho hoa quả vào cho bé tập ăn hoa quả và gặm đỡ bị ngứa nướu
  • Khay dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh để mẹ làm đồ ăn 1 lần và lần sau chỉ cần bỏ ra hâm lại

Rate this post

Viết một bình luận