Tất cả 19 đặc sản Bạc Liêu được tổng hợp là các món đặc sản ở Bạc Liêu nổi tiếng và gây thương nhớ nhất cho bao người con “xứ cơ cầu” xa quê.
-
Lẩu Mắm
Người miền Tây vẫn hay nói vui với nhau cái câu “ăn mắm thấm về lâu”. Nếu có cơ hội về miền Đồng Bằng Sông Cửu Long bạn hãy thử thưởng thức cái vị mặn mà, đậm đà thấm vị của món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần đặc sắc – lẩu mắm.
Sông nước mênh mông miền đồng bằng tôm cá nhiều, cá làm khô hoài cũng phí vậy nên từ đó mà có thêm món mắm. Được chắt lọc từ những hương vị đồng quê dân dã và bàn tay khéo léo của người nông dân nên mắm miền Tây mang một hương vị rất riêng, mộc mạc mà sâu lắng.
Đặc biệt, ở Bạc Liêu, mắm còn là món ăn giao thoa giữa ba nền văn hóa: Việt – Chăm – Khemer. Và món lẩu mắm của người dân nơi đây thì quả là khỏi phải bàn cãi bởi nó đã trở nên quá đỗi thân thuộc và đi vào lòng nhiều người kể cả những du khách miền xa đến thăm.
Nguyên liệu nấu lẩu mắm Bạc Liêu cũng vô cùng đa dạng từ thịt cá như thịt heo ba rọi, cá ba sa, cá bông lau, cá kèo, tôm , mực,… cho đến các loại rau như bông súng, rau muống, rau đắng,…
Nhìn nồi nước lẩu nóng hỏi nghi ngút khói tỏa hương thơm bát ngát là chúng ta đã muốn thưởng thức ngay. Rồi sau đó húp thử một ngụm nước lẩu mà thấm đậm cái hương vị khó quên làm say lòng người của món lẩu mắm Bạc Liêu.
-
Bánh Tằm Ngan Dừa
Chúng ta có thể tìm thấy món bánh tằm ở nhiều nơi của các tỉnh miền tây, nhưng nếu muốn tìm ra món bánh tằm chính gốc thì hãy đến Bạc Liêu, Bánh Tằm Ngan Dừa Bạc Liêu từ lâu đã trở thành muốn ăn thân thuộc và nổi tiếng.
Nghề làm bánh tằm ở “xứ cơ cầu” đã có từ rất lâu. Thoạt nhìn thì đơn giản nhưng món bánh này được làm ra cũng vô cùng công phu và kỹ lưỡng. Để có được cọng bánh thơm dẻo, trắng mềm đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo của người thợ.
Được chế biến từ bột gạo lúa mùa nên từng sợi bánh rất thơm ngon, vừa dẻo vừa dai lại được xe thủ công nên khi ăn có cảm giác xừn xựt rất thú vị. Khi ăn bánh tầm ngan dừa, người ta thường ăn chung với xíu mại, thịt ba rọi và gan heo băm nhỏ. Ngoài ra còn thêm một số gia vị khác để tăng thêm hương vị như đường, tỏi, hành phi, tiêu,…
Cho bánh tằm lên dĩa, bỏ váo tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị như trên thêm chút rau thơm, giá sống rồi chan nước sốt lên trộn đều là có ngay món bánh tằm ngan dừa thơm ngon đắc sắc để thưởng thức. Từng hương vị của các loại nguyên liệu hòa quyện lại với nhau mà tạo nên một cảm giác ngon khó cưỡng cho người dùng.
-
Nhãn Da Bò
Ngoài những đặc sản nổi tiếng như mắm, tôm cá,… thì miền Tây còn được biết đến như vựa trái cây với đa dạng các thể loại trong đó phải kể đến Nhãn Da Bò của Bạc Liêu, loại trái cây thơm ngon trứ danh được nhiều người biết đến và ưa chuộng.
Nhãn da bò có nguồn gốc từ Huế nhưng ngày nay được trồng và phát triển nhiều nhất ở miền Tây. Cũng có thể nhìn thấy được rằng, ở vùng Đất Bạc Liêu này, nhãn da bò cho trái to và rất chất lượng. Nếu có cơ hội đến thăm những vườn nãy nơi đây, các bạn sẽ không khỏi thích thú trước hình ảnh những chùm nhãn vàng đung đưa rực rỡ trong nắng, hương thơm lan tỏa trong gió.
Ngoài việc là một loại trái cây dùng làm món tráng miệng hay ăn chơi, nhãn da bò còn có các tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe giúp chữa bệnh bởi nó cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin.
Như một món quà của thiên nhiên ban tặng cho con người, nhãn da bò quả thật không chỉ giúp chúng ta cảm thấy ngon miệng và còn mang lại biết bao lợi ích khác đáng để trân trọng.
-
Bánh Xèo
Bánh xèo là loại bánh dân giã và cũng dễ gây thương nhớ nhất. Có thể bạn sẽ bắt gặp nhiều nơi, nhưng bánh xèo Bạc Liêu vẫn luôn khiến con người ta khoái và gây nghiền, bởi một khi đã ăn thử một lần chứng ta lại muốn có thêm những lần sau nữa.
Thật khó mà diễn tả nổi sự khác biệt và hương vị riêng, nhưng nếu một lần về với quê hương của đờn ca tài tử thì nên một lần nếm thử bánh xèo nơi đây nhé!
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bánh xèo Long Hải Vũng Tàu
-
Bún Bò Cay
Vị đậm, kết hợp hòa quyện giữ cay, chua, ngọt, béo, bùi,… thấm đến từng vị giác là những từ có thể miêu tả cho món bún bò cay, một đặc sản Bạc Liêu được nhiều người ưa chuộng.
Với cái hương vị đặc biệt của món bún bò cay, ai đến Bạc Liêu được một lần thưởng thức sẽ khó mà quên được. Nguyên liệu nấu món ăn này cũng khá đơn giản không quá phức tạp, chỉ cần chọn loại thịt bò ngon thêm hành tây, cà chua, một ít gừng, tỏi và gia vị là sẽ có ngay nồi bún bò cay thơm ngon khó cưỡng.
Nhìn tô bún bò bưng lên nóng hổi nghi ngút khói hương thơm bay đến tận mũi là đã muốn ăn ngay. Nước lèo có màu vàng sẫm, thịt bò to ngon, cùng cái vị cay cay vô cùng hấp dẫn. Theo như lời của những người thợ nấu món bún bò cay này thì cái vị cay nồng đặc trưng là do ớt sừng trâu chín đỏ kết hợp với xả tạo ra. Nước bún sền sệt nhờ vào ít bột năng pha loãng trong quá trình nấu.
Ngày mưa hay không khí lành lạnh mà được thưởng thức tô bún bò cay xè nóng ấm đến tận bụng thì quả là không còn gì bằng.
-
Bún Nước Lèo
Về thăm xứ Bạc Liêu mà chưa thử qua món đặc sản nổi tiếng bún nước lèo thì xem như chưa đặt chân đến nơi đây. Có nhiều người thường nhầm lẫn giữa bún nước lèo và bún mắm, nhưng thực chất đây là hai món ăn khác nhau, chỉ giống ở chỗ đều dùng con mắm để nấu nước dùng.
Chỉ cần bước đến gần nồi nước lèo bạn đã có thể ngửi thấy hơn thơm ngào ngạt bốc lên bay vào mũi. Và chính nồi nước lèo ấy cũng quyết định nên sự hấp dẫn và thơm ngon của món ăn. Thường người ta dùng mắm cá sặc trộn với một lượng thính đem đi hầm một khoảng thời gian dài để làm nước dùng. Mắm cá sặt béo đem đi nấu nước lèo thì quả là ngon ngọt không gì bằng.
Ngoài hương vị chính đặc trưng là mắm, bún nước lèo ngon là vì có những nguyên liệu đi kèm như cá lóc nguyên con, tôm tươi kết hợp với dừa xiêm… Nhúng khoanh bún gạo qua nước sôi, cho vào tô lớn và chan nước lèo vào, thêm chút rau thơm sau đó ăn kèm rau sống cộng chanh ớt bằm thì quả là một món ngon không thể cưỡng lại.
-
Xá Pấu
Là nơi tập trung đông đảo người dân tộc Hoa sinh sống nên Bạc Liêu cũng phần nào ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của người Tiều hay còn gọi là Triều Châu. Một trong những món phải kể đến nơi đây chính là xá pấu, một món ăn được làm từ củ cải trắng phơi đem trộn với muối hột nhưng khi ăn sẽ đem đến cho người dùng một cảm giác thơm ngon mới lạ.
Cách làm xá pấu cũng khá đơn giản, củ cải trắng mua về rửa sạch rồi xắt thành từng cọng nhỏ đem phơi khô sau đó đem đi muối. Các gia vị chuẩn bị cho công đoạn muối cải bao gồm: đường, ngũ vị hương, rượu đem đi trộn đều với nhau. Tất cả ngâm chung đến khi đường tan và thấm đều hết cọng xá pấu là ăn được.
Xá pấu được chế biến thành nhiều món ăn khác rất ngon. Có thể dùng xá pấu để chiên với trứng vịt, trộn giấm đường, hầm giò heo hoặc làm gỏi ăn rất hấp dẫn. Bên cạnh những món đã kể trên không thể nào thiếu được cháo trắng, xá pấu ăn kèm cháo trắng không biết từ bao giờ đã trở thành một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời. Thỉnh thoảng nếu đã dần ngán với các món ăn hàng ngày hãy thử làm một tô cháo trắng với xá pấu đảm bảo bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú.
-
Bồn Bồn
Nhắc đến bồn bồn chắc có lẽ ai cũng biết đó là món đặc sản của miền Tây. Ai một lần được thưởng thức món canh bồn bồn nấu nước dừa sẽ nhớ mãi cái hương vị đặc trưng của món ăn dân dã nhưng không kém phần thú vị này.
Món canh bồn bồn được chế biến khá đơn giản, chỉ cần dùng ít thịt ba chỉ hầm nước dừa rồi đổ thêm bồn bồn nêm gia vị vừa đủ ăn là có ngay một món ngon khó cưỡng. Ngoài món canh hầm bồn bồn, người ta còn chế biến được rất nhiều món hấp dẫn khác như: bồn bồn xào tép, bồn bồn làm rau ăn lẩu hay chấm cá kho, mắm kho, thịt kho,…
Theo lời những người dân cho biết bồn bồn là loại thực vật có sức sống rất mãnh liệt. Ngày trước, bồn bồn được xem như cỏ dại bị nhiều người tiêu diệt nhưng thời gian gần đây bồn bồn lại được nhận rộng vì vừa là món ăn ngon lại có thể đem đến thu nhập cho người dân.
Tuy là một món ăn dân dã, mộc mạc, dễ tìm thấy và không quá quý hiếm nhưng một khi đã thưởng thức bồn bồn sẽ làm xao xuyến rất nhiều trái tim của người thực khách.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bồn bồn Cái Nước Cà Mau
-
Ba Khía
Ba khía, cái tên đã nói lên sự dân dã của miền quê sông nước. Nếu có cơ hội thưởng thức món ăn này chắc hẳn đây sẽ là một lí do thêm phần lưu luyến vùng đất tươi đẹp và hiếu khách của những con người miền Tây.
Môi trường sống của ba khía là ở những nơi nước lợ, các cửa sông, cửa rạch đổ ra biển,… Hình dáng và kích cỡ của ba khía nhìn giống như cua đồng, tên gọi của nó được hình thành từ dấu ba gạch trên lưng. Đây là một món ăn đậm chất văn hóa ẩm thực của miền Tây.
Vào khoảng tháng 10 mỗi năm là mùa ba khía, để thịt ba khía chắc và ngọt phải đợi đến mùa mưa. Thời điểm này, người dân thường chèo xuồng qua các mương rồi dùng bao tay bắt hoặc thậm chí là câu hoặc bẫy ba khía.
Ba khía có thể nấu thành rất nhiều món ngon. Người miền Tây khéo léo, hiếu khách nên món ăn của người miền Tây cũng chan chứa biết bao tình cảm. Về miền Tây được thưởng thức món ba khía thì quả là càng làm đặc sắc thêm cho mỗi chuyến đi.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Mắm ba khía Rạch Gốc Cà Mau
-
Mắm Chua Vĩnh Hưng
Nhắn đên các món đặc sản nổi tiếng của Bạc Liêu không thể không nhắc đến món mắm chua Vĩnh Hưng. Và có thể mắm là một món ăn quen thuộc của những người dân miền Tây, hệ thống các loại mắm cũng vô cùng đa dạng, tuy nhiên mắm chua Vĩnh Hưng luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi hương vị thơm ngon lạ miệng của nó.
Mắm chua không xương Vĩnh Hưng mang một nét dân dã như những con người nơi đây, những con cá tươi ngon nhất được ủ lên men và có thể bảo quản lên đến khoảng 15 ngày. Sau khi thành phẩm con mắm sẽ rất mềm khiến người dùng ăn nguyên con mà cứ ngỡ như đã được rút bỏ hết xương.
Công đoạn để làm nên món mắm chua không quá cầu kì nhưng đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo của người thợ. Các loại cá thường được chọn làm mắm như cá rô, cá sặc độ lớn vừa phải khoảng 2 ngón tay là được. Để món ăn được vệ sinh, đúng chất lượng, cá mang về phải làm thật kỹ và sạch, bỏ đầu, bỏ kì và ruột rồi đem ướp gia vị vừa đủ ăn.
Mắm chua Vĩnh Hưng là sự kết hợp giữa vị chua cay, mặn ngọt, nồng nồng, khi ăn vào từng con mắm tan biến trong miệng rất ngon. Nếu đã một lần được thưởng thức món đặc sản của Bạc Liêu này đảm bảo sẽ khiến chúng ta lưu luyến mãi không quên.
-
Bún Xào Nem Nướng
Nếu có cơ hội về Bạc Liêu, khách tham quan hãy nhớ dừng chân ghé lại để thưởng thức món ăn mang hương vị vô cùng quen thuộc nhưng đã đi vào long biết bao người – bún xào nem nướng.
Bún xào ở đây sợi to được làm từ bột gạo rất thơm, nem nướng cây to tròn rất vừa ăn. Hương vị bún xào nem nướng mang một nét miền Tây rất riêng, mặn mặn ngọt ngọt vừa miệng ăn kèm rau sống thì quả là hấp dẫn vô cùng.
Về Bạc Liêu, ghé ngang các hàng quán chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy được món ăn thơm ngon này. Thay thế cho các bữa ăn đổi lại bằng một tô bún xào nem nướng thì cũng là một điều vô cùng thú vị.
-
Hủ Tiếu Mì Khô
Hủ tiếu dường như đã trở thành một món ăn vô cùng quên thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng thay vì hủ tiếu chan ngập nước thì một tô hủ tiếu mì khô trộn với nước sốt đậm đà thì quả là sẽ mới lạ hương nhiều.
Hủ tiếu mì khô hấp dẫn được nhiều người ở mọi lứa tuổi là vì hương vị thơm ngon khó cưỡng, nước sốt béo thơm mang vị ngọt của thịt nhưng ăn không bị ngán. Kèm theo đó là nhiều loại topping như tôm thịt rất đậm đà.
Thêm chút hành lá xanh xanh cộng nước lèo nóng hổi ăn kèm thì quả là khó có gì cưỡng nổi món hủ tiếu mì khô. Những ai đã là tín đồ của món hủ tiếu truyền thống thì hãy thử ngay một lần món ăn này đảm bảo sẽ cảm thấy vô cùng thú vị bởi hương vị độc đáo của nó.
-
Hủ Tiếu Bò Cay
Hủ tiếu là một món ăn được đông đảo rất nhiều người ưa chuộng, dọc các tỉnh miền Tây, chúng ta có thể bắt gặp vô vàn các hàng quán đông đúc khách thưởng thức món này. Đặc biệt khi đến Bạc Liêu du khách sẽ được thưởng thức một món hủ tiếu mang một hương vị rất đặc trưng thơm ngon lại mới lạ, hủ tiếu bò cay.
Cọng hủ tiếu bò cay được làm từ bột gạo, không quá dai cũng không quá mềm, ăn vô vị lạ miệng vừa mềm mềm lại dai dai rất dễ nuốt.
Người ta cũng có thể kết hợp món bò cay này với bánh mì, mì vắt,… Thành phần của món bò cay là bò nạc và gân bò, đặc biệt ở đây chính là nước lèo được chế biến với ớt sa-tế cay xè vô cùng hấp dẫn.
-
Bánh Củ Cải
Đến thăm “xứ công tử” mà chưa được thử món bánh củ cải thì quả là một điều vô cùng uổng phí. Bánh củ cải có nguồn gốc từ người Hoa và thường được sử dụng vào các dịp giỗ hoặc đón Tết Nguyên Đán.
Theo dòng thời gian, món bánh củ cải đã trở thành một nét riêng trong văn hóa ẩm thực và là niềm tự hòa của người dân Bạc Liêu với khắp bạn bè gần xa. Tuy nhiên cũng không phải đến Bạc Liêu là có thể thưởng thức ngay món bánh củ cải, mọi người còn truyền tai nhau câu nói vui “Ăn bánh cũng phải tùy duyên” bởi món ăn này thường được bán trên những chiếc xe đẩy hoặc gánh hàng rong.
Qua bàn tay khéo léo của người thợ với những nguyên liệu cũng khá đơn giản và dân dã mà tạo nên một nét độc đáo của món ăn. Vỏ bánh được làm từ bột mì và củ cải trắng xay nhuyễn và được cán vô cùng mỏng. Nhân bánh bao gồm củ cải trắng, củ sắn, tôm khô cùng thịt. Quan trọng nhất vẫn là quá trình làm bởi nó khá phức tạp và công phu.
Bánh có màu trắng trong xuyên thấu vào nhân cùng màu xanh của hành bên trong nhìn rất đẹp và thanh mát. Vị ngọt bùi của thịt cùng ngọt thanh của củ sắc hòa quyện lại tạo nên một mùi vị riêng của bánh của cải xứ công tử Bạc Liêu.
-
Đuông Chà Là
Về Bạc Liêu ăn món đuông chà là chấm nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt cảm nhận vị béo ngọt của đuông, vị giòn của bột và bơ thì quả là tuyệt vời.
Thực tế, đuông chà là không gì khác lạ mà chính là món ấu trùng của kiến dương. Vào những tháng cuối năm, đuông sinh sôi nảy nở béo múp ăn vào hương vị thơm ngon vô cùng.
Có nhiều người đặc biệt là khách nữ lần đầu nhìn thấy món ăn này sẽ có phần hoảng sợ vì nó giống giống với con sâu. Tuy nhiên khi đã chế biến thành phẩm và thử thưởng thức một lần đảm bảo du khách sẽ có cái nhìn khác hoàn toàn về nó.
Vị ngọt của đuông chà là kết hợp cùng gia vị nêm mếm vừa đủ ăn sẽ tạo nên một món ăn độc đáo thơm ngon vô cùng hấp dẫn làm say lòng người dùng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Đuông chà là Cà Mau
-
Năn Bộp
Trong ẩm thực miền Tây, có một món ăn khá dân dã nhưng lại tạo cho người dùng cảm giác thích thú và ưa chuộng – năn bộp. Năn bộp là tên gọi của một loại thực vật mộc hoang trên các cánh đồng ngập mặn, người ta thưởng sử dụng năn bộp như một loại rau sống hoặc chế biến thành món ăn khác.
Cây năn bộp được chia thành ba phần gồm đọt năn, chồi non và củ đều được sử dụng làm món ăn nhưng nhiều nhất vẫn là đọt năn.
Người dân ở xứ này thường chế biến năn bộp thành các món ăn dân dã nhưng cũng vô cùng thú vị. Đọt năn sau khi bóc hết vỏ sẽ dùng làm rau sống, trộn gỏi, xào, nấu canh, nhúng lẩu,… tất cả đều rất ngon.
Năn bộp thường có nhiều và tươi tốt vào mùa mưa, nhờ vào mùa mưa mà làm đa dạng phong phú hơn những món đặc sản của người dân miền Tây Nam Bộ. Bởi thế, nếu có cơ hội về với Bạc Liêu, hãy nhớ dừng chân ghé lại thưởng thức món ăn dân dã năn bộp này nhé.
-
Cá Kèo Kho Dưa Cải
Chút vị đắng của mật hòa cùng vị ngọt của thịt cá và vị béo của gan mà tạo nên một món cá kèo thơm ngon đặc trưng không nhầm lẫn vào đâu được. Cũng như các loại cá khác, có nhiều cách để chế biến cá kèo như cá kèo kho, cá kèo chiên, cá kèo nướng,… nhưng để hương vị mới lạ và độc đáo phải kể đến món cá kèo kho dưa cải.
Cá kèo kho là một món ăn đi vào lòng biết bao con người bởi sự tươi ngon cộng thêm chút dưa cải giòn chua thì quả là có thể gây nghiện đối với người dùng. Dọn lên mâm cơm gia đình, nồi cá kèo kho dưa cải ăn kèm với bát cơm trắng nóng hổi thì quả là phải ăn thêm đến tận vài chén mới đủ no.
Cá kèo là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Ngày lạnh có món cá kèo kho dưa cải chua chua cay cay quây quần bên gia đình cùng thưởng thức thì quả là tuyệt vời.
-
Cá Kèo Nấu Dấm
Với người dân miền Nam nói chung và đặc miền là vùng Tây Nam Bộ nói riêng thì cá kèo đã được đưa vào một trong những món ẩm thực được nhiều sự ưa thích và lựa chọn.
Cá kèo được chế biến thành nhiều món rất ngon nhưng đặc biệt khi kể đến món cá kèo nấu dấm thì quả là không thể chê vào đâu được.
Từ lâu, người dân Bạc Liêu đã quá quen thuộc với loại cá đặc trưng này. Ngoài những món thông thường, người dân nơi đây còn chế biến ra món cá kèo nấu dấm thanh mát vừa đơn giản lại vô cùng thơm ngon.
Những bữa cơm gia đình sẽ thêm hấp dẫn và thú vị nếu kèm thêm món cá kèo nấu dấm bổ dưỡng cho các thành viên thân yêu. Được thưởng thức món cá kèo nấu dấm một lần đảm bảo chúng ta sẽ khó mà quên được cái hương vị làm say lòng người của nó.
-
Mắm Cá Chốt
Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng là xứ sở công tử, với làn điệu Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu mà còn là nơi được biết đến với nghề đánh bắt cá và những cánh đồng muối trắng dọc biển. Được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cá tôm chính vì vậy mà nơi đây còn nổi tiếng với các loại mắm đặc biệt thơm ngon phải kể đến như mắm cá chốt.
Ở đây, cá chốt luôn có đầy sông, chỉ cần dành một ngày để đánh bắt là có ngay vài khạp mắm nhỏ. Mỗi dịp Tết khi cá thịt đã quá ngán, có hũ mắm cá chốt thay thế vào bữa cơm gia đình thì quả là vô cùng mới lạ và thơm ngon.
Mắm cá chốt được đặc biệt yêu thích bởi cái hương vị đặc trưng của nó. Mắm không quá mặn lại có độ dai của từng sớ cá và độ sần sật của trứng cá tạo nên một cảm giác thích thú cho người dùng.
Người ta thường dùng mắm cá chốt để ăn kèm với rau sống, chối chát và khế. Bên cạnh đó, mắm còn dùng để ăn với cơm nguội rất ngon.
Những đứa con của miền quê dân dã Bạc Liêu đi xa mà lòng đau đáu nhớ cái hương vị quê nhà. Nhớ ngày đánh bắt cá về đầy khạp mắm, nhớ cái hương vị mà dù cho có đi bao xa bao lâu cũng mãi không thể xóa nhòa trong trái tim mỗi con người.
Hình ảnh: Internet
Nếu bạn biết thêm các món đặc sản của Bạc Liêu nào chưa được liệt kê trong bài viết. Xin vui lòng chia sẻ cho mọi người được biết thêm tại phần bình luận bên dưới nhé!