Tổng hợp kinh nghiệm sắm lễ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà đầy đủ – Xem ngày tốt

Đền Bảo Hà thờ Ông Hoàng Bảy nổi tiếng là ngôi đền thiêng, thường được con hương đệ tử lưu tới hàng năm để cầu lộc, cầu làm ăn cho cả gia đình. Để có thể sắm lễ Ông Hoàng Bảy thật đầy đủ mà không bị thừa thãi, xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Cách sắm lễ cầu lộc Ông Hoàng Bảy

Lễ Ông Hoàng Bảy bạn có thể chia ra là lễ mặn, lễ chay tùy tâm và một số thức lễ khác bắt buộc phải có.

Lễ chay bao gồm các thức lễ: Hương, hoa, quả, nước ngọt hoặc nước khoáng, trà, bánh, oản, cơi trầu, cánh sớ.

Lễ mặn bao gồm các thức lễ: xôi gà (hoặc bánh làm từ nếp, khoanh giò, khoanh thịt), hương, hoa, quả (các loại quả ngọt), bánh kẹo (kẹo lạc, oản chay), trầu cau, cút rượu, nước ngọt hoặc nước khoáng, sớ cầu.

Lễ vật phải có: rượu, trà, thuốc lá, bánh kẹo, vàng mã Tứ Phủ, vàng mã tím, tiền trần đặt trên mâm, nếu cầu lộc thì làm sớ cầu lộc, cầu công danh thì làm sớ cầu công danh.

Nếu có điều kiện thì nên sắm thêm cỗ ngựa tím cùng trang phục, mũ hài bằng mã để lễ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà như hình được tố hảo.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là thành tâm, bạn không nhất thiết phải sắm đủ mà hãy tùy duyên, tùy điều kiện mà sắp lễ. Đôi khi chỉ cần vài thức lễ thiết yếu cùng một quanh oản chay là cũng đủ thành tâm.

Hiện nay oản chay hay oản tài lộc cũng được người ta cải tiến hơn xưa để giúp con hương tiết kiệm thời gian trong việc sắm lễ mà vẫn có được mâm lễ đủ đầy bánh kẹo vàng mã.

Những mẫu oản này đều được tích hợp cả oản chay bên trong và mã tiến bên ngoài với đầy đủ áo quan, mũ, hài, mã ngựa, bài tổ tôm hoặc có thêm bộ ấm trà.

Oản có thể giữ được đến 6 tháng nên khi dâng tiến con hương không cần phải hạ lễ ngay mà có thể giữ trên bàn thờ để trưng bày. Đây cũng là lễ vật thích hợp dành cho những con hương muốn dâng lên bàn thờ nhà ngày lễ đẹp để trưng bày đặc biệt trong tháng tiệc tháng 7 tại đền Bảo Hà.

Cách sắm lễ tạ Ông Hoàng Bảy

Ông bà ta xưa đã quan niệm:”Có vay phải có trả”, ứng nghiệm vào việc tâm linh thì đó là “Đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ”.

Đầu năm xin lộc ở đâu thì cuối năm phải làm lễ tạ ở đó. Việc tạ lễ giống như một lời cảm ơn trân trọng tới các vị Thánh Thần đã phù hộ độ trì cho gia đình suốt một năm vừa qua. Việc xin lộc và tạ lễ mà làm chu toàn đầu đuôi thì mọi việc ắt được hanh thông thuận lợi, việc xin lộc năm sau cũng dễ hơn tất thảy.

Vậy sắm lễ tạ cần những gì?

Lễ tạ cũng giống như lễ xin lộc, cũng cần phải chuẩn bị các thức lễ chay, lễ mặn cùng với các thức lễ cần phải có để dâng lên Quan Hoàng Bảy như tác giả đã nói bên trên. Ngoài ra, nhiều con nhang thành tâm sẽ sắm thêm cả vàng mã, y phục, ngựa mã để dâng nhà Ngài. Người có điều kiện sẽ sắm cả hộp mã với y phục bằng lụa để dâng tiến Hoàng Bảy.

Loại hộp mã này cao cấp hơn những loại mã chỉ được làm bằng giấy gió mỏng manh. Hộp mã đầy đủ mũ mão, y phục, giày hài nhà Ngài. Dâng tiến phẩm lễ này lên bàn thờ Quan Hoàng Bảy thì là đúng chuẩn lộc. Hiện tại những loại mã đẹp như thế này bạn chỉ có thể tìm ở Hà Nội, còn ở các khu vực quanh đền thì chưa có những loại sản phẩm như vậy. Nên trước khi đi lễ, các bạn hãy lưu ý nhé!

Những lưu ý khi đi lễ Ông Hoàng Bảy

Nên kêu cầu gia tiên chu đáo

Để việc đi lễ và kêu cầu được thuận lợi thì trước khi đến lễ tại đền bạn nên lễ gia tiên trước. Lễ để báo cáo với các cụ là con đi lễ ở đâu, ngày nào giờ nào để các cụ phù hộ độ trì cho và cũng là để gia tiên nhà mình giúp về phần âm, bẩm báo với các quan tại đền trước.

Không rẽ ngang rẽ dọc khi đi lễ

Nếu lòng đã định là ngày đó sẽ đi lễ đền này thì nên đi một mạch đến ngôi đền đó, không nên tranh thủ đi chỗ nọ chỗ kia trước khi vào đền. Hãy gác lại mọi chuyện để lễ xong xuôi rồi hãy làm.

Nên chuẩn bị lễ ở nhà

Bên cạnh cửa đền có rất nhiều nhà bán lễ Ông Hoàng Bảy tuy nhiên chúng ta vẫn nên chuẩn bị ở nhà cho chu đáo. Khi chúng ta chuẩn bị trước thì sẽ chắc chắn là đồ lễ đầy đủ và sạch sẽ. Đồng thời việc chuẩn bị trước cũng thể hiện sự thành tâm hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm khi tiến lễ Ông Hoàng Bảy, chúc các bạn thành công.

Rate this post

Viết một bình luận