Tổng hợp nguyên nhân và giải pháp trẻ quấy khóc khi bú

Tổng hợp nguyên nhân và giải pháp trẻ quấy khóc khi bú

Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, tiếng khóc chính là cách báo hiệu cho ba mẹ biết những khó chịu, bất thường bé đang gặp phải. Một trong những vấn đề nhiều mẹ lo ngại đó là trẻ quấy khóc khi bú. Tình trạng này có thể xảy ra vào một giai đoạn nào đó. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng đọc bài viết này để giải đáp ngay thắc mắc các mẹ nhé.

Trẻ quấy khóc khi bú là tình trạng phổ biến của trẻ sơ sinh.Trẻ quấy khóc khi bú là tình trạng phổ biến của trẻ sơ sinh.

1. Các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc khi bú

Bé vừa bú mẹ vừa quấy khóc có thể là do những nguyên nhân sau đây

1.1. Bé đang trong giai đoạn khủng hoảng (wonder week)

Giai đoạn Wonder Week là giai đoạn bé bắt đầu phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần trong 24 tháng đầu đời. Bé sẽ học thêm nhiều kĩ năng và tư duy mới. Khi đó, hoạt động não bộ của trẻ tăng lên nên bé có thể lơ là những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, ở giai đoạn này bé thường sẽ quấy khóc nhiều hơn, cáu kỉnh không chịu bú mẹ cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

1.2. Bé gặp một số vấn đề khó chịu trong người

Thông thường khi có một số khó chịu trong người bé sẽ biểu hiện cáu gắt, quấy khóc ra bên ngoài. Nó có thể đến từ các nguyên nhân sau:

– Bé bị đầy hơi: Một số trẻ nuốt nhiều khí khi bú mẹ hoặc bú bình làm kẹt khí khiến trẻ muốn ợ hơi. Điều này gây ra sự khó chịu cho bé làm trẻ quấy khóc khi cho bú. Lúc này, bạn có thể đặt trẻ lên vai xoa lưng nhẹ nhàng cho bé có thể ợ hơi được.

– Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng: Khi trẻ mọc răng khiến nướu của bé sưng đau và việc bú mẹ có thể làm bé càng cảm thấy đau nhức. Bạn có thể nhận ra trẻ mọc răng bằng cách thăm dò lợi của bé và thường bé bắt đầu mọc răng trong khoảng tầm 4-7 tháng tuổi. Nhìn chung, giai đoạn mọc răng là không thể tránh khỏi đối với trẻ và đều phải trải qua cảm giác khó chịu. Do đó, bé sẽ trở nên quấy khóc, cáu gắt nhiều hơn.

– Bé bị nhiệt miệng hoặc tưa lưỡi: Thông thường, khi trẻ nóng trong người sẽ dễ dẫn tới bị nhiệt miệng hoặc tưa lưỡi. Bạn có thể kiểm tra các đốm trắng hoặc các vết lở trong khoang miệng của bé. Điều này dẫn đến sự khó chịu và đau đớn cho trẻ khi bú.

– Bé có tật dính thắng lưỡi: Đây là tình trạng màng nối dưới lưỡi của trẻ bị ngắn hoặc kéo quá dài về phía cuốn lưỡi làm lưỡi hầu như dính chặt ở sàn miệng. Vì vậy các thao tác cử động lưỡi của trẻ khá khó khăn trong đó có cả việc bú sữa.

– Bé bị cảm cúm, sốt hoặc nghẹt mũi: Khi bé bị sốt hoặc nghẹt mũi làm trẻ khó chịu và thở khá khó khăn. Lúc này trẻ không còn muốn bú sữa, đôi khi tư thế nằm bú càng làm bé trở nên cáu gắt.

– Trẻ gặp vấn đề về dạ dày như bị trào ngược dạ dày- thực quản: Khi trẻ bú sữa nhưng lại bị trào ngược dạ dày- thực quản, sữa sẽ từ dạ dày chạy ngược lên thực quản. Việc trẻ hay nạp vô thức ăn dạng lỏng với tư thế nằm nhiều, thực quản trẻ cũng ngắn hơn so với người lớn dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày- thực quản. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng này.

– Do trẻ bị đói hoặc buồn ngủ: Khi trẻ quấy khóc điều đầu tiên bạn có thể nghĩ đó là có thể trẻ bị đói hoặc buồn ngủ. Đấy là các nhu cầu sinh lý của trẻ bạn nên tinh ý phát hiện và đáp ứng kịp thời.

 Khi bé bị sốt hoặc nghẹt mũi làm trẻ quấy khóc khi bú. Khi bé bị sốt hoặc nghẹt mũi làm trẻ quấy khóc khi bú.

1.3 Bé bị nhạy cảm với các tác động bên ngoài

Trẻ em hay quấy khóc khi bú có thể do trẻ nhạy cảm với các yếu tố tác động bên ngoài như sau:

– Do trẻ bị thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh: Điều kiện thời tiết mùa hè hoặc mùa đông, quấn tả bỉm quá chặt, bỉm bị dơ hoặc ẩm ướt, vệ sinh trẻ không sạch sẽ….Tất cả khiến trẻ bị nóng lạnh thất thường dẫn đến khó chịu, quấy khóc. Mẹ nên nhớ trẻ sơ sinh cần giữ ấm nhưng không được quá nóng và cũng không được để trẻ bị lạnh.

– Trẻ căng thẳng do môi trường, cảm xúc mọi người: Nhiều người nghĩ trẻ con vô tư không lo âu nhưng chất trẻ nhỏ rất dễ bị căng thẳng. Môi trường xung quanh quá ồn ào hoặc những người bé tiếp xúc trực tiếp có những bực bội, lo âu đều ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của bé. Khi đó tâm trạng bé không vui có thể dẫn đến bé không muốn bú mẹ nữa.

– Trẻ chưa quen với thực phẩm hoặc bình bú: Một số bé bắt đầu tập ăn dặm hoặc chuyển qua bú bình, không còn bú sữa mẹ hoàn toàn. Sự thay đối đột ngột này lúc đầu khiến trẻ chưa thật sự quen, thậm chí có thể trẻ sẽ gặp phải vấn đề dị ứng thực phẩm hoặc núm cao su của bình bú. Điều này khiến trẻ tỏ ra khó chịu hoặc quấy khóc khi bú mẹ trở lại.

1.4. Sữa mẹ gặp vấn đề dẫn đến trẻ quấy khóc khi bú

– Lượng sữa của mẹ không phù hợp với trẻ: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bé khóc khi bú mẹ. Đối với một số bé háu ăn nhưng lượng sữa mẹ tiết ra quá ít, quá chậm làm bé dễ sinh ra chán nản, nhả ti mẹ. Ngược lại, khi sữa mẹ ra quá nhiều, quá nhanh dẫn đến tình trạng bé ho sặc sụa khi bú mẹ.

– Lượng sữa ở hai bên vú của mẹ không đồng đều: Hai bầu vú của mẹ sẽ có lượng sữa và kích thước khác nhau. Điều này có thể dẫn đến việc bé chỉ thích bú một bên và khi đổi sang vú bên khác trẻ sẽ quấy khóc.

– Sữa mẹ có mùi lạ: Khi mẹ ăn bất kỳ loại đồ ăn nào đều ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Đặc biệt là các thức ăn có mùi nặng như hành, tỏi…sẽ làm sữa có mùi lạ. Khi trẻ bú sẽ cảm nhận được mùi lạ từ sữa mẹ và làm trẻ thấy khó chịu không thèm bú mẹ nữa.

– Đầu ti của mẹ không phù hợp với bé: Một số mẹ có  đầu ti không phù hợp với miệng của trẻ sơ sinh như đầu ti quá nhỏ, quá to hoặc bị thụt vào sâu. Điều này dẫn đến trẻ bị ngợp hoặc bị tuột khi ti mẹ và lâu ngày dẫn đến trẻ cáu gắt khi bú sữa mẹ.

1.5. Mẹ cho bú không đúng cách hoặc không đúng thời điểm

– Mẹ cho trẻ bú không đúng thời điểm: Đối với lúc trẻ còn no hoặc đã bú nhiều sữa  nhưng mẹ vẫn cố thúc trẻ phải bú có thể làm trẻ quấy khóc. Trẻ từ 3 tháng thuổi trở lên sẽ tự biết điều chỉnh lượng sữa phù hợp với nhu cầu của trẻ nên mẹ không cần phải thúc ép trẻ trong việc bú sữa.

– Mẹ cho trẻ bú không đúng cách: Điều này khá phổ biến đối với các bà mẹ lần đầu nuôi con hay gặp phải tình trạng đặt sai tư thế khi cho con bú. Lúc này trẻ có thể sẽ không bú được sữa hoặc bú quá ít và trở nên cáu gắt.

– Mẹ ít có thời gian cho con bú: Đối với các bà mẹ có công việc bận rộn thì thời gian cho con bú không nhiều. Điều này sau một thời gian dài sẽ khiến trẻ cảm thấy lạ lẫm, không còn quen bú mẹ nữa.

Khi trẻ chuyển qua bú bình có thể khiến trẻ không quen dẫn đến trẻ quấy khóc khi bú..Khi trẻ chuyển qua bú bình có thể khiến trẻ không quen dẫn đến trẻ quấy khóc khi bú..

2. Các giải pháp khắc phục trẻ quấy khóc khi bú

Vấn đề trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú là tình trạng thường gặp và cũng không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Để khắc phục vấn đề trên không khó, các mẹ hãy thử áp dụng một vài phương pháp sau đây:

– Cho bé bú đúng thời điểm: Mẹ nên để ý các dấu hiệu khi trẻ đang đói như miệng nhóp nhép, rúc vào bầu vú mẹ để có thể kịp thời cho trẻ bú đúng lúc. Tuy nhiên, mẹ nên cho trẻ bú theo đúng nhu cầu của trẻ, không nên thúc ép trẻ khi trẻ đã bú quá nhiều lượng sữa cần thiết.

– Cho bé bú đúng cách: Tư thế đúng cách giúp giữ vai trò quan trọng giúp trẻ thoải mái và không bị sặc khi bú mẹ. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến tư thế bú cho trẻ. Đặt trẻ nằm nghiêng, miệng bé áp dưới núm vú mẹ, tay nâng lưng bé.
Nếu trẻ cảm thấy khó chịu với tư thế nào đó, quấy khóc khi bú một bên ngực, bạn có thể đổi sang tư thế khác hoặc đổi sang bên ngực còn lại cho bé bú.

– Mẹ cần cải thiện chất lượng lẫn số lượng của sữa mẹ:  Trong giai đoạn cho trẻ bú sữa mẹ, bạn nên tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là một số thức ăn giúp lợi sữa. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện massage ngực trước khi cho trẻ bú để giúp giữ dòng sữa trở nên ổn định hơn.

– Lựa chọn đúng thời điểm ăn dặm: Theo các chuyên gia, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, sau đó mới bắt đầu chuyển dần qua giai đoạn ăn dặm. Khi đến thời điểm ăn dặm, mẹ nên có trẻ tập ăn  từ lỏng sang thô và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng sức đề kháng.

– Tạo không gian yên tĩnh khi cho trẻ bú : Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh làm ảnh hưởng đến việc trẻ bú. Vì vậy, bạn nên cho trẻ bú trong căn phòng yên tĩnh, có ánh sáng nhẹ, tránh các tiếng ồn, đồ chơi hoặc tranh ảnh quá nổi bật làm trẻ phân tâm khi bú mẹ.

– Ôm ấp, xoa dịu khi cho bé bú: Khi trẻ quấy khóc, điều đầu tiên quan trọng bạn cần làm đó là ôm ấp, vỗ về, dỗ dành bé vào lòng. Bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp xúc da kề da sẽ làm xoa dịu các cảm giác khó chịu của trẻ.

– Giữ tâm trạng bình tĩnh, vui vẻ khi cho trẻ bú: Trẻ nhỏ rất nhạy với những cảm xúc vui buồn của người lớn. Vì vậy, bạn nên giữa trạng thái vui vẻ khi tiếp xúc với trẻ. Kể cả khi trẻ quấy khóc, bạn cần giữ bình tĩnh, kiên nhẫn dỗ dành bé và tuyệt đối không được to tiếng dọa nạt hoặc cố thúc ép bé bú sữa. Nếu bạn đang có những căng thẳng thì nên nhờ người khác dỗ dành bé giúp mình trong thời điểm đó.

– Tạo mối quan hệ thân thiết giữa mẹ và bé: Ngoài việc cho trẻ bú, bạn nên dành thời gian tiếp xúc, chơi với trẻ nhiều hơn. Bạn có thể đưa bé đi dạo hoặc trò chuyện với bé. Từ đấy tạo cảm giác thân thiết, thắt chặt thêm tình cảm giữa mẹ và bé. Khi bé đã cảm thấy quen thuộc với mẹ thì việc cho trẻ bú cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

– Đưa trẻ đi khám: Sau khi đã thử đủ mọi cách, nếu trẻ vẫn tiếp tục quấy khóc khi bú trong một thời gian dài thì có thể trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe hoặc tâm lý. Khi đó, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bạn nên cho trẻ bú trong căn phòng yên tĩnh, có ánh sáng nhẹ.Bạn nên cho trẻ bú trong căn phòng yên tĩnh, có ánh sáng nhẹ.

Tình trạng trẻ quấy khóc khi bạn cho bú có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm được nguyên nhân trẻ quấy khóc và cách khắc phục vấn đề trên một cách hiệu quả nhất.

Rate this post

Viết một bình luận