Tổng hợp những thắc mắc thường gặp về ngành Công nghệ sinh học | AUM Việt Nam

Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực được Nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đến năm 2020. Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT cho biết, đến năm 2020, nước ta sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hãy cùng AUM Việt Nam tìm hiểu về ngành học này qua những thắc mắc của học viên về ngành học này đã được chúng tôi tổng hợp lại trong quá trình tư vấn chọn ngành trong kỳ tuyển sinh 2016

Công nghệ sinh học học gì?

Ngành công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học(CNSH) đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các quốc gia phát triển luôn ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và những dự án mang tính ứng dụng cao. CNSH được xem là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao và các nước phát triển trên thế giới đã và đang ứng dụng hiệu quả như Mỹ, Nhật, Thái Lan,…Ngành này không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn là ngành học của sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Công nghệ sinh học (CNSH) là sự ứng dụng các nguyên lý, quá trình sinh học, thông qua hệ thống sống và những quá trình công nghệ để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ lợi ích của con người.

Ngành công nghệ sinh học là học những gì?

Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Học công nghệ sinh học, người học sẽ được học về:

  • Hóa sinh, sinh học phân tử, vi sinh vật học

  • Di truyền và kỹ thuật di truyền (biến đổi gene, chuyển đổi gene)

  • Nuôi cấy mô và tế bào thực vật, động vật

  • Miễn dịch học, sinh tổng hợp và biến đổi protein

Ngành công nghệ sinh học ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • Chuyên gia trong các công ty CNSH, trung tâm chẩn đoán;

  • Nghiên cứu hoặc quản lý phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu có liên quan đến CNSH hoặc sinh học;

  • Giảng viên đại học hoặc theo đuổi các nghiên cứu sau đại học tại Việt Nam và nước ngoài;

  • Làm việc trong tổ chức, cơ quan cho các dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm, chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm, môi trường và y tế công cộng;

  • Làm việc cho cơ quan của chính phủ có liên quan đến CNSH.

Ngành công nghệ sinh học ở trường nào?

Một số trường đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học:

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐHQG Hà Nội)

  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

  • Trường Đại học Đông Đô

  • Trường Đại học Công nghiệp Việt trì

  • Trường Đại học Thái Nguyên

  • Trường Đại học Lâm Nghiệp

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM

  • Trường Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM

  • Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng

  • Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

  • Trường Đại học Mở TP.HCM 

  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

  • Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM

  • Trường Đại học Văn Lang

  • Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế

  • Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng

  • Trường Đại học Đà Lạt

  • Trường Đại học Cần Thơ

  • Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng

  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng .

  • Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ TP.HCM

Ngành công nghệ sinh học thi khối nào?

Ngành công nghệ sinh học xét tuyến những khối sau:A, A1, B

Ngành công nghệ sinh học lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế: 17 điểm

 Ngành công nghệ sinh học Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM : 23
Ngành công nghệ sinh học Công nghệ sinh học Đại học Bách khoa Hà Nội điểm chuẩn: 7,93 (Môn toán 8,5)

Ngành công nghệ sinh học đại học cần thơ điểm chuẩn: 21

Ngành công nghệ sinh học đại học nông lâm HCM điểm chuẩn: 21,5

Ngành công nghệ sinh học đại học tôn đức thắng điểm chuẩn: 21,25 (khối A), 20,5 (khối B)

ngành công nghệ sinh học đại học bách khoa đà nẵng điểm chuẩn: 22 điểm

Rate this post

Viết một bình luận