Tổng hợp tên các loại cá thịt trắng ngon, tốt cho sức khoẻ bạn cần biết

Các loài cá thịt trắng rất đa dạng và phong phú, bên cạnh việc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như: món hấp , món chiên , món kho ,… Cá thịt trắng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho bé ăn dặm, các cụ lớn tuổi và cả gia đình. Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp sẽ cùng bạn điểm qua các loại cá thịt trắng tốt cho sức khoẻ nhé!

1. Cá tuyết

Cá tuyết là danh từ chung để chỉ cho các loài các thuộc chi Gadus và họ Gadidae. Trong đó có 2 loại phổ biến nhất là cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) sống ở vùng biển sâu và lạnh nhất Đại Tây Dương. Loại còn lại là cá tuyết Thái Bình Dương (Gadus macrocephalus), chúng sống chủ yếu ở khu vực phía Đông và phía Tây miền Bắc vùng biển Thái Bình Dương.

Loài cá này có kích thước trung bình khá lớn, thân thuôn dài, lớp da nhám và xuất hiện nhiều chấm đen. Theo các chuyên gia nghiên cứu, cá tuyết là một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng thiết yếu như: Vitamin A, D, E và axit béo omega 3 cho cơ thể của chúng ta.

Thịt cá có màu trắng, dày và đậm đà hương vị nên được chế biến thành nhiều món ăn, đặc biệt là món nướng. Cá tuyết nướng sốt miso và muối toả mùi hương vô cùng hấp dẫn, thịt cá ngọt nước thấm đẫm vị mặn của muối cùng vị cay nhẹ của ớt. Món này mà làm mồi nhậu thì rất hao mồi đấy nhé!

Xem chi tiết: 2 cách làm cá tuyết nướng sốt miso và nướng muối mềm ngon đậm đà

Cá tuyết  là cá thịt trắng

2. Cá bơn

Cá bơn còn có tên gọi khác là cá thờn bơn. Đây là loại cá thân bẹt thuộc họ Soleidae, sinh sống ở cả nước mặn lẫn nước ngọt và bắt các loài động vật giáp xác nhỏ làm mồi. Tuy nhiên, người ta tìm thấy cá bơn nhiều nhất là ở nơi đáy biển.

Loài cá này có vẻ ngoài hơi kỳ quái so với các loài cá thông thường. Chúng có thân dẹt hình trái xoan, 2 bên thân không đối xứng nhau, lớp da sẫm màu và cặp mắt mọc cùng một bên. Chính vì thế mà khi nhìn xa, người ta tưởng rằng là 2 con sống dính chặt vào nhau.

Tuy cá bơn có hình thù kỳ quái nhưng thịt của chúng được xem là cực phẩm. Thịt trắng, có vị ngọt dịu và béo bùi nên thường được làm các món hấp, nhất là hấp xì dầu và hấp bún tàu. Có thể nói với 2 cách chế biến này, thịt cá bơn sẽ giữ được trọn vẹn vị ngon ngọt tự nhiên.

Xem chi tiết: 2 cách làm cá bơn hấp xì dầu và hấp bún tàu thơm ngon dai ngọt hấp dẫn

cá bơn  là cá thịt trắng

3. Cá basa

Cá basa (tên khoa học: Pangasius bocourti) hay còn được gọi với cái tên cá giáo, cá sát bụng là loài cá da trơn thuộc họ cá Tra. Tại Việt Nam, loài cá này thường được nuôi trồng nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và được xem là sản phẩm nông nghiệp đem lại nguồn kinh tế giá trị cho miền Nam nước ta.

Loài cá này có kích thước trung bình khá lớn, thân ngắn hình thoi, đầu tròn, miệng dẹp. Phần bụng cá chứa nhiều mỡ, lớp da bụng màu trắng sáng, da lưng có màu nâu.

Thịt cá basa nướng muối ớt béo ngậy, khi nướng xong không bị khô mà rất ngọt nước và toả mùi hương thơm phức của muối ớt. Món này mà ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt thì ngon hết sẩy!

Xem chi tiết: Cách làm cá basa nướng muối ớt thơm lừng, cay cay mềm ngon hấp dẫn

Cá basa  là cá thịt trắng

4. Cá diêu hồng

Cá diêu hồng (tên khoa học: Oreochromis) hay còn gọi với cái tên cá điêu hồng, là một loài cá sinh sống ở vùng nước ngọt thuộc họ Cá rô phi. Thực chất, cá diêu hồng là giống cá được lai tạo từ cá rô phi đen nên có hình dáng khá giống nhau. Cũng như cá basa, cá diêu hồng hiện nay đang là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thuỷ sản tại miền Nam Việt Nam.

Loài cá này có đặc điểm thân dẹt hình thoi, đầu ngắn, miệng rộng, phần bụng to, toàn bộ lớp vảy có màu đỏ hồng rất đẹp. Cá điêu hồng ít xương, thịt trắng lại ngọt nên được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon.

Trong đó phải kể đến món cá diêu hồng chiên xù vô cùng hấp dẫn. Lớp da cá giòn rụm, được phết một ít mỡ hành beo béo. Thịt cá nóng hổi, ngọt nước. Món này chấm kèm với mắm me hay mắm chua ngọt đều rất thích hợp.

Xem chi tiết: 2 cách làm cá diêu hồng chiên xù đơn giản, hấp dẫn, ăn là ghiền

Cá diêu   là cá thịt trắng

5. Cá trê

Cá trê là một loài cá nước ngọt, da trơn thuộc họ Clariidae, chúng thường sinh sống nhiều nhất ở các ao hồ, ruộng nước có nhiều bùn ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Châu Phi.

Tại Việt Nam, loài cá này gồm có 2 loại phổ biến: cá trê vàng và cá trê đen. Các loại cá trê thường có thân thuôn dài, lớp da nhẵn và trơn bóng, đầu và đuôi dẹt, trên đầu có râu. Đặc biệt, chúng có cấu tạo mang rất phức tạp nên có thể sống rất lâu trên cạn.

Thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, giúp bồi bổ cơ thể rất tốt. Bên cạnh việc chế biến thành món chiên, hấp thì món lẩu cá trê cũng rất được ưa chuộng. Nước lẩu đậm đà cùng với thịt cá mềm ngọt, rau sống dai ngon, kế bên là chén nước mắm mặn trông vô cùng hấp dẫn.

Xem chi tiết: Cách nấu lẩu cá trê thơm ngon, hấp dẫn chuẩn vị như ngoài hàng

Cá trê là cá thịt trắng
6. Cá rô phi

Cá rô phi là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cichlidae thường sinh sống ở các kênh rạch, sông ngòi. Chúng có thân dẹt hình thoi, màu hơi tím. Lớp vảy trên lưng sáng bóng, vảy màu xám đen xen kẽ với vảy màu trắng. Vây đuôi xuất hiện những sọc kẽ màu đen sậm song song từ trên xuống dưới. Trên các vây lưng và vây đuôi có viền màu hồng nhạt.

Thịt cá rô phi ngọt lại ít mỡ, giàu chất khoáng và vừa đạm nên có tác dụng bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Chính vì thế mà từ lâu, cá rô phi đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn dân dã ở miền Tây sông nước. Loài cá này ngon nhất là làm món kho, đặc biệt là kho tộ, kho dưa chua và kho nghệ.

Nếu như cá rô kho tộ có vị cay nồng đậm đà, cá rô kho dưa chua mang nét chua ngọt đồng điệu thì kho nghệ lại đem đến mùi hương nồng nàn, đặc trưng khó tả. Dù được chế biến như thế nào thì thịt cá rô vẫn vô cùng ngọt nước, nóng hổi, ăn với cơm trắng thì không gì sánh bằng.

Xem chi tiết: 3 cách kho cá rô phi kho tộ, kho dưa chua và kho nghệ đậm đà, thơm nức mũi

Cá rô phi là cá thịt trắng

7. Cá thu

Cá thu là loài cá biển thuộc họ Cá thu ngừ, thường sinh sống ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Chúng có thân hình thon dài, lớp da trên có màu ánh xanh, da bụng có màu ánh bạc. Trên thân có nhiều vây ở phần lưng và bụng. Cá thu có rất nhiều kích thước khác nhau, từ lớn cho đến nhỏ. Được biết, loài cá thu lớn nhất có thể đạt đến chiều dài 1.68m.

Với thịt cá thu tươi, bạn nên chế biến món sốt cà chua để giữ được vị tự nhiên vốn có của loài cá này. Thịt cá ngọt mềm, nóng hổi thấm đẫm phần nước sốt chua ngọt và mùi hương đặc trưng của rau ngò thật ngon khó tả.

Xem chi tiết: 3 cách nấu cá thu sốt cà chua ngon khó cưỡng đơn giản tại nhà

Cá thu là cá thịt trắng

8. Cá vược

Cá vược là một loại cá thuộc Bộ Cá vược, chúng sống được ở cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn. Loài cá này có hình dáng bên ngoài khá giống cá rô, chúng có thân dài, miệng rộng, đầu nhọn và phần màu vảy thay đổi theo từng giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, vảy trên lưng sẽ có màu vàng oliu và vảy bụng có màu bạc. Khi cá vượt trưởng thành, vảy của chúng sẽ chuyển sang màu xanh lục hoặc màu vàng ở phần lưng và màu bạc ở phía đuôi.

Được biết, loài cá này rất dữ, thức ăn của chúng là những loại cá tạp và tôm có kích thước nhỏ. Chính vì thế mà thịt cá vược rất ngọt, béo và giàu dinh dưỡng. Chúng thường được chế biến thành các món hấp, món chiên hoặc món sốt.

cá vược là cá thịt trắng

9. Cá minh thái Alaska

Cá minh thái Alaska (tên khoa học: Gadus chalcogrammus) là một loài cá thuộc họ cá tuyết, thường sinh sống ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương. Chúng là một trong những loài cá biển được tiêu thụ nhiều nhất ở các nước phát triển bởi chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Cá minh thái Alaska có hình dáng bên ngoài rất giống cá tuyết Đại Tây Dương. Tuy nhiên so với cá tuyết thì thân hình của chúng nhỏ hơn, có 3 vây ở trên lưng và 2 vây ở phần bụng.

Phần da lưng có màu sẫm và xuất hiện nhiều chấm vàng, phần da bụng có màu trắng sáng. Loài cá này có phần thịt rất trắng, giàu dinh dưỡng và chứa nhiều dầu cá hơn so với loại cá tuyết thông thường.

Cá minh thái Alaska là cá thịt trắng

Vậy là Điện máy XANH vừa cung cấp thông tin về các loại cá thịt trắng tốt cho sức khoẻ rồi. Hy vọng bài viết trên sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn nhé!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn: Wikipedia

Biên tập bởi Phạm Thị Phượng Nhiên • Đăng 12/04/2021

Rate this post

Viết một bình luận