Khoa học Xã hội là một nhánh Khoa học nghiên cứu chuyên sâu về hành vi con người trong các khía cạnh xã hội và văn hóa. Các ngành khoa học xã hội bao gồm: Nhân chủng học, Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Khoa học chính trị, Kinh tế, khoa học kinh doanh và quản trị, Địa lý Kinh tế xã hội, Giáo dục – phát triển nguồn nhân lực, Lịch sử, Luật học.
Khoa học xã hội có một lịch sử hình thành lâu đời. Các di sản Hy Lạp và La Mã cổ là một di sản hùng mạnh và mang đầy tính biểu tượng trong lịch sử tư tưởng xã hội, vì nó thuộc các lĩnh vực khác của xã hội phương Tây. Người Hy Lạp cổ đã quyết định ban đầu nghiên cứu tất cả mọi sự vật trên nguyên tắc hợp tình và hợp lý (theo Britannica), và nếu không có điều này, rất có thể sẽ không có ngành Khoa học xã hội cho đến ngày hôm nay.
Một số chuyên ngành trong Khoa học xã hội & Nhân văn
Kinh tế
Ngành Khoa học xã hội nghiên cứu về cách thức con người và xã hội tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, sinh sống và mong muốn của mình. Adam Smith mô tả Kinh tế là khoa học của vật chất. Những lĩnh vực chính nghiên cứu trong bao gồm Tiền tệ, Ngân hàng và Kinh doanh, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Quan hệ lao động và công nghiệp, Kinh tế đất và nông nghiệp, Tổ chức kinh doanh, Giao thông công cộng. Học và nghiên cứu về Kinh tế là nền tảng cơ bản để theo đuổi chuyên sâu về từng chuyên ngành riêng biệt; hoặc định hướng phát triển theo công việc của các chuyên gia phân tích.
Nhân chủng học
Nhân chủng học là chuyên ngành nghiên cứu về những khía cạnh tạo nên con người và hành vi của con người với góc độ cá nhân và sống trong tập thể. Nhân chủng học nghiên cứu về:
-
Lịch sử phát triển của con người thông qua những vật thể con người tạo ra trong lịch sử (Khảo cổ học);
-
Cấu tạo cơ thể, cách thức con người thích ứng với các điều kiện, môi trường khác nhau, nguyên nhân của dịch bệnh,… (Sinh học);
-
Cách thức con người sinh sống ở những địa điểm khác nhau và thế giới quanh ta, cách con người suy nghĩ và hành xử, tương tác với những người khác (Nhân văn học)
-
Cách con người giao tiếp trên hành tinh, sự liên kết giữa ngôn ngữ với cách con người nhìn về thế giới (Ngôn ngữ học)
Xã hội học
Khoa học nghiên cứu về xã hội, hành vi giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân và tập thể, và cấu trúc xã hội bao gồm: các hệ thống xã hội, kỳ vọng xã hội, tầng lớp xã hội, các hoạt động di tản và di cư, hệ thống luật pháp, tôn giáo, y học, giới tính, chủng tộc… Một số lĩnh vực chuyên sâu hơn trong Xã hội học bao gồm Toàn cầu hóa, Chủng tộc học, Gia đình, Bất bình đẳng xã hội, Kiến thức, Địa lý, Sức khỏe và Bệnh tật, Thị trường lao động, Tín ngưỡng.
Khoa học chính trị
Khoa học chính trị nghiên cứu về hệ thống chính trị, phân tích các hoạt động động chính trị, tư duy, quan điểm và hành vi chính trị, bao gồm lý thuyết và thực tiễn về chính trị và quản lý công theo từng cấp độ: địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Một số lĩnh vực chính trong Khoa học chính trị
- Lý luận chính trị: nghiên cứu về nền tảng các cộng đồng và tổ chức chính trị; tập trung vào bản chất con người và mục đích đạo đức của hiệp hội chính trị
- Quan hệ quốc tế: nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và vai trò của các tổ chức quốc tế – đa quốc gia như Liên Hợp Quốc và các doanh nghiệp đa quốc gia; Chiến tranh và Hòa bình; Thương mại, Truyền thông, Đầu tư và Tài chính quốc tế
- Quản lý Hành chính công: nghiên cứu việc áp dụng, thực hiện các chính sách của Chính phủ thông qua các cơ quan nhà nước, dịch vụ công cộng.
Luật học
Hệ thống các luật lệ, quy định, được ban hành và thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Luật định hình chính trị, Kinh tế và xã hội và là công cụ hòa giải chính giữa quan hệ con người.
Giáo dục
Khoa học nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp sư phạm, dạy và học, cách thức truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, đánh giá tích cực và phát triển Tri thức. Giáo dục cũng là một trong những khía cạnh cơ bản lan truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác
Tâm lý học
Khoa học nghiên cứu về chức năng và hành vi tinh thần của con người hoặc động vật. Một nhà tâm lý học luôn cố gắng để hiểu vai trò của các chức năng tinh thần trong hành vi cá nhân và xã hội, khám phá các quá trình sinh lý và thần kinh cơ bản, từ đó hiểu được những nguyên nhân tạo ra hành vi hay thái độ hiện tại của con người.
Quản trị học
Khoa học xã hội nghiên cứu chuyên sâu về Quản lý trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh và hoạt động tổ chức; giúp mọi người cùng nhau hoàn thành các mục tiêu mong muốn. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp nhân sự, lãnh đạo hoặc chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức (nhóm gồm nhiều người hoặc tổ chức) hoặc nỗ lực hoàn thành mục tiêu; triển khai và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài nguyên công nghệ và tài nguyên thiên nhiên
Quản trị nguồn nhân lực
Khoa học nghiên cứu chuyên sâu về các hệ thống, chính sách, phương thức quản trị hiệu quả, tối ưu và phát triển nguồn lực nhân sự trong một tổ chức. Ba nhóm lĩnh vực chính trong quản trị nguồn nhân lực bao gồm: Tuyển dụng; Chính sách nhân sự; Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực cũng hướng tới mục tiêu không ngừng tăng năng suất của một tổ chức thông qua đội ngũ nhân sự và các hệ thống, công cụ phục vụ cho công việc cá nhân và làm việc nhóm.
Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn như Britannica, Inc.com, Encyclopedia, University of Washington, Study.com, Thoughtco.com, Sparknotes.com, University of London, Cambridge University Press, University of Standford,…