Có rất nhiều bạn trẻ tỏ ra hoang mang và tự ti khi nhận ra mình là người trầm tính, ít nói. So với bạn bè cảm thấy yếu kém vì không được hoạt ngôn, xông xáo và được mọi người yêu mến ngay lập tức. Thế nhưng bạn đừng lo, tính cách nào cũng có điểm mạnh điểm yếu của riêng mình và người trầm tính cũng vậy.
Hãy cùng JobTest khám phá bài viết dưới đây để tự trả lời câu hỏi “Người trầm tính nên làm gì?” “Người ít nói nên làm nghề gì?” nhé!
1. Thế nào là người trầm tính?
Người trầm tính (hay còn gọi là người hướng nội) là những người có xu hướng thích yên tĩnh, cuộc sống nhẹ nhàng, không huyên náo. Họ thường là những người thích ở một mình, không muốn giao thiệp nhiều với mọi người xung quanh và cũng thường rất ngại làm quen bạn mới.
Những người trầm tính thường rất ít nói và không biểu hiện nhiều cảm xúc trên gương mặt. Điều này ít nhiều khiến người đối diện lầm tưởng rằng họ có tính cách nhút nhát, bất lịch sự hay thậm chí là kiêu ngạo.
Nhìn chung, mỗi người có tính cách của riêng mình, không hoàn toàn bất lợi hay có lợi mà chỉ cần bạn biết cách tận dụng những ưu điểm vốn có, bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công như mong muốn.
2. Những hạn chế và thế mạnh của người trầm tính
2.1. Hạn chế của người trầm tính
Như đã trình bày ở trên, vì người trầm tính thường rất ít nói và không giỏi trong việc giao tiếp nên việc tạo dựng mối quan hệ rất hạn chế – mà đó là một phần quan trọng trong quá trình gia tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Có thể nói, đây là hạn chế lớn nhất của những người trầm tính.
Chình vì ít nói, không giỏi giao tiếp nên cũng thường ít giao thiệp và kết giao tốt, vì vậy họ thường gặp khó trong các buổi giao lưu, thường lạc lõng trong các buổi tiệc tùng với bạn bè, đồng nghiệp.
Một điều đặc trưng nữa ở người hướng nội, trầm tính là thường suy nghĩ rất nhiều. Họ suy nghĩ về mọi thứ và thường tự tưởng tượng ra những viễn cảnh tình huống khác nhau. Vì vậy, họ thường dễ căng thẳng và gặp stress trong công việc và cuộc sống.
2.2. Thế mạnh của người trầm tính
-
Chính vì suy nghĩ nhiều nên một khi trao đổi và đề xuất ý kiến, đó thường là những ý kiến rất chất lượng vì được cân nhắc và suy nghĩ rất nhiều.
-
Người trầm tính hầu hết đều có óc quan sát tốt, đồng thời cũng là người lắng nghe rất giỏi.
-
Vì bản tính thích ở một mình nên họ sẽ phù hợp với những công việc không cần làm việc nhóm quá nhiều và đây cũng có thể là điều kiện tốt nhất để họ đạt năng suất công việc tốt nhất.
-
Với tính cách muốn được tự do một mình nên người trầm tính, ít nói thường có khả năng độc lập và tự chủ rất cao.
-
Cuối cùng, người trầm tính thường là người có tố chất làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết trong công việc. Họ thường là người luôn có xu hướng nhắm đến sự cầu toàn và chỉnh chu. Chính vì vậy, một khi bạn đã làm việc với kiểu người có tính cách này sẽ rất khó để có thể bắt lỗi khi họ đã hoàn thành công việc.
3. Top 10 ngành nghề cho người trầm tính ít nói
3.1. Viết Content
Yêu cầu của một copywriter hay content writer là phải có khả năng viết lách trôi chảy và thuyết phục, đúng trọng tâm, rành mạch, câu từ trau chuốt. Copywriter cũng là dạng nghề nghiệp có thể làm freelancer, không yêu cầu giờ giấc, khuôn mẫu, làm việc nhóm nhiều. Vì thế, những người thấu hiểu và giỏi quan sát, lắng nghe như người trầm tính rất phù hợp với ngành nghề này.
3.2. Viết sách
Viết sách yêu cầu niềm đam mê, sự kiên nhẫn, sự tập trung cao độ của người viết cùng một trái tim sâu sắc thấu hiểu sự đời. Chính vì bản tính là một người trầm tính ít nói và suy nghĩ nhiều, nếu yêu viết lách thì việc gắn bó với đưa con tinh thần mang tên câu chữ sẽ không còn xa lạ với những bạn có tính cách trầm tính.
3.3. Dịch thuật
Tiếp tục là một ngành nghề liên quan đến con chữ. Công việc dịch thuật là chuyển đổi nội dung của văn bản từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác theo yêu cầu của cấp trên. Lĩnh vực không yêu cầu làm việc nhóm mà chỉ cần người có ngôn ngữ tốt, nắm bắt được yêu cầu cơ bản.
Không giống nhân viên phiên dịch phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều người thì nhân viên dịch thuật chỉ cần đến công ty, ngồi tại quán cafe hay thậm chí là ở nhà thì đều có thể hoàn thành tốt công việc được. Vì thế, ngành nghề này hoàn toàn phù hợp với những người trầm tính, hướng nội.
3.4. Vẽ tranh
Theo khảo sát, những người sống hướng nội có xu hướng thích vẽ tranh. Họ có thể ngồi hàng giờ để tạo nên những bức vẽ thể hiện tâm tư của riêng mình. Không chỉ không cảm thấy buồn chán mà họ còn cảm thấy cực kỳ vui vẻ, tâm trạng thoải mái khi được làm điều mình thích.
Trong thời đại hiện nay, ngoài những người trầm tính thích vẽ tranh thì mọi người đều có xu hướng sống chậm lại, thưởng thức những điều giản đơn. Vẽ tranh cũng vậy, mọi người dành nhiều thời gian hơn để học hội họa, tô màu những lúc rảnh rỗi. Vì thế, có thể nói đây là cơ hội tốt để phát triển nghề nghiệp ở lĩnh vực này dành cho các bạn có đam mê với nghề vẽ tranh.
3.5. Sáng tác nhạc
Cũng như vẽ tranh, nếu là người có niềm yêu thích với âm nhạc, đặc biệt là các ký hiệu nhịp điệu và thanh nhạc, đam mê việc sáng tác ra những câu từ, nhịp điệu để truyền tải thông điệp đến mọi người. Hoặc đơn giản là nói lên suy nghĩ, tâm tư của mình thì đừng chần chừ mà hãy nỗ lực để theo đuổi con đường này xem nhé.
Tuy nhiên, ngành nghề nào mới bắt đầu cũng đều gặp khó khăn. Đặc biệt là khi bạn lựa chọn con đường nghệ thuật. Vì vậy nếu thật sự đam mê con đường này, hãy thật quyết tâm và đừng bỏ cuộc nhé.
3.6. Nhiếp ảnh gia
Suy nghĩ về câu hỏi “Người trầm tính nên làm nghề gì?”, nhiều bạn cho rằng họ chỉ có thể làm những công việc nhàm chán. Nhưng sẽ thật ngạc nhiên nếu bạn biết được, người trầm tính, ít nói lại khá yêu thích lĩnh vực nhiếp ảnh và những nhiếp ảnh gia hiện tại phần lớn cũng tự nhận mình là một người hướng nội.
Nhiếp ảnh gia là một công việc thú vị, đòi hỏi bạn phải có tính thẩm mỹ cao, đam mê cái đẹp cũng như yêu thích việc lưu giữ những khoảnh khắc. Đây là một công việc được đãi ngộ cao và khá thu hút trong thời đại hiện nay, nếu bạn biết cách làm mình trở nên có giá trị và danh tiếng trong ngành, sẽ không có điều gì có thể cản bước chân thăng tiến của bạn.
3.7. Thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa là một trong những nghề hot nhất hiện tại với mức thu nhập đáng mơ ước. Học thêm một khóa marketing cơ bản là bạn có thể nhanh chóng thăng tiến trên con đường này rồi.
Doanh nghiệp tổ chức hay lĩnh vực nào muốn phát triển thương hiệu, hình ảnh mà không cần đến thiết kế đồ họa cả. Vì thế, cơ hội để phát triển với nghề này sẽ giúp bạn có thêm thu nhập và thỏa sức với đam mê.
Nếu bạn là một người trầm tính, ít nói nhưng có niềm đam mê với lĩnh vực này. Đừng chần chừ mà hãy tự tin nắm bắt cơ hội trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhé!
3.8. Kế toán viên
Chính vì bản tính ưa tỉ mỉ, cẩn thận và làm việc chi tiết mà công việc kế toán rất phù hợp với những người hướng nội. Chỉ cần bạn là người yêu thích con số, logic thì kế toán là một công việc không tồi. Công việc một kế toán viên phải làm là kiểm tra hồ sơ, báo cáo, chứng từ, đánh giá hoạt động tài chính, lập bảng báo cáo tài chính và các thủ tục, hồ sơ thuế cho doanh nghiệp và khách hàng.
3.9. Dược sĩ
Tiếp theo là một lĩnh vực mới chưa từng được đề cập đến ở những nghề nghiệp trên. Dược sĩ – lĩnh vực y tế, sức khỏe con người cũng là một ngành nghề phù hợp với các bạn có tính cách hướng nội. Công việc này đòi ohoir ở bạn có tính tập trung cao, cẩn thận, có trí nhớ tốt để ghi nhớ kiến thức và công dụng của các loại thuốc.
Nếu bạn có hứng thú với nghề dược sĩ thì hãy nuôi dưỡng ước mơ từ bây giờ. Học chuyên môn để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất. Đây là điều kiện cơ bản nhất giúp bạn bước đi trên con đường trở thành dược sĩ.
Nếu đọc đến đây và bạn vẫn chưa có niềm tin rằng người trầm tính, ít nói như mình có thể thử sức ở các lĩnh vực như vậy thì bạn hoàn toàn có thể test các bài test nghề nghiệp để xem bạn phù hợp với lĩnh vực bao nhiêu % nhé.
3.10. Dịch vụ chăm sóc thú cưng
Người ít nói nên làm nghề gì? Vâng, bạn có thể mở cửa hàng dịch vụ chăm sóc thú cưng. Một công việc vô cùng đáng yêu đúng hông nào? Có thể nói, công việc này rất phù hợp với những bạn hướng nội, ít nói. Việc giao tiếp và vuốt ve những chú cún, mèo cưng sẽ giúp cho các bạn cảm thấy thoải mái. Sự đáng yêu của những bé động vật này lúc nào cũng khiến người đối diện dễ chịu.
Yêu cầu của công việc này là bạn nên có kiến thức về chăm sóc động vật, không chỉ là chuyện ăn uống và sinh hoạt của chúng mà cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe, như vậy bạn mới có thể nuôi tốt những con vật này đồng thời cung cấp dịch vụ đến tất cả những người yêu động vật như bạn.
4. Lời kết
Tóm lại, trên đây chính là 10 công việc trả lời cho câu hỏi “Người trầm tính nên làm nghề gì?” “Người ít nói nên làm nghề gì?”. Như bạn thấy, có rất nhiều công việc và lĩnh vực thú vị mà người trầm tính có thể đảm nhiệm và làm tốt. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình, tính cách nào cũng vậy, vì thế hãy tự tin và đam mê lựa chọn con đường của bạn nhé!
Source: Jobtest