Top 10 bệnh có dấu hiệu nôn ra máu
Trong nhiều trường hợp, nôn ra máu chỉ là do cơ thể suy nhược hay đau họng, nhưng ở các trường hợp khác, nôn ra máu lại là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
1. Loét tá tràng
Loét tá tràng là căn bệnh có dấu hiệu nôn ra máu nhiều nhất. Bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau vùng thượng vị. Thông thường, bạn sẽ đau nhiều khi đói và bớt đau khi no. Khi bệnh trở nặng, vi khuẩn ăn mòn vào mạch máu, gây hiện tượng nôn ra máu.
2. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày cũng giống như loét tá tràng đều do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, do tăng bạch cầu ưa xit, do thuốc, hóa chất, thức ăn… Bạn sẽ thấy hiện tượng chảy máu, sung huyết khi thành dạ dày ma sát với các thực phẩm cứng. Chính vì thế, khi các bệnh nhân viêm dạ dày ăn các đồ cay, nóng, cứng (mà không nhai kĩ)… sẽ dễ bị nôn ra máu.
Vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra nhiều bệnh dạ dày, tá tràng.
3. Loét dạ dày
Loét dạ dày cũng gây nôn ra máu, chiếm tỉ lệ lên tới 20% các bệnh gây nôn ra máu. Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori, do căng thẳng, ăn uống không khoa học… Loét dạ dày gây đau bụng thượng vị, cảm giác đau tăng dần khi bạn ăn quá no, giảm khi bạn uống thuốc trung hòa axit. Nếu loét tới các mạch máu sẽ gây nôn ra máu, phân đen.
- Khuyến cáo chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày
Viêm dạ dày là một chứng viêm của niêm mạc dạ dày, chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra, mặc dù có thể có các nguyên nhân khác.
4. Viêm loét thực quản
Viêm thực quản hay còn gọi là loét thực quản, nguyên nhân do vi khuẩn, do uống thuốc quá liều gây tổn thương thực quản… Máu nôn ra thường có màu đỏ sẫm kèm theo thức ăn, đôi khi máu có màu đỏ tươi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm: đau tức ngực, cơn đau tăng khi bạn uống nước hay ăn cơm. Cơn đau giảm khi bạn đói. Bạn thường xuyên có cảm giác nghẹn ở cổ họng khi ăn uống.
5. Hội chứng Mallory Weiss
Hội chứng Mallory Weiss là xuất huyết đường tiêu hóa trên do rách niêm mạc ở đường thực quản tới dạ dày. Hội chứng này do uống rượu say, nôn ói nhiều, khi nôn thường nôn thức ăn kèm máu. Nôn ra máu do hội chứng Mallory Weiss có thể cầm máu được nhưng cũng rất nhiều trường hợp không thể cầm máu dẫn tới kiệt sức do mất máu quá nhiều phải cấp cứu.
Mallory Weiss có thể gây nôn kịch liệt đến mức phải đi cấp cứu.
6. Giảm tĩnh mạch thực quản
Nguyên nhân của bệnh là do sự giãn đột ngột các tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản, thường bệnh này sẽ đi kèm với bệnh gan. Nôn ra máu do tĩnh mạch thực quản thường là nôn ồ ạt, có thể kèm theo thức ăn và máu thường có màu sẫm. Tỉ lệ tử vong do bệnh giảm tĩnh mạch thực quản chiếm khoảng 5-7%.
7. Xơ gan
Xơ gan có nguyên nhân do nhiều bệnh gan mãn tính làm cho cấu trúc gan bị thay đổi bất thường các mô xơ, mô sẹo không còn đảm bảo chức năng. Xơ gan là giai đoạn gần nhất với ung thư gan, các tế bào gan bị tổn thương và hư hại nghiêm trọng. Xơ gan gây áp lực trong gan, áp lực lên tĩnh mạch thực quản. Nôn ra máu do tĩnh mạnh giãn quá to làm vỡ tĩnh mạch.
8. Ung thư dạ dày
Đây là một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm của đường tiêu hóa. Nhũng biểu hiện đầu tiên của bệnh là mệt mỏi, khó tiêu, chán ăn, sụt cân,… rất giống với viêm dạ dày. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ rất ít khi được phát hiện sớm vì biểu hiện của nó giống với nhiều căn bệnh khác. Bệnh ung thư dạ dày gây nên hiện tượng loét dạ dày và dẫn tới nôn ra máu.
Bệnh ung thư dạ dày rất khó phát hiện sớm.
9. Ung thư thực quản
Cùng với các bệnh ung thư về đường tiêu hóa khác thì ung thư thực quản có rất ít biểu hiện ở giai đoạn đầu, với các dấu hiệu chung chung như nuốt khó, gây đau, hơi thở hôi… Ung thư thực quản gây nôn ra máu khi nó đi sâu vào tĩnh mạch máu.
10. Chấn thương
Rất nhiều chấn thương ở vùng bụng gây nôn ra máu, nhưng thường không nôn ồ ạt. Những chấn thương như vết đạn bắn, đập mạch, bị đâm… tại vùng bụng sẽ gây vỡ mạch máu, rách dạ dày dẫn tới bị nôn ra máu. Máu khi nôn có thể có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, cũng có thể kèm theo thức ăn.
Theo TTVH