Top 10 đặc sản Thái Bình làm quà dân giã, nhiều ý nghĩa – DulichToday

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Thái Bình – mảnh đất bình yên, hiền hòa, thân thiện, quê hương “chị Hai năm Tấn” mạnh mẽ trong kháng chiến, cần cù trong cuộc sống thường ngày. Quê lúa Thái Bình cũng có nhiều những đặc sản làm quà nổi tiếng được nhiều người biết đến. Cùng DulichToday điểm danh 10 đặc sản Thái Bình làm quà bình dị, dân giã, nhiều ý nghĩa trong bài viết sau đây.

1. Đặc sản Đông Hưng: bánh Cáy làng Nguyễn gắn với tuổi thơ bao thế hệ người Thái Bình

Bánh Cáy – thức quà quê, đặc sản Thái Bình dân giã là kí ức tươi đẹp của bao thế hệ quê lúa Thái Bình. ” Xuân chỉ về khi con nghe thấy tiếng xe quen thuộc. Tuổi thơ ơi nhớ lắm bánh cáy theo tôi lớn khôn”. Bánh Cáy đi sâu vào tuổi thơ của Sơn Tùng MTP và nhiều thế hệ người Thái Bình qua bao đời.

Bánh cáy ngon nhất phải kể đến bánh Cáy làng Nguyễn – đặc sản Đông Hưng Thái Bình. Cái tên bánh Cáy cũng bắt nguồn từ màu sắc của bánh giống hệt trứng cáy màu đỏ cam. Màu đỏ điểm trong miếng bánh được làm từ xôi gấc, ép dẻo, xắt hạt lưu, đem phơi khô.

Bánh cáy Làng Nguyễn: đặc sản Thái Bình nổi danh cả nướcBánh cáy Làng Nguyễn: đặc sản Thái Bình nổi danh cả nước

Để làm được một mẻ bánh Cáy kể ra cũng cầu kỳ không tưởng, ít nhất phải nửa tháng mới xong được một mẻ bánh ngon. Nguyên liệu làm bánh bao gồm mỡ lợn, lạc, vừng, mứt bí, dừa, xôi, vỏ quýt, gừng tươi. Các nguyên liệu này qua tay người thợ làm bánh trở thành thứ quà đặc sản Thái Bình vang danh cả nước.

Một miếng bánh Cáy ngon là miếng bánh sao có độ ngọt vừa phải, thơm mùi lạc, vừng rang, ngậy vị mứt bí, béo, dẻo của xôi, dừa và cay cay thơm hương gừng. Ngon nhất khi thưởng thức bánh Cáy là có một ấm chè tươi bên cạnh. Cái vị chát chát của nước chè tươi và vị ngọt của bánh Cáy tạo nên một nét văn hóa thưởng thức quà quê của người dân miền Bắc. Ghé Thái Bình đừng quên mua hộp bánh Cáy làng Nguyễn cho các em, các con ở nhà nhé.

  • Gợi ý địa điểm mua: Bánh Cáy Nguyễn Khắc

  • Địa chỉ: Thôn Phan Thanh, Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình

  • Hướng dẫn chỉ đường
  • Giá tham khảo: 35.000 vnđ

2. Bánh Gai Đại Đồng – đặc sản Vũ Thư Thái Bình với lịch sử 400 năm

Bánh gai Đại Đồng là đặc sản Thái Bình có lịch sử làng nghề trên dưới 400 năm. Xưa kia người ta chỉ được thưởng thức bánh gai vào mỗi dịp lễ tết, hội làng. Trẻ em, người già thế hệ xưa cứ tương tư mãi về thức quà thơm ngon, ngọt ngào mà chỉ những dịp đặc biệt mới có điều kiện để thưởng thức.

Bánh gai ở Thái Bình ngon nhất vẫn là bánh gai ở Đại Đồng. Vì chỉ có ở vùng làng nghề truyền thống làm bánh gai này mới làm ra được thứ bánh gai có màu đen nhánh, nhân vàng ươm, thơm nồng mùi đỗ đường. Vỏ bánh được làm từ lá cây gai, bọc lớp nhân nào đậu xanh, lạc, vừng, hạt sen, dừa nạo, đường, mứt bí đao và không thể thiếu miếng thịt lợn béo ngậy.

Bánh Gai Đại Đồng - đặc sản Vũ Thư Thái BìnhBánh Gai Đại Đồng - đặc sản Vũ Thư Thái Bình

Bánh gai được bọc trong lớp lá chuối khô nâu nâu. Khi bóc bánh bạn phải tước sao cho chỉ còn 1 nửa , cầm phần còn lá cuối cuộn lại và ăn, vừa ngon vừa không bị bánh dính vào tay. Một lưu ý nhỏ cho bạn là bánh gai sẽ không để được lâu. Ngon nhất vẫn chỉ là 1 – 2 ngày sau khi bánh được vớt ra từ nồi mà tuyệt nhất là sau khi bánh để ráo nước sau 5,6 tiếng sau khi làm xong.  Bánh gai Đại Đồng là thứ quà quê mộc mạc mà chân thành dành cho du khách mua về làm quà mỗi dịp ghé chơi Thái Bình.

  • Gợi ý địa điểm mua: Bánh gai Đại Đồng

  • Địa chỉ: ĐT223, Tân Hòa, Vũ Thư, Thái Bình

  • Hướng dẫn chỉ đường
  • Giá tham khảo : 40.000 vnđ/ chục

3.

 

Kẹo lạc làng Nguyễn dân dã, đậm đà

Ngoài bánh Cáy thì người ta còn biết đến thứ đặc sản Đông Hưng Thái Bình nổi tiếng là kẹo Lạc. Ngày xưa truyền thống mời bạn tâm giao bằng chén chè xanh, miếng kẹo lạc mở đầu câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Kẹo Lạc trở thành loại kẹo đặc sản Thái Bình có mặt trong mọi đám cưới, ngày tết, hội làng của người dân địa phương.

Mỗi vụ lạc mới người ta lại chọn những mớ lạc ngon nhất, loại bỏ hạt mốc, teo, lép để làm kẹo lạc. Lạc được chọn lọc, rang đều, bỏ vỏ sao cho lạc sảy vỏ đều có màu vàng cánh gián. Làm kẹo lạc nhất định phải có mạch nha. Mạch nha được làm từ mầm mạch, mầm gạo được chế biến thành thứ đường màu vàng nâu, dẻo quánh. Người ta cho lạc rang sẵn vào đảo đều cùng mạch nha và đổ xuống bàn cán có một lớp vừng rang trảy vỏ rải sẵn. Kẹo được cắt thành từng thanh dài nhỏ chừng một ngón tay sao cho vừa ăn.

Kẹo Lạc làng Nguyễn giòn - ngọt - bùi - thơm Kẹo Lạc làng Nguyễn giòn - ngọt - bùi - thơm

Kẹo lạc giòn tan, ngọt vị đường mạch nha, bùi béo của lạc rang. Ăn kẹo lạc uống cốc trà xanh hay trà đá trở thành thói quen của nhiều người miền Bắc ngày nay. Cho dù ngày nay bạn có thể mua kẹo lạc ở bất cứ nơi đâu nhưng kẹo lạc làng Nguyễn vẫn là đặc sản Thái Bình ghi dấu ấn trong lòng du khách thập phương.

  • Gợi ý địa điểm mua: Cơ sở sản xuất bánh kẹo Tuấn Hưng

  • Địa chỉ: xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

  • Giá tham khảo: 30.000 vnđ

4.

 Đừng

 quên mua đặc sản gạo Thái Bình chính hiệu

Gạo là đặc sản của Thái Bình chính hiệu. Đất Thái Bình phì nhiêu màu mỡ là nơi sản xuất ra được những loại gạo ngon nổi tiếng cả nước. Gạo ở đây ngon, mẩy, đẹp mà hàm lượng dinh dưỡng cũng cao hơn ở nhiều nơi khác.

Ở Thái Bình bạn có thể chọn lựa nhiều loại gạo khác nhau như nếp cái hoa vàng để đồ xôi hay gạo ăn hằng ngày như tám thơm Tiền Hải, gạo hương thơm, BC…Một trong những lý do lựa chọn gạo làm đặc sản Thái Bình làm quà vì đây là một nông trường gạo sạch trên cả nước. Gạo sạch từ khâu lựa chọn hạt giống, gieo trồng, chăm bón, cho đến xay sát cho ra được thành phẩm.

Đặc sản Gạo Thái Bình làm quà cho mọi nhàĐặc sản Gạo Thái Bình làm quà cho mọi nhà

Rất nhiều du khách, người dân ở Thái Bình lựa chọn gạo là món quà biếu ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân đồng nghiệp vì tính tiện ích và thực tế của nó. Có dịp đến Thái Bình đừng quên mua thử vài kí gạo Thái Bình về ăn, biết đâu bạn lại tìm được loại gạo ngon ưng ý cho mình thì sao.

  • Gợi ý địa điểm mua: Niêu vàng – Gạo thơm thái Bình

  • Địa chỉ: Số 36 Quang Trung  , Tp Thái Bình, tỉnh Thái Bình

  • Giá tham khảo: 10.000 – 25.000 vnđ/kg

5.

 

Chiếu Hới Hưng hà – Cái nôi của nghề dệt chiếu

“Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” nói về đời sống thường nhật của cư dân đồng bằng sông Hồng  bao đời. Còn nhớ ngày xưa, nhà nào có đám cưới là cặp vợ chồng trẻ được thầy bu tặng cho một cặp chiếu Hới với ý nghĩa hạnh phúc trăm năm. Chiếu Hới là đặc sản Thái Bình của làng nghề tồn tại hơn 1000 năm tuổi, cái nôi của nghề dệt chiếu.

Chiếu Nẩy cách đây vài ba chục năm trước đây thôi được những người giàu có đến tận làng Hới để tìm mua. Bởi lẽ chỉ có chiếu do người làng Hới dệt thì chiếu mới đạt được tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một lá chiếu. Chỉ qua một manh chiếu thôi mà người ta có thể thấy được sự cầu kỳ về khâu lựa cói, lên khung go dệt cho đến khi ra được một manh chiếu hoàn chỉnh.

Chiếu Hới Hưng Hà - cái nôi của nghề dệt chiếuChiếu Hới Hưng Hà - cái nôi của nghề dệt chiếu

Chiếu Nẩy làng Hới khác hoàn toàn với chiếu Đậu, chiếu Mòi mà người dân hay dùng. Loại cói có thể làm được một manh chiếu Nẩy phai là cói An Tràng (Quỳnh Phụ – Quỳnh Lưu – Nghệ An) mà không phải là cói Thanh Hóa hay cói Miền Nam. Bởi cói Quỳnh Phụ sọi mảnh, dẻo dai, bóng bẩy khi lên chiếu mới dầy và đẹp. Một điểm đặc biệt chỉ chiếu Hới Hưng Hà mới có được là chiếu càng dùng lâu thì mặt chiếu càng nền, càng sáng. Điểm dễ nhận ra là khi nằm chiếu Hới là đông ấm, hè mát không giống như khi nằm chiếu trúc, chiếu tre, chiếu nhưa. Chiếu Nẩy làng Hới là loại sản vật Thái Bình được thợ dệt thủ công mà không qua bất cứ máy móc nào.

Có dịp đến Thái Bình, sắm một cặp chiếu Nẩy làng Hới ở Hưng Hà về dùng để thỏa thích cái sướng của giới nhà giàu ngày xưa nhé.

  • Gợi ý địa điểm mua: Chiếu Hới Hưng Hà

  • Địa chỉ: xã Tân Lễ huyện Hưng hà tỉnh Thái Bình

  • Giá tham khảo: 500.000 – 600.000 vnđ / cặp

6.

 Đặc sản

 Thái Bình mỗi mùa lúa về: cốm Thanh Hương

Thức quà quê dân giã mỗi mùa lúa mà được lòng bao người chính là cốm xanh. Ở Thái Bình có một làng nghề làm cốm xanh vang danh ngon chẳng thua kém gì cốm làng Vòng là cốm Thanh Hương – đặc sản Thái Bình mỗi mùa lúa về.

Khác với cốm ở những nơi khác chủ yếu sản xuất theo mùa thì cốm Thanh Hương lại được sản xuất quanh năm. Nhưng cốm ngon nhất phải vào dịp tháng 7 – 10 âm lịch. Cốm lúc này được làm bằng lúa mới, hạt cốm còn mang mùi sữa non và có độ dẻo hoàn hảo. Loại gạo được chọn làm cốm phải là gạo nếp cái hoa vàng thì mới đạt đủ độ dẻo và thơm.

Cốm Thanh Hương - đặc sản quê lúa Thái BìnhCốm Thanh Hương - đặc sản quê lúa Thái Bình

Thời điểm thu hoạch lúa làm cốm cũng không được quá sớm, không được quá muộn. Chỉ nhìn bông lúa uốn câu là đủ độ mẩy và ngon. Bởi nếu gặt lúa quá sớm cốm sẽ bị lép mà gặp lúa quá già thì khi làm cốm thì lại thành gạo. Thóc được rang đều trong chảo gang dưới lửa nhỏ, không giòn quá mà tróc trấu, dậy mùi thơm thì bắc ra. Cốm ngon phải được giã bằng tay mà không phải làm từ máy.

Có 2 loại cốm là cốm mộc và cốm màu. Cốm mộc thường dùng để làm chè cốm, bánh cốm, chả cốm còn cốm màu thì bạn có thể ăn ngay. Màu cốm xanh được người dân làm đậm thêm từ lá nếp, lá riềng, gừng hoặc lá cau. Các loại lá này được giã lấy nước và trộn với cốm mộc sẽ cho được màu xanh cực bắt mắt và thơm ngon. Cốm bọc trong lá sen mang hương lúa ngon ngọt bùi là thứ đặc sản Thái Bình làm quà cho bạn bè và người thân.

  • Gợi ý địa điểm mua: Cốm Thanh Hương

  • Địa chỉ: Đồng Thanh, Vũ Thư, Thái Bình

  • Giá tham khảo: 40.000 – 50.000 vnđ/kg

7.

 

Ổi Bo: Trái ngon của vùng đất lúa

Nhắc đến thứ trái ngon của vùng đất lúa phải kể đến ổi Bo – loại trái ngon đặc sản Thái Bình vừa giòn vừa ngọt. Khác biệt với nhiều giống ổi khác, ổi Bo gây ấn tượng bởi vị thơm ngọt man mát, củi dầy, ít ruột, ít hạt cực ưa miệng.

Ổi làng Bo cũng có nhiều loại, nào là ổi giống như quả cam dẹt, loại lại giống quả lê, loại lại giống trái găng năm múi, năm khe. Tuy nhiên dù là loại ổi nào thì chỉ cần trồng trên đất làng Bo mới cho được ổi Bo chính hiệu. Ổi Bo chỉ cho trái vào thời điểm tháng 7 hằng năm vì đây mới là thời điểm trái ngọt nhất, đúng mùa nhất.

Ổi Bo - giống ổi ngon nhất Thái Bình Ổi Bo - giống ổi ngon nhất Thái Bình

Ổi Bo cũng có cách ăn đặc biệt. Người làng Bo tiết lộ khi ăn ổi thì cứ ăn trực tiếp chứ không nên dùng dao cắt miếng vì khi ăn như thế sẽ thấy chua. Cứ cắn ngập răng vào thịt ổi và kêu “rắc” một tiếng. Đầu tiên bạn sẽ thấy chát nhẹ sau đó là chua dịu và vị ngọt thấm dần đầu lưỡi, hương ổi thơm khắp khoang miệng. Chính vị ngọt, giòn đã khiến ổi Bo thành thứ trái cây đặc sản ở Thái Bình. Nếu có dịp đi Thái Bình vào mùa ổi Bo đừng quên mua vài ký ổi để ăn dần nhé!

  • Gợi ý địa điểm mua: phường Hoàng Diệu (Thái Bình)

  • Địa chỉ: làng Bo, phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình

  • Giá tham khảo : 15.000 – 20.000 vnđ/kg

8. Gỏi Nhệch – đặc sản biển Thái Bình cực nổi tiếng

Một trong những đặc sản Thái Bình mà dân sành ăn luôn phải thưởng thức một lần ở Thái Bình và mua thêm về nhà ăn tiếp chính là gỏi nhệch. Gỏi cá nhệch Diêm Điền là đặc sản Thái Thụy Thái Bình vô cùng nổi tiếng.

Nhệch là loại cá sống ở vùng nước lợ, có hình dáng giống lươn (nhưng to hơn lươn), và dài hơn cá trạch. Nhệch có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ở Thái Bình nổi tiếng nhất vẫn là món gỏi nhệch. Nhệch tươi được làm sạch nhớt bằng nước vôi trong. Lau khô, mổ bụng, bỏ ruột và rửa nhệch lại với nước. Người ta lọc thịt nhệch và thái thành những lát mỏng, ướp gia vị. Gia vị làm gỏi nhệch không thể thiếu thính, riềng xay, chanh và hạt tiêu. Tuy nhiên để có món gỏi nhệch ngon thì tỷ lệ trộn gia vị lại là bí quyết của mỗi nhà làm gỏi nhệch gia truyền ở Thái Thụy.

Gỏi Nhệch: nghe thì lạ, ăn thì nghiềnGỏi Nhệch: nghe thì lạ, ăn thì nghiền

Gỏi nhệch ngon một phần cũng nhờ vào gia vị ăn kèm của món. Chẳng thể nào thiếu các loại lá ăn kèm như cúc tần, vọng cách, đinh lăng, mùi tàu, sung, húng quế, lá sắn, hoa chuối, chuối xanh, khế, ớt chua. Tất cả các vị cay, đắng, ngọt, bùi, chát, thơm được trộn lẫn. Ăn gỏi nhệch nhất định phải chấm cùng với nước mắm Diêm Điền mà không phải loại nước mắm nào khác. Thưởng thức gỏi nhệch phải cần thời gian. Mỗi loại lá, quả ăn kèm cùng với gỏi nhệch được cuộn lại, chấm vào nước mắm, nhai kỹ mới cảm nhận đủ vị ngon, ngọt, giòn, mát của gọi nhệch.

Gỏi nhệch phù hợp cho những ai du lịch Thái Bình nhưng nhà cách không quá xa vì món ăn này không thể bảo quản được lâu. Đi biển Diêm Điền thì nhớ thưởng thức và mua gỏi nhệch ngay nhé. Bạn sẽ không phải hối tiếc đâu.

9. Nước mắm Diêm Điền – đặc sản Thái Thụy Thái Bình

Thái Bình cũng là 1 tỉnh giáp biển nên những đặc sản về biển ở nơi đây không thiếu, nhất là nước mắm. Nước mắm Diêm Điền – đặc sản Thái Bình làm quà chính hiệu cho du khách mỗi khi ghé thăm biển Diêm Điền.

Đặc sản Thái Thụy Thái Bình : nước mắm Diêm ĐiềnĐặc sản Thái Thụy Thái Bình : nước mắm Diêm Điền

Cũng giống như nước mắm ở các vùng biển khác, nước mắm Diêm Điền có một công thức riêng biệt mà chỉ ngửi mùi, nêm nếm thôi đã có thể phân biệt được với nước mắm các nơi khác. Để làm được nước mắm Diêm Điền người ta ủ với tỷ lệ 1 cá 3 muối không phụ gia và được ngâm ủ trong thời gian từ một năm đến năm rưỡi mới đưa vào sản xuất. Nguyên liệu chủ yếu là cá trích, nhâm, ruội, cá cơm. Cá phải đảm bảo được độ tươi ngon thì mới cho ra được loại nước mắm ngon nhất.  Công thức để tạo nên nước mắm Diêm Điền chỉ có những nhà làm mắm lâu đời có công thức gia truyền ở Thái Thụy mới có được. 

Du khách phương xa ghé Thái Bình có thể mua chút mắm Diên Điềm về làm quà cho gia đình, người thân ở nhà. Mỗi bữa cơm có thêm bát nước mắm con con sẽ làm bữa ăn càng thêm đậm đà, hấp dẫn.

  • Gợi ý địa điểm mua: Nước mắm Diêm Điền

  • Địa chỉ: TT. Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình

  • Hướng dẫn chỉ đường
  • Giá tham khảo: 130.000đ

10. Rượu nếp làng Keo – đặc sản rượu Thái Bình.

Nhắc đến các loại đặc sản Thái Bình thì không thể bỏ qua rượu nếp làng Keo – loại rượu đặc sản Thái Bình mà ông bố nào cũng thích mê. Rượu nếp cái hoa vàng thì chỉ có làng Keo mới ngon, mới chuẩn bởi lẽ chỉ ở làng Keo người ta mới trồng được loại gạo nếp ngon nhất đất Thái Bình.

Gửi tặng rượu nếp làng Keo cho các ông, các bố thì còn gì khoái chí hơnGửi tặng rượu nếp làng Keo cho các ông, các bố thì còn gì khoái chí hơn

Ở làng Keo, nghề nấu rượu cổ truyền đã có truyền thống lên đến hàng trăm năm. Gaọ nếp làng Keo thơm, mẩy cho ra được thứ rượu vừa rẻ vừa thơm ngon. Gạo thật, men thật. Người làng Keo cũng không cần phải mang đi đâu rao bán mà khách khắp nơi tự biết tiếng mà tìm về mua.

Mỗi mùa gạo mới, gạo được đem nấu thành cơm rồi ủ với men làm từ 36 vị thuốc Bắc trong thời gian 2 – 3 ngày, có khi phải lên đến 1 tuần. Người ta trộn gạo đã ủ với nước từ 10 – 20 ngày có khi phải mất cả tháng mới đem nấu. Khi nấu người thợ phải canh lửa cho đều, canh nước nóng vừa. Trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ, lắm công phu, cầu kỳ mới cho ra được mẻ rượu Keo trong nhưng nước mưa, thơm hương lúa nếp, vị ngọt, êm và cay xè nơi cuống họng.

Ghé Thái Bình nhớ mua rượu nếp làng Keo về biếu bố mẹ, tặng quà người thân vào những dịp lễ tết. Chén rượu Keo ấm lòng người thân, làm tình cảm thêm gắn kết.

  • Gợi ý địa điểm mua: Làng Keo

  • Địa chỉ: Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình

  • Giá tham khảo: 35.000 vnđ

Với top 10 đặc sản Thái Bình làm quà mà DulichToday giới thiệu trên đây liệu bạn còn băn khoăn về Thái Bình mua gì nữa không? Chia sẻ ngay với DulichToday cảm nhận về bài viết trong phần comment nhé!

5/5 – (1 bình chọn)

Mytour.vn

Tour du lịch tại hơn 30 địa điểm giảm giá đến 50%

Xem ngay

Mytour.vn

Top các khách sạn đang giảm giá sâu tới 70%

Xem ngay

Klook

Nhiều ưu đãi hấp dẫn cho vé vui chơi tại 11 địa điểm lớn

Xem ngay

Rate this post

Viết một bình luận