Top 10 loài động vật khỏe nhất hành tinh

Top 10 loài động vật khỏe nhất hành tinh

Quá trình tiến hóa đã buộc các loài động vật hoang dã phải mài dũa những kỹ năng chiến đấu cùng sức mạnh thể chất để sinh tồn. Muốn sánh được với sức mạnh thuần túy này, loài người phải tăng cường cơ thể bằng các bài tập chuyên biệt và có một chế độ ăn uống thật hợp lý. Nếu tất cả các loài động vật trên thế giới cùng bước vào một cuộc chiến với nhau thì sao nhỉ? Thế giới động vật luôn là một chủ đề được mọi người quan tâm. Chắc chắn rằng chủ đề những loài động vật khỏe nhất hành tinh sẽ khiến bạn rất bất ngờ đấy. Hãy cùng Tikibook tìm hiểu nhé.

Đại bàng chúa

Đại bàng chúa châu Phi có đôi chân mạnh mẽ, mỏ lớn và móng vuốt sắc nhọn. Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Thức ăn chủ yếu của đại bàng là các loại động vật nhỏ trên các thảo nguyên ở châu Phi. Với chiều dài cơ thể khoảng 95 cm và sải cánh là 2m, trọng lượng đại bàng khoảng từ 3,8 kg đến 4,5kg và đặc biệt chúng có thể dùng chân quắp được những con vật có trọng lượng 16 kg gấp 4 lần trọng lượng cơ thể. Khí chất ngược đời, khác biệt đầu tiên ở đại bàng chính là chọn cô độc để trở thành kẻ mạnh nhất. Hiếm ai không sợ nỗi cô đơn và sự lạc lõng. Nhưng đối với đại bàng, quăng mình vào thử thách và đối mặt với nỗi cô đơn bất tận chính là cách chúng rèn giũa sức mạnh cho đôi cánh và cái đầu “lạnh” của mình.

Bay ở độ cao mà không loài nào địch nổi, làm tổ ở những nơi vách núi cheo leo hay sẵn sàng đương đầu với bão tố để sải rộng đôi cánh là cách đại bàng thể hiện bản lĩnh thống trị bầu trời của mình. Đây là một trong những nguyên tắc sống tuyệt vời của đại bàng mà rất hiếm loài động vật nào có được. Đại bàng không bao giờ lẫn hoặc tự cho phép mình lẫn trong đàn chim sẻ hay các loài chim khác. Chúng luôn một mình chinh phục độ cao và thử thách. Đại bàng chúa hạnh phúc vì có bão bởi chúng thích “đạp” lên những đám mây đang vẫn vũ bầu trời để nhờ gió đưa mình lên cao. Đối với loài chim săn mồi lớn nhất thế giới này, mưa bão là thước đo để chúng trưởng thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đại bàng chúa
Đại bàng chúa

Đại bàng chúa
Đại bàng chúa

Trăn Anaconda

Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Có 4 loại trăn Anaconda, loài lớn nhất và nặng nhất là trăn Anaconda xanh, con trưởng thành có thể dài 9m và nặng tới 227kg. Thức ăn ưa thích của trăn Anaconda là các loài động vật có vú như hươu nai và đôi khi là cả con người. Thậm chí chúng có thể giết chết được cả lợn rừng và báo đốm. Trăn không có độc, vì thế chúng săn mồi bằng cách quấn chặt quanh thân con mồi, xiết chặt khiến con mồi chết vì ngạt thở, vỡ nội tạng hoặc chảy máu bên trong. Sau khi con mồi chết, trăn khổng lồ sẽ nuốt toàn bộ nạn nhân vào bụng. Một con trăn Anaconda với kích thước trung bình có thể siết chặt với lực tương đương 250kg.

Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon. Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Trăn Anaconda có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Anaconda cái đẻ con, chúng có thể đẻ từ 10 đến 50 con non mỗi lứa (kỉ lục là 100 con non). Không có quá nhiều kẻ thù, một con Anaconda có thể dễ dàng vượt qua cột mốc 10 – 12 năm tuổi thọ trong tự nhiên. Còn trong môi trường nuôi nhốt, con số ấy sẽ lên tới 30 năm.

Trăn Anaconda
Trăn Anaconda

Trăn Anaconda
Trăn Anaconda

Bọ hung

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà sinh học, loài bọ hung Onthophagus taurus có thể kéo vật nặng gấp 1141 trọng lượng cơ thể chúng, tương đương một người 70 kg nhấc được 6 xe buýt 2 tầng chở đầy khách. Onthophagus taurus không giống như những loài bọ hung khác, chúng không đẩy phân. Công việc chôn phân (phân gia súc) chủ yếu do con cái thực hiện, còn con đực chỉ đóng vai trò trợ giúp. Con cái có nhiệm vụ xây các đường hầm nhỏ, đẩy phân gia súc vào rồi đẻ trứng trong đó. Con đực thường có sừng và rất hung dữ, đặc biệt trong những trận chiến giành bạn tình. Đường hầm cũng là nơi bọ hung tình tứ sau khi các con đực đánh nhau chí mạng để giành quyền được giao phối.

Hầu hết bọ hung thích phân của loài ăn thực vật hơn, tuy nhiên cũng có những con thích phân của loài ăn tạp. Khi những động vật, như voi chẳng hạn, ăn uống thì chắc chắn vẫn còn một số phần thức ăn được thải ra ngoài mà chưa qua quá trình tiêu hóa. Và đây chính là nguồn dinh dưỡng cho bọ hung con. Không những thế, bọ hung trưởng thành cũng sử dụng phân như một nguồn cung cấp nước bởi vì trong phân có một lượng nhỏ nước mang hàm lượng dinh dưỡng. Người Ai Cập cổ đại rất coi trọng bọ hung, bằng chứng là hình ảnh của chúng phổ biến rộng rãi trong các đền đài, đồ trang sức cũng như những mẩu văn tự. Dưới góc độ tín ngưỡng, người Ai Cập cho rằng bọ hung là hình tượng của một vị thần hàng ngày nâng mặt trời lên xuống, gần giống với việc cần mẫn đẩy “viên bi” đặc biệt của bọ hung.

Bọ hung
Bọ hung

Bọ hung
Bọ hung

Hổ

Cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba mươi hay chúa sơn lâm là những tên gọi khác của hổ. Hổ là một loài động vật có vú thuộc họ mèo. Chúng là một loại thú giữ ăn thịt sống. Trên thế giới, có tất cả 9 loài hổ, nhưng 3 loài đã bị tuyệt chủng vĩnh viễn và hiện tại 6 loài hổ còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị phá hoại và nạn săn bắn trái phép. Vào đầu năm 2010, hiện chỉ còn khoảng 3.200 cá thể của loài hổ tồn tại trên thế giới theo thống kê của tổ chức Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF). Trọng lượng trung bình của loài hổ là 300 kg, xét về sức mạnh chúng có thể nâng vật thể gấp 1,8 lần trọng lượng cơ thể.

Hổ là một loài thú ăn thịt, chúng dễ nhận biết nhất bởi các sọc vằn dọc sẫm màu trên bộ lông màu đỏ cam với phần bụng trắng. Hổ là loài lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ 3 trong các loài thú ăn thịt (sau gấu Bắc Cực và gấu nâu). Hổ là một trong những loài động vật có biểu tượng lôi cuốn và dễ nhận biết nhất trên thế giới. Chúng nổi bật trong thần thoại và văn hóa dân gian cổ đại, tiếp tục được miêu tả trong các bộ phim và văn học hiện đại, xuất hiện trên nhiều lá cờ, phù hiệu áo giáp và làm linh vật cho các đội tuyển thể thao. Đặc biệt trong văn hóa phương Đông, hổ được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. Do đó, chúng là biểu tượng quốc gia của nhiều nước như Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia và Hàn Quốc.

Hổ
Hổ

Hổ
Hổ

Khỉ đột

Khỉ đột (Gorilla) là một chi linh trưởng thuộc họ người, là động vật ăn cỏ sống trong rừng rậm châu Phi, là giống lớn nhất trong bộ linh trưởng còn tồn tại. Khỉ đột có kích thước lớn nhất trong bộ linh trưởng, chúng có thể cao từ 1,7 – 2 m khi đứng thẳng và nặng từ 180 kg – 200 kg. Gorilla được biết đến như một dã thú đầy sức mạnh với ngoại hình to lớn, khỏe hơn rất nhiều so với người, đôi tay mạnh mẽ, và thông minh. Khỉ đột khỏe tới mức một cú đấm của nó có thể khiến mọi vật đối diện phải biến dạng. Dù có thân hình to lớn đồ sộ là thế nhưng Gorilla có thể chạy ở tốc độ trung bình khoảng từ 35 – 40 km/h. Một con Gorilla trưởng thành có thể nâng được trọng lượng gấp 10 lần cơ thể chúng.

Khỉ đột di chuyển bằng đốt ngón tay, mặc dù đôi khi chúng có thể đứng thẳng khi mang theo thức ăn hay trong tình trạng phòng ngự. Khỉ đột trưởng thành hoang dã nặng 135 đến 180 kg trong khi con cái thường chỉ nặng bằng nửa con đực 68 – 113 kg. Con đực trưởng thành cao 1,7 đến 1,8 m, với sải tay 2,3 đến 2,6 m. Con cái có sải tay ngắn hơn. Khỉ đột đực trưởng thành được biết đến như “lưng bạc” do vùng lông màu bạc trên lưng của nó. Đôi khi, một con lưng bạc lớn hơn 1,8 m và 230 kg được ghi nhận trong hoang dã. Những con khỉ đột béo phì trong tình trạng nuôi nhốt 270 kg.

Khỉ đột
Khỉ đột

Khỉ đột
Khỉ đột

Bò là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò rừng và bò nhà. Chi Bos có thể phân chia thành 4 phân chi là Bos, Bibos, Novibos, Poephagus, nhưng sự khác biệt giữa chúng vẫn còn gây tranh cãi. Chi này hiện còn 5 loài còn sinh tồn. Tuy nhiên, một số tác giả coi chi này có tới 7 loài do các giống bò thuần hóa cũng được họ coi là những loài riêng. Các loài bò có tuổi thọ khoảng 18-25 năm trong tự nhiên, còn trong tình trạng nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống tới 36 năm. Chúng có chu kỳ mang thai kéo dài 9 – 11 tháng, phụ thuộc từng loài và sinh ra chủ yếu là một con non (ít khi sinh đôi) vào mùa xuân, được gọi chung là bê.

trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 2 m đến 2,3m và nặng tới 640 kg. Mặc dù bò chậm chạp hơn nhiều loài khác nhưng lại có thể mang tải nặng cho một khoảng thời gian dài. Một con bò đực có thể kéo được trọng lượng gấp 1,5 trọng lượng cơ thể của chúng – tương đương 900 kg. Loài vật này thường được nuôi để cày ruộng, đặc biệt là ở những quốc gia trồng lúa nước như Việt Nam, Thái Lan… Ngoài ra, chúng cũng được nuôi để lấy thịt và vận chuyển hàng hóa. Nói chung chúng là động vật ăn ban ngày, chỉ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nóng bức vào buổi trưa còn tích cực hoạt động vào thời gian buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên, trong những khu vực mà con người xâm lấn vào lãnh thổ của bầy đàn thì chúng có thể là những động vật ăn đêm. Một vài loài còn di cư, di chuyển theo nguồn cung cấp thức ăn và nước uống.

Bò

Bò

Ve giáp

Bọ cánh cứng là nhóm côn trùng với số lượng loài lớn nhất được biết đến. Chúng được phân loại thành bộ Cánh cứng gồm nhiều loài được mô tả hơn bất kỳ bộ nào khác trong giới động vật, chiếm khoảng 25% tất cả các dạng sống đã biết. Khoảng 40% côn trùng được mô tả là bọ cánh cứng và ngày càng nhiều loài mới được khám phá.


Ve giáp là loài bọ cánh cứng có kích cỡ rất nhỏ, khoảng 0,2 – 1,5 mm và thường sống ở mặt đất, giúp đất màu mỡ hơn. Loài côn trùng này có thể nâng được trọng lượng gấp 1180 lần trọng lượng cơ thể của chúng, tương đương với một người nâng 82 tấn. Đây là loài động vật khỏe nhất trên Trái đất. Bạn có thấy thông tin về loài vé giáp thú vị không nào?

Ve giáp
Ve giáp

Ve giáp
Ve giáp

Gấu

Gấu là những loài động vật có vú ăn thịt thuộc Họ Gấu. Chúng được xếp vào phân bộ dạng chó. Mặc dù chỉ có 8 loài gấu còn sinh tồn, chúng phổ biến rất rộng rãi, xuất hiện ở nhiều môi trường sống khác nhau trên khắp Bắc Bán cầu và một phần ở Nam Bán cầu. Đặc điểm chung của những loài gấu ngày nay bao gồm cơ thể to lớn với đôi chân thon dài, mõm dài, tai tròn nhỏ, lông xù, móng chân có năm móng vuốt không rút lại được, và đuôi ngắn. Gấu có thể đánh hơi như loài chó nhưng mũi của chúng thính hơn gấp 6 lần. Các loài gấu đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do nạn đói, nạn mất môi trường sống và nạn săn bắt trộm. Người ta thường săn bắt gấu để lấy lông, mật, móng vuốt và nhiều bộ phận cơ thể khác. Loài gấu bơi và trèo cây rất giỏi. Hơn thế nữa, loài gấu nâu là những tay bắt cá cừ khôi.


Gấu là một trong những loài động vật có vú to lớn và mạnh mẽ, đặc biệt là loài gấu xám. Khi mới sinh ra, gấu con chỉ nặng 0,5 kg, nhưng khi trưởng thành chúng có thể đạt tới trọng lượng từ 350 kg đến 550kg và chiều cao tối đa 2,5m. Một con gấu xám trưởng thành có thể nâng vật nặng gấp 0,8 lần trọng lượng cơ thể của nó. Gấu có thể chạy với tốc độ tối đa 34 km/h mặc dù có một cơ thể khá đồ sộ. Một điểm đặc biệt là gấu leo dốc nhanh hơn khi xuống dốc. Thức ăn của gấu này khá đa dạng, thực vật bao gồm cỏ, hoa màu, chuối non… Con mồi ưa thích của gấu xám bao gồm cá hồi, chim, chồn, sóc, thỏ rừng. Một vết cắn mạnh của gấu có thể nghiền nát một quả bóng bowling. Gấu xám ngủ đông suốt cà mùa đông, vì thế vào mùa thu chúng cần ăn nhiều để tiêu thụ suốt nhiều tháng ngủ.

Gấu
Gấu

Gấu
Gấu

Kiến

Kiến là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất. Các tập đoàn kiến hoạt động như một thực thể duy nhất nên đôi khi được coi là các siêu cơ quan. Kiến có thể mang trên mình những mảnh lá cây có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng của chúng (tương đương với việc một người nâng một trọng lượng nặng 2,5 tấn). Loài kiến thường sống thành bầy đàn trong một tổ được làm trên cây hay dưới đất. Mỗi đàn kiến có khoảng 8 triệu con.

Thông thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một kiến chúa. Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)…Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi. Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là “thành viên” lao động của tổ.

Kiến
Kiến

Kiến
Kiến

Voi

Họ Voi (Elephantidae) là một họ động vật có vú lớn, ăn thực vật được gọi chung là voi và voi ma mút. Chúng là những động vật có vú lớn trên cạn với mõm biến đổi thành vòi, và răng biến đổi thành ngà. Đa số các chi và loài trong họ này đã tuyệt chủng. Chỉ có hai chi, Loxodonta (voi châu Phi) và Elephas (voi châu Á), là còn sinh tồn. Họ này được mô tả lần đầu tiên bởi John Edward Gray vào năm 1821 và sau đó được đưa vào Bộ Có vòi (Proboscidea). Họ Voi cũng đã được sửa đổi bởi các tác giả khác nhau để bao gồm hoặc loại trừ các chi Có vòi khác đã tuyệt chủng.

Voi là loài động vật lớn nhất sống trên cạn còn tồn tại và tuổi thọ tối đa có thể lên tới 70 tuổi. Khi mới sinh ra, voi con đã có trọng lượng trung bình là 120 kg. Thân voi chứa hơn tới 40,000 cơ bắp và dây chằng, vòi voi chứa hơn 100,000 các loại cơ khác nhau (toàn bộ cơ thể con người chỉ có 800 cơ khác nhau). Voi có vẻ bề ngoài rất chậm chạp là thế nhưng chúng có thể nâng được trọng lượng tối đa là 9 tấn – gấp 1,7 lần so với trọng lượng của cơ thể.

Voi
Voi

Voi
Voi

Rate this post

Viết một bình luận