Top 10+ loại thuốc trị vảy nến được đánh giá tốt hiện nay

Có thể sử dụng cả các loại thuốc bôi và thuốc uống để trị bệnh vảy nến. Tùy vào mức độ bệnh cùng ảnh hưởng của tổn thương trên da để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên với bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng đúng cách theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

thuốc trị vảy nếnthuốc trị vảy nến

Bị vảy nến nên dùng thuốc uống hay thuốc bôi?

Vảy nến là bệnh về da mãn tính khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Cơ chế bệnh sinh bắt nguồn từ sự rối loạn hệ miễn dịch khiến cho quá trình chu chuyển tế bào da rút ngắn lại và làm phát sinh các triệu chứng bất thường.

Đặc trưng của bệnh vảy nến chính là sự tích tụ một cách nhanh chóng của các mảng da chết. Các mảng da này thường có màu đỏ hoặc hồng, khô ráp, ngứa ngáy và được phủ lên trên 1 lớp vảy trắng dễ bong tróc. Nhiều trường hợp, tổn thương da còn bị nứt nẻ, gây chảy máu và đau đớn.

Cho đến nay vẫn chưa có giải pháp điều trị đặc hiệu chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Tuy nhiên nếu vận dụng và phối hợp tốt các phương pháp điều trị thì sẽ giúp duy trì tốt sự ổn định của bệnh. Đồng thời hạn chế các đợt bệnh bùng phát. Từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bạn Sẽ Hối Tiếc Vì Không Biết Tới Giải Pháp Xử Lý Vảy Nến Này Sớm Hơn

Từng suy sụp vì vảy nến liên tục tái phát và ôm nỗi u uất do ánh mắt kỳ thị từ người đời, nhưng giờ đây, anh Sơn đã tự tin với làn da khỏe mạnh sau khi điều trị bệnh thành công bằng Nhất Nam An Bì Thang.

Trong đó việc dùng thuốc để trị bệnh vảy nến là giải pháp được áp dụng phổ biến. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống.

Với trường hợp bệnh chỉ gây ra tổn thương nhẹ và khu trú ở một số vị trí thì việc sử dụng thuốc bôi thường sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên khi tổn thương có mức độ nặng, lan rộng và tiến triển phức tạp thì dùng thuốc uống là rất cần thiết. Chú ý thận trọng bởi thuốc uống thường chứa các hoạt chất mạnh rất dễ gây ra tác dụng ngoại ý.

Top 7 loại thuốc bôi trị vảy nến tốt nhất hiện nay

Thuốc bôi trị vảy nến thường có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm kích hoạt. Để chỉ định loại thuốc bôi phù hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương, độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng của từng cá thể người bệnh Corticosteroid

Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến:

1. Thuốc bạt sừng, bong vảy

Bệnh vảy nến thường gây ra tổn thương là các mảng da chết khô ráp và có lớp vảy bong phủ lên. Chính vì vậy, sử dụng các thuốc bạt sừng, bong vảy trong trường hợp này là rất phù hợp.

Các loại thuốc bôi này thường chứa acid salicylic với hàm lượng 2%, 3% hay 5%. Thuốc có tác dụng chống lại tình trạng á sừng. Đồng thời làm giảm các triệu chứng khô ráp và bong tróc da.

thuốc bôi chữa vảy nếnthuốc bôi chữa vảy nến

Tuy nhiên, các thuốc bạt sừng, bong vảy lại không có tác dụng điều trị triệu chứng viêm thâm nhiễm tại nền da cứng do bệnh vảy nến mãn tính gây ra.

Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc chứa acid salicylic trên vùng da rộng sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ thuốc quá nhiều. Từ đó dễ gây ra các tác dụng phụ. Thuốc có thể gây kích ứng da, làm suy yếu nang lông, nang tóc dẫn tới gãy rụng tóc tạm thời.

2. Thuốc Daivonex trị bệnh vảy nến

Thuốc Daivonex là một dạng chất tổng hợp đồng đẳng với vitamin D. Loại thuốc này có tác dụng ức chế và làm chậm sự phát triển của các tế bào da. Daivonex có thể được sản xuất dưới dạng kem dưỡng hay dung dịch.

Thuốc Daivonex thường được kê theo toa để khắc phục các triệu chứng bệnh vảy nến từ nhẹ cho tới trung bình. Thuốc có thể được chỉ định kết hợp cùng các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Daivonex được ghi nhận là có tác dụng tốt hơn Corticoid trong việc kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng, ức chế tăng sinh tế bào da và ức chế tác dụng của các tế bào lympho T. Tuy nhiên Daivonex có giá thành cao và có thể gây kích ứng khi dùng trên những vùng da nhạy cảm.

Thuốc bôi Daivonex được dùng điều trị các tổn thương vảy nến khu trú với tần suất 2 lần/ ngày. Chỉ được bôi không quá 100mg/ tuần hay tương đương với khoảng 16% diện tích da trên bề mặt cơ thể.

Loại thuốc này thường phát huy tác dụng sau khoảng 1 – 2 tuần điều trị. Và sau 4 – 8 tuần điều trị thì có thể mang lại hiệu quả cao. Tuyệt đối không thoa thuốc vào vùng mặt. Sau khi thoa thuốc cần chú ý rửa tay sạch sẽ để tránh gây tồn đọng canxi khiến da bị thâm và cứng.

3. Thuốc mỡ Corticosteroid

Thuốc mỡ Corticosteroid là nhóm thuộc được dùng rất phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Bao gồm cả bệnh vảy nến có mức độ từ nhẹ tới trung bình. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm ngứa, chống viêm rất nhanh chóng. Đồng thời còn có khả năng ngăn ngừa việc sản xuất tế bào da quá mức ở người mắc bệnh vảy nến.

Dưới đây là một số loại thuốc mỡ Corticosteroid được dùng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến:

  • Synalar
  • Tempovate
  • Flucinar
  • Eumovate
  • Diproson
  • Lorinden
  • Sicorten
  • Betnovate

bị vảy nến bôi thuốc gìbị vảy nến bôi thuốc gì

Các loại thuốc Corticosteroid thường được khuyến cáo sử dụng cho các vùng da nhạy cảm. Bao gồm khuôn mặt hay các nếp gấp da. Mục đích là để hạn chế các mảng da bệnh lan tỏa trên phạm vi rộng. Còn các thuốc Corticosteroid mạnh hơn sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh vảy nến nghiêm trọng, dai dẳng hay tái phát nhiều lần.

Ưu điểm của các loại thuốc mỡ có chứa Corticosteroid là có tác dụng nhanh và rất dễ sử dụng. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng, khô da, bỏng rát hay làm mỏng da. Hơn nữa việc lạm dụng Corticosteroid còn dẫn tới tình trạng kháng thuốc trong tương lai. Chính vì vậy cần điều trị vảy nến bằng thuốc này theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

4. Thuốc Goudron trị bệnh vảy nến

Goudron là một loại thuốc khử oxy có nguồn gốc từ than đá hay một số loại than gỗ. Loại thuốc này được chia thành 2 dạng phổ biến bao gồm:

  • Goudron có nguồn gốc từ than đá.
  • Goudron được chưng cất, thủy phân từ một số loại gỗ có nhựa. Điển hình nhất là nhựa thông.

Goudron là một chất lỏng nhớt dính có màu nâu sẫm hoặc màu đen, có mùi nhựa hay hắc ín đặc trưng. Thuốc có tính acid, ít tan trong nước nhưng có thể hòa tan được trong dung môi hữu cơ.

Goudron có tác dụng làm làm viêm và hạn chế tình trạng bong vảy. Nhờ đó mà có khả năng đáp ứng tốt với triệu chứng của một số bệnh lý về da. Điển hình như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, chàm (eczema)…

Nhựa than Goudron được ghi nhận là một loại thuốc chữa vảy nến cho hiệu quả cao. Khi thoa lên vùng da bệnh có thể đánh tan vùng da thâm cứng. Đồng thời hạn chế tình trạng tăng sinh tế bào da quá nhanh. Từ đó còn tạo điều kiện cho việc chữa lành các tổn thương trên da.

Goudron có thể được bào chế ở dạng thuốc bôi hay kem thoa tại chỗ. Ngoài ra còn được bào chế thành dầu gội để điều trị các trường hợp bị vảy nến da đầu.

Loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, thường gặp nhất là kích ứng da. Hơn nữa dùng lâu dài còn có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa, viêm nang lông hay nổi mụn nhỏ. Tuyệt đối không dùng thuốc Goudron cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.

5. Thuốc bôi Anthralin trị vảy nến

Anthralin cũng là một loại thuốc khử oxy được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến. Loại thuốc này có thể ức chế hoạt động của các enzym hình thành tế bào da. Ngoài ra còn giúp loại vảy da, cải thiện tình trạng khô ráp, nứt nẻ và giúp làn da mịn màng hơn.

thuốc bôi trị vảy nếnthuốc bôi trị vảy nến

Anthralin chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn. Trong vòng 2 tuần đầu, bác sĩ thường sẽ yêu cầu dùng Anthralin với nồng độ từ 0.1 đến 0.3%. Thoa trực tiếp lên da và để nguyên sau 10 – 20 phút thì rửa sạch thuốc đi. Các tuần tiếp theo duy trì sử dụng với tần suất 2 lần/ tuần.

Loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng ngoại ý, bao gồm kích ứng da, gây vấy bẩn các bề mặt chạm vào thuốc. Khi điều trị vảy nến bằng thuốc Anthralin cần tránh để thuốc chạm vào mắt. Đồng thời trong vòng 1 giờ sau khi thoa thuốc tuyệt đối không được tắm nước ấm.

6. Trị vảy nến với Retinoids tại chỗ

Retinoids là một dẫn chất được chiết xuất từ vitamin A tổng hợp. Retinoids tại chỗ có tác dụng làm giảm viêm rất tốt nên được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho da như gây kích ứng và làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, người bệnh cần chú ý che chắn và bảo vệ da cẩn thận khi điều trị bằng thuốc Retinoids.

Ngoài da, không sử dụng Retinoids cho phụ nữ có ý định mang thai, đang mang thai hay đang cho con bú. Trong một số trường hợp, loại thuốc này có thể gây rối loạn phát triển ở thai nhi hay dị tật bẩm sinh.

7. Thuốc ức chế Calcineurin trị bệnh vảy nến

Tacrolimus và Pimecrolimus là 2 loại thuốc ức chế Calcineurin được dùng phổ biến nhất trong điều trị bệnh vảy nến. Các thuốc này có tác dụng làm giảm viêm và hạn chế tích tụ vảy da. Đồng thời còn hỗ trợ ngăn ngừa sự sản sinh các tế bào da mới.

thuốc bôi chữa vảy nếnthuốc bôi chữa vảy nến

Thuốc ức chế Calcineurin có thể được chỉ định điều trị vảy nến tại các vùng da nhạy cảm. Tuy nhiên thuốc chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn để tránh nguy cơ ung thư da hay ung thư hạch.

Các loại thuốc điều trị toàn thân dùng cho bệnh vảy nến

Trường hợp tổn thương do vảy nến lan rộng, có mức độ nặng hay tiến triển nghiêm trọng thì các loại thuốc điều trị tại chỗ sẽ không thể đáp ứng tốt. Lúc này việc sử dụng các loại thuốc điều trị toàn thân là rất cần thiết.

Tuy nhiên thuốc toàn thân thường chứa các hoạt chất mạnh hơn rất nhiều so với thuốc điều trị tại chỗ. Chính vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng để hạn chế các vấn đề rủi ro phát sinh.

Dưới đây là một số loại thuốc uống và thuốc tiêm thường được chỉ định điều trị bệnh vảy nến:

1. Retinoid dạng uống trị vảy nến

Tương tự như Retinoid tại chỗ, Retinoid dạng uống là dẫn xuất của vitamin A có thể hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của bệnh vảy nến. Thuốc có tác dụng kháng nhiễm sừng và điều hòa tăng trưởng da cũng như biệt hóa tế bào. Ngoài ra thuốc còn có khả năng tác động trực tiếp lên các gen của Keratin. Từ đó làm chậm quá trình tăng sản biểu bì. Đồng thời giúp bình thường hóa quy trình tái tạo da.

Thuốc Retinoid đường uống có thể được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Vảy nến thông thường gây tổn thương trên diện rộng
  • Vảy nến thể mủ
  • Vảy nến thể viêm khớp
  • Vảy nến toàn thân

Trong tuần đầu điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng liều 10mg/ ngày. Sau đó tăng dần liều lên khoảng 20 – 25mg/ ngày. Sau khi sử dụng thuốc khoảng 6 – 12 tháng thì bắt đầu giảm liều dùng. Hoặc cũng có thể dùng liều duy trì nhằm hạn chế tình trạng tái phát.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý. Điển hình như khô miệng, viêm kết mạc, khô mắt, khô da, rụng tóc, da mỏng, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm môi, ngứa da… Tuyệt đối không dùng thuốc Retinoid dạng uống cho phụ nữ có ý định mang thai, đang mang thai hay đang có con bú. Ngoài ra thuốc này còn có thể gây đột biến tinh trùng ở đàn ông.

2. Thuốc Methotrexate trị bệnh vảy nến

Methotrexate cũng là một loại thuốc đường uống được dùng khá phổ biến trong điều trị vảy nến. Thuốc có tác dụng hạn chế sản xuất tế bào da. Đồng thời ức chế tình trạng viêm da.

bị vảy nến uống thuốc gìbị vảy nến uống thuốc gì

Loại thuốc này có thể dung nạp tốt ở liều thấp. Tuy nhiên thuốc vẫn có thể gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi hay đau dạ dày. Vì vậy, Methotrexate chủ yếu được dùng điều trị vảy nến nghiêm trọng, vảy nến bao phủ trên 50% diện tích cơ thể hay vảy nến đỏ da toàn thân.

Việc sử dụng trong thời gian dài có thể khiến gan tổn thương. Đồng thời còn làm giảm sản xuất bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Methotrexate được chỉ định phổ biến cho những người khỏe mạnh trên 50 tuổi. Tuyệt đối không dùng thuốc cho người trẻ. Nhất là nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản.

3. Thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporine

Cyclosporine là loại được dùng phổ biến nhất. Thuốc bao gồm 11 loại acid amin với tác dụng ức chế chọn lọc. Loại thuốc này có tác dụng tương tự như Methotrexate trong điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn để hạn chế các rủi ro phát sinh.

Cyclosporine có thể được chỉ định trong các trường hợp bệnh vảy nến nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc khác, vảy nến thể mủ, vảy nến toàn thân hay viêm khớp vảy nến.

Tuyệt đối không dùng Cyclosporine cho những người có bệnh ác tính, cao huyết áp không kiểm soát, chức năng lọc của thận kém hay đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác, xạ trị, hóa trị…

Cần cẩn trọng khi dùng Cyclosporine điều trị bệnh vảy nến. Bởi thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hay kích hoạt các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả ung thư.

4. Thuốc sinh học trị vảy nến

Thuốc sinh học là một phát hiện mới trong điều trị bệnh bảy nến. Các thuốc này đa phần được sử dụng thông qua đường tiêm và thường được chỉ định cho các trường hợp bị vảy nến từ mức độ trung bình cho tới nghiêm trọng.

thuốc trị vảy nến toàn thânthuốc trị vảy nến toàn thân

Dưới đây là một số loại thuốc sinh học được dùng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến:

  • Adalimumab
  • Ustekinumab
  • Etanercept
  • Infliximab
  • Apremilast
  • Secukinumab
  • Golimumab

Tuyệt đối không dùng thuốc sinh học cho các trường hợp bị viêm gan B mạn tính, bệnh lao, suy tim xung huyết hay nhiễm trùng tại chỗ. Cần thực hiện các xét nghiệm CTM, men gan, ure, creatinin, TPT nước tiểu, sàng lọc lao, HBV, HCV, HIV… trước khi chỉ định điều trị vảy nến bằng các thuốc sinh học.

5. Các loại thuốc uống khác

Ngoài các loại thuốc đặc trị nêu trên thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp một số loại thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến. Các thuốc được chỉ định bổ sung có thể bao gồm:

  • Biotin, Vitamin A, B12, C và H3
  • Thuốc kháng Histamine tổng hợp
  • Canxi clorua
  • Thuốc an thần tác dụng đến hệ thần kinh trung ương

Lưu ý khi dùng các loại thuốc trị vảy nến

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của bệnh mà có thể sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống để điều trị. Tuy nhiên việc thiếu thận trọng khi dùng thuốc có thể sẽ gây ra một số rủi ro ngoại ý.

lưu ý khi dùng thuốc trị vảy nếnlưu ý khi dùng thuốc trị vảy nến

Vì vậy khi dùng các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến, bạn cần chú ý đến một số thông tin sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi đã nhận tham vấn y khoa. Tuy đối không tùy tiện dùng các loại thuốc bôi và thuốc uống. Việc dùng thuốc không phù hợp hay không đúng cách có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Khi dùng thuốc cần chú ý tuân thủ tần suất, liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều chỉnh các yếu tố nói trên.
  • Đặc biệt với các thuốc dùng trong điều trị ngắn hạn thì người bệnh tuyệt đối không được phép lạm dụng.
  • Nếu nhận thấy các tác dụng phụ của thuốc thì cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý và khắc phục.
  • Ngoài ra, người bệnh cần chú ý kết hợp chăm sóc da đúng cách. Đồng thời ăn uống và sinh hoạt khoa học, bổ sung đủ nước cho cơ thể, kiểm soát tốt căng thẳng… Điều này không chỉ hỗ trợ cải thiện tổn thương mà còn ngăn ngừa các đợt tái phát của bệnh vảy nến.

Bài viết đã chia sẻ thông tin về một số loại thuốc bôi và thuốc uống trị vảy nến được đánh giá cao hiện nay. Tuy nhiên những thông tin này chỉ có giá trị tham khảo. Người bệnh nên trực tiếp thăm khám và trao đổi với bác sĩ để được chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Rate this post

Viết một bình luận