Không có đủ sữa cho con bú là một trong những rắc rối điển hình của mẹ sinh mổ, nhưng thật may mắn là chúng ta có thể cải thiện một phần nhờ vào thực đơn ăn uống. Vậy ăn gì lợi sữa sau sinh mổ để đảm bảo mẹ vừa nhiều sữa lại tốt cho vết mổ?
1. Vì sao sau sinh mổ mẹ thường mất sữa hoặc ít sữa?
Khi sinh mổ, mẹ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc gây tê, một số trường hợp đặc biệt khác sẽ dùng thuốc gây mê. Tuy nhiên, vấn đề thường thấy nhất ở sản phụ sau sinh mổ là không có sữa ngay khiến các mẹ rất lo lắng. Theo đó, nguyễn nhân khiến mẹ sau sinh mổ không có sữa, hoặc ít sữa như sau:
– Do ảnh hưởng từ thuốc tê/thuốc mê/thuốc kháng sinh
Thuốc gây tê và gây mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ sinh mổ. Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và chống viêm nhiễm cho mẹ sau khi phẫu thuật sẽ làm ức chế hormone sản xuất sữa và dẫn đến mất sữa sau sinh mổ.
– Do không thể cho con bú ngay
Mẹ sinh mổ không thể cho con bú ngay sau khi sinh con mà phải đợi khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, mẹ cũng không thể thực hiện được việc âu yếm, ôm con, da kề da với con ngay sau khi con chào đời, vì thế tuyến sữa không được kích thích.
– Do ảnh hưởng từ vết mổ
Sau sinh mổ các mẹ đều hay bị táo bón. Bên cạnh đó, việc đau ở vết mổ và tầng sinh môn khiến mẹ gặp khó khăn trong ăn uống, nhiều mẹ còn không thể ăn bất cứ thức ăn gì trong những ngày đầu sau mổ nên cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết để tiết sữa cho con bú. Mẹ khó ngủ, mất ngủ, chế độ sinh hoạt bị đảo lộn do ảnh hưởng bởi các cơn đau.
– Cho con bú không đúng cách
Đối với mẹ sinh mổ và cả sinh thường nếu cho con bú không đúng cách hoặc cho con dùng sữa ngoài thay vì cho con bú mẹ ngay sau khi sinh thì khả năng khó có sữa sau sinh là rất cao.
2. Dấu hiệu nhận biết sớm mẹ bị ít sữa sau sinh mổ
– Bầu vú của mẹ thay đổi rất ít hoặc không thay đổi sau 3 ngày sinh con
Từ lần đầu tiên cho con bú, cơ thể mẹ đã nhận biết được và sẽ tiết sữa ra ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu 3 ngày sau khi sinh mổ mà sữa vẫn không về nhiều, bầu ngực vẫn không lớn hơn, sờ thấy nhão, không căng thì rất có thể là mẹ bị ít sữa cho con bú.
– Em bé chỉ bú dưới 5 phút thì nhả, bụng không no, hay quấy khóc
Thường thì trẻ sơ sinh bú rất chậm do chưa biết cách bú, thế nên thời gian mẹ cho con bú mỗi lần khá lâu và bé chỉ nhả ra khi thấy no. Nếu bé nhà bạn chỉ bú khoảng 5 phút thì nhả, bụng bé không no và còn quấy khóc, thì mẹ nên nghĩ đến nguyên nhân là do mẹ bị thiếu sữa, bé bú không thấy sữa nên mới ngừng.
– Dù mẹ có cố nặn cũng không ra sữa
Nhiều mẹ dùng cách lấy tay nặn hoặc hút sữa để kích thích sữa về cho con bú, nhưng lượng sữa tiết ra vẫn không nhiều hơn. Đây chính là một dấu hiệu ít sữa.
– Bé chỉ đi tiểu dưới 6 lần/ngày
Thành phần chủ yếu trong sữa mẹ là nước. Khi cho con bú đủ bé sẽ đi tiểu rất nhiều lần trong ngày. Nếu thấy bé của mẹ đi tiểu quá ít thì mẹ hãy chú ý một chút đến lượng sữa của mình, rất có thể mẹ bị ít sữa, thiếu sữa rồi.
3. Gợi ý một số món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ
Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ được chia làm nhiều món với những tác dụng nổi bật. Mẹ có thể tham khảo để lên thực đơn cho mình thật đa dạng và ngon miệng nhé!
3.1. Canh rau ngót nấu thịt nạc
Rau ngót là một trong những loại thực phẩm lợi sữa hàng đầu. Trong rau ngót chứa hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ sau sinh nhất là mẹ sinh mổ. Rau ngót có tính mát, giúp vết thương chóng liền miệng. Còn thịt nạc giàu protein giúp tái tạo tế bào, hình thành lớp da non, chóng lành vết mổ sau sinh cho mẹ.
Thịt nạc bình thường sẽ rất khó ăn nếu chỉ rang hoặc luộc nhưng lại ngon hơn rất nhiều khi kết hợp với rau ngót. Một tuần mẹ thêm canh rau ngót nấu thịt nạc vào thực đơn ăn của mình, khoảng 2 – 3 lần vừa để đổi bữa lại vừa cải thiện chất lượng sữa cho con bú.
3.2. Tôm, cá kho nghệ
Tôm và cá là hai loại hải sản rất giàu canxi, tốt cho xương khớp. Còn nghệ là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng vốn đã rất nổi tiếng trong việc giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo. Tinh chất curcumin – một hoạt chất giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm quý giá có trong nghệ có công dụng giúp kháng viêm, kháng nấm. Tinh chất curcumin khi ngấm sâu vào cơ thể sẽ giúp cho tử cung co bóp để đẩy sạch sản dịch ra ngoài, đề phòng bị ứ kinh và đau bụng cho sản phụ. Đồng thời, curcumin trở thành chất kháng sinh tự nhiên ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín, nhiễm khuẩn hệ sinh dục cũng như mau lành vết mổ hay là vết rạch tầng sinh môn cho sản phụ và giảm tỷ lệ để lại sẹo sau này.
Bởi vậy, món ăn này vừa tốt cho xương khớp vừa giúp vết thương của mẹ sau sinh mổ mau lành. Tuy nhiên tôm, cá có tính hàn, để tránh lạnh bụng thì mẹ sau sinh mổ không nên thêm món này vào thực đơn quá thường xuyên.
3.3. Cháo chân dê
Một món ăn mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn ăn gì lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ đó chính là cháo chân dê. Thịt dê là loại thịt rất giàu vitamin với các vitamin nhóm B (B1, B3, B9, B12), vitamin K, E, protein, axit amin, axit béo omega 3, omega 6, các khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, mangan,…) giúp mẹ sau sinh mổ có nhiều sữa cho con bú và phục hồi cơ thể sau mổ nhanh chóng.
Tuy thịt dê rất bổ dưỡng nhưng mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều vì có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể, khiến vết mổ lâu lành đối với mẹ sinh mổ. Các chuyên gia khuyên đối với mẹ sau sinh mổ chỉ nên ăn 1 – 2 bữa cháo dê/ tuần, kết hợp cùng các món cháo bổ dưỡng khác như cháo móng giò, cháo lươn, cháo rau ngót thịt lợn…
3.4. Canh đu đủ xanh nấu chân giò
Món chân giò nấu đu đủ là một món ăn rất phổ biến, hầu hết các bà mẹ sau sinh đều biết đến món ăn giàu dưỡng chất này. Chân giò là một trong những phần thịt ngon được nhiều người ưa thích bởi trong chân giò chứa rất nhiều protein và canxi. Theo Đông y, đu đủ xanh là loại quả có tính hàn, vị ngọt nhạt, giàu dưỡng chất với rất nhiều vitamin A, B, C, D, E,… và khoáng chất, protein, chất béo. Đu đủ xanh chứa nhiều công dụng tuyệt vời với các mẹ sau sinh như:
Nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón: Đu đủ xanh giàu chất xơ, giúp việc tiêu hóa trong dạ dày diễn ra dễ dàng hơn và loại bỏ bớt các độc tố ở đại tràng ra ngoài.
Giảm sưng và nhiễm trùng: Các loại vitamin đa dạng trong đu đủ xanh giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp các vết thương mau lành. Nhờ vậy, các mẹ sinh mổ hoặc phải rạch tầng sinh môn sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng và sưng đau khi ăn nhiều đu đủ xanh.
Lợi sữa: Đu đủ xanh chứa đa dạng khoáng chất và vitamin nên giúp cơ thể bổ sung được nhiều chất cần thiết để tạo sữa và tăng chất lượng sữa, khiến nguồn sữa mẹ mát hơn.
3.5. Canh rau đay nấu mướp
Canh rau đay nấu mướp là một trong những món ăn lợi sữa giàu dưỡng chất cho mẹ sau sinh mổ dễ chế biến, dễ ăn. Theo các nhà nghiên cứu, trong rau đay chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, sắt, kali và nhiều loại vitamin khác nhau, giúp tăng lượng sữa mẹ và lượng chất béo trong sữa, rất tốt cho sản phụ sau sinh.
Quả mướp có vị ngọt, lành tính, rất bổ dưỡng vừa giúp làm dịu các cơn đau sau sinh do co thắt tử cung vừa hỗ trợ làm thông tuyến sữa, trị viêm tắc tia sữa, lưu thông máu. Vì thế, canh rau đay nấu mướp là món ăn rất lành tính, mát, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh mổ.
Ngoài ra, các mẹ sau sinh mổ có thể ăn canh hoặc uống nước mướp (chỉ cần dùng 1 quả mướp tươi với chút muối ăn, đem đun sôi với chừng 1 lít nước để uống) mỗi ngày là có thể “gọi” sữa về tràn trề rồi nhé!
3.6. Canh xương bò hầm đậu đỏ
Xương bò giàu canxi. Đậu đỏ giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bổ sung sắt, vitamin B1, B6 tốt cho hệ thần kinh, giúp giảm stress. Ngoài ra đậu đỏ còn chứa một loại chất hoạt động như estrogen giúp tuyến vú phát triển và tăng tiết sữa. Vì thế, canh xương bò hầm đậu đỏ là một món ăn giàu dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn ăn gì lợi sữa cho phụ nữ sau sinh mổ.
Lưu ý, khi nấu mẹ phải vo qua đậu đỏ cho sạch, ngâm nước khoảng 4 tiếng để khi nấu đậu sẽ mềm. Còn xương bò phải luộc qua với nước muối rồi vớt ra rửa sạch, để ráo nước. Sau đó ninh với lửa nhỏ tầm 30 phút là mẹ đã có ngay một món ăn ngon bổ dưỡng và lợi sữa rồi đấy!
3.7. Súp lơ xanh luộc
Nhiều mẹ có thể phân vân không biết nên ăn súp lơ xanh hay trắng sẽ tốt hơn. Thực tế các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định sau sinh mổ ăn súp lơ xanh sẽ tốt hơn so với súp lơ trắng. Cụ thể, Vitamin A, canxi, magie, kẽm, phốt pho, sắt, axit folic trong súp lơ xanh sẽ giúp sản phụ tăng cường thị lực, ngăn ngừa loãng xương, phòng chống thiếu máu sau khi sinh mổ. Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
Khi chế biến mẹ cũng nên lưu ý, chỉ nấu súp lơ chín vừa tới mới giữ được màu xanh mướt mắt, vị giòn và ngọt rất đượm vị. Ngược lại súp lơ bị nấu quá kỹ sẽ chuyển màu vàng úa, nhìn kém ngon mắt. Vì phần lớn dưỡng chất của súp lơ đều dễ tan trong nước, nên nếu nấu kỹ như vậy thì chúng sẽ bị tan và bay hơi hết.
Rõ ràng là món ăn giàu dưỡng chất này rất dễ “gây nghiện”, nhưng mẹ đừng nên ăn quá nhiều súp lơ có thể gây đầy bụng do dư thừa chất xơ, nên số lượng lý tưởng là tối đa 2 bữa/tuần trong thực đơn ăn thôi nhé các mẹ!
3.8. Cháo khoai lang
Khoai lang là loại lương thực quen thuộc với hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Trong đó, khoai lang được nấu thành cháo là món ăn rất thích hợp cho mẹ sau sinh mổ bởi trong khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt như: sắt, magie, canxi, natri,… giúp mẹ sau sinh mổ nhanh chóng hồi phục, lấy lại sức lực và vóc dáng. Ngoài ra, khoai lang còn có nhiều chất xơ giúp kích thích sự co bóp của dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, đẩy lùi tình trạng táo bón và tích mỡ thừa cho mẹ.
Không chỉ là củ, ăn rau khoai lang cũng lợi sữa không kém. Với lá khoai lang, mẹ có thể xào với dầu ăn hay nấu canh, luộc tùy ý. Vị ngọt và mát tự nhiên của lá khoai lang sẽ kích thích vị giác của mẹ, giúp nhuận tràng, lợi sữa và cả giảm cân sau sinh nhanh chóng.
3.9. Cháo cà rốt
Cháo cà rốt cũng là một món mẹ nên thêm vào thực đơn ăn của mình, bởi trong cà rốt chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa, beta-carotene, alpha-carotene, canxi… và ít calo nên tốt cho mắt, tim mạch, răng miệng.
Đồng thời cà rốt còn có tác dụng phòng chống ung thư, làm đẹp da, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa táo bón, lợi sữa và giảm béo cho mẹ sau sinh mổ. Ngoài cháo, mẹ có thể dùng cà rốt để nấu canh, làm sinh tố hay chỉ đơn giản gọt vỏ và để tủ lạnh ăn sống cũng rất tốt.
3.10. Cháo vừng đen
Hạt vừng đen có công dụng rất tốt trong việc kích thích nguồn sữa. Phương thuốc này được sử dụng phổ biến ở các quốc gia châu Á. Trong vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất gồm: đạm, chất béo, vitamin, kali, phốt pho, sắt, dầu, canxi, axit béo omega 3, omega 5,… có tác dụng dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận tràng, tăng khí lực.
Do đó, ăn cháo vừng đen sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chất dinh dưỡng, lợi sữa, đẹp da, cân bằng vóc dáng, chống táo bón. Vì thế, cháo vừng đen là món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bị huyết hư, táo bón, ít sữa. Ngoài nấu cháo, mẹ có thể dùng vừng đen nấu chung bột sắn dây thành món chè hoặc uống sữa mè đen, ăn cháo mè đen để có được nguồn sữa dồi dào.
3.11. Cháo nhung hươu
Nhung hươu là một trong những dược liệu cực kỳ quý hiếm, được con người sử dụng như một phương thức để tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Đối với mẹ sinh mổ, nhung hươu nấu cháo là một món ăn rất bổ mẹ nên ăn, bởi trong nhung hươu có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và các khoáng chất quan trọng như 25 loại axit amin, canxi cacbonat, canxi phosphat, Fe, Mg, Ca,… nên giúp các bà mẹ sau sinh mổ nhanh phục hồi sức khỏe, tăng chất lượng sữa cho con bú, phát triển xương, bù đắp lượng hồng cầu mất đi, đẹp da, giảm stress, tránh trầm cảm sau sinh.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý với một số trường hợp mẹ sau sinh mổ không nên dùng nhung hươu: mẹ sau sinh có cơ địa bị dị ứng, nóng trong người, huyết áp cao, viêm thận, đau bụng đi ngoài.
3.12. Thịt bò kho khoai tây
Sở dĩ thịt bò kho khoai tây là món ăn cho các mẹ sau sinh mổ tốt, bởi trong thịt bò không chỉ chứa một lượng lớn protein, sắt, mà còn rất giàu vitamin B12 có khả năng phục hồi sức khỏe của các mẹ sinh mổ nhanh chóng, ngăn ngừa thiếu máu.
Còn theo Y học hiện đại, khoai tây có chứa các thành phần hoá học có tác dụng điều trị bệnh tim mạch và các bệnh về đường tiêu hoá. Các nhà khoa học Boston và Ailen đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những người ăn nhiều khoai tây có khả năng mắc bệnh về tim mạch chỉ có 29%, còn với những người không sử dụng khoai tây tỷ lệ dễ mắc bệnh lên tới 42%.
Trong khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, cùng cenllulose, vitamin B1, B2, hàm lượng vitamin C trong khoai tây cũng rất cao. Do vậy, ăn khoai tây giúp cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Khoai tây cũng có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón tốt cho trẻ thông qua sữa mẹ. Không chỉ vậy, khoai tây còn tốt cho tim mạch, tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá. Ngoài ra, chất xơ, calo trong khoai tây cũng giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của tuyến sữa, giúp mẹ sau sinh mổ có nhiều sữa cho con bú hơn.
3.13. Tôm hấp nước dừa
Tôm giàu sắt, cũng như rất giàu vitamin B12, protein, selen, canxi, omega 3,… nên giúp ngăn ngừa thiếu máu, bồi bổ sức khỏe, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đẩy lùi quá trình lão hóa cho các bà mẹ sinh mổ. Còn với nước dừa, nếu mẹ nào còn thắc mắc sau sinh uống nước dừa được không thì câu trả lời là “Có”. Trong nước dừa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như axit lauric, chất xơ giúp tăng sức đề kháng và hạn chế bệnh tật. Ngoài ra, nước dừa còn chứa rất ít calo và carbohydrate dễ tiêu hóa, hàm lượng axit capric và axit lauric cũng giúp tăng lượng sữa cho mẹ và tăng cường hệ miễn dịch cho bé, thúc đẩy sự phát triển của xương và não bé. Ngoài ra, nước dừa có còn khả năng chống nấm và vi khuẩn, giúp bảo vệ con của mẹ khỏi những vi khuẩn có hại.
Do đó, tôm hấp nước dừa là món ăn dưỡng chất cho mẹ sau sinh mổ, mẹ đừng quên thêm món ăn này vào thực đơn của mình nhé!. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn 2 -3 bữa/tuần vì tôm có tính hàn ăn nhiều dễ lạnh bụng.
3.14. Dạ dày lợn hầm hạt sen
Theo đông y, tâm sen có tác dụng an thần giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn, giảm mệt mỏi, stress. Phần thịt sen lại chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và vitamin. Còn dạ dày heo thì có tác dụng lành da, cải thiện hệ tiêu hóa. Dạ dày heo hầm hạt sen là món hầm quen thuộc được chế biến từ nguyên liệu chính là: dạ dày lợn, hạt sen, và các loại gia vị khác mang đến món hầm, bùi bùi cực bổ dưỡng cho thực đơn của bà đẻ.
Ngoài hạt sen với dạ dày lợn, mẹ có thể nấu chè hạt sen, cháo hạt sen kết hợp cùng với một số loại hạt khác cũng mang lại tác dụng lợi sữa rất tốt.
4. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của mẹ sinh mổ
Sau sinh mổ, người mẹ không thể dùng thức ăn bình thường ngay được vì vết rạch ở bụng khá lớn và nó sẽ cực kỳ đau đớn nếu như mẹ ăn no hoặc phải tiêu hóa thức ăn cứng.
Vì vậy, trong hai 2 giai đoạn ngay sau sinh mổ (kéo dài khoảng 1 tuần) và giai đoạn bắt đầu phục hồi (tính từ tuần tiếp theo trở đi), mẹ sinh mổ nên lưu ý trong chế độ ăn uống để vừa có thể phục hồi nhanh chóng vừa có đủ sữa cho con bú.
Giai đoạn ngay sau sinh mổ
– Chất lỏng: Thực phẩm nhiều sữa sau sinh mổ cực điển hình
Thành phần chính của sữa là nước, và đó là lý do tại sao nếu sản phụ muốn nhiều sữa sau sinh mổ cho con bú thì mẹ phải bổ sung chất lỏng vào thực đơn của mình.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng một bà mẹ dù sinh thường hay sinh mổ cũng phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra có thể bổ sung thêm chất lỏng từ sữa, nước dừa, nước trái cây và súp.
– Những thức ăn dễ tiêu hóa: Cung cấp dinh dưỡng cho sữa mẹ, giảm táo bón
Các ứng cử viên thích hợp nhất trong nhóm này là cháo loãng, sữa chua, sữa tươi, canh rau hay súp. Những loại thức ăn này vừa giàu vitamin vừa rất dễ nuốt và hầu như mẹ sau sinh mổ không cần cố gắng quá nhiều để nghiền nhỏ thức ăn.
Điều quan trọng hơn nữa, đây chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cơ bản giúp người mẹ có nhiều sữa hơn sau cuộc mổ đẻ. Ngoài ra, những thức ăn này còn bổ sung chất xơ, dinh dưỡng và các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ giảm táo bón và rút ngắn thời gian liền lại vết thương. Do đó, mẹ nên ăn sữa chua, sữa tươi…trong bữa ăn nhẹ hàng ngày. Mẹ có thể thay đổi bằng cách dùng sữa chua xay sinh tố cùng các loại hoa quả lợi sữa để tạo ra nhiều hương vị ngon hơn.
– Protein dễ tiêu hóa: Cần thiết cho sự phát triển của tế bào mới sau sinh mổ, giúp lợi sữa
Sinh mổ đồng nghĩa với việc mẹ sẽ bị rạch một vết khá lớn ở bụng, và cơ thể phải sản xuất ra rất nhiều tế bào mới để làm lành vết thương đó. Khi vết thương lành lại, cơ thể sẽ bớt đau đớn và việc tiết sữa cũng sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ, bổ sung các loại thức ăn giàu protein vào thực đơn là việc các mẹ sau sinh mổ nên làm.
Các thức ăn chứa protein dễ tiêu hóa mà một bà mẹ sinh mổ nên ăn trong tuần đầu sau sinh nên cho vào thực đơn bao gồm các loại đậu đỗ, thịt lợn nạc và sữa.
Giai đoạn bắt đầu phục hồi
– Vitamin C: Chống nhiễm trùng sau sinh mổ, tăng sức đề kháng cho sữa mẹ
Vitamin C làm tăng các glubulin miễn dịch IgA và IgM, tăng hoạt tính của bạch cầu, từ đó làm tăng tốc quá trình phục hồi vết thương, tái tạo tế bào và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Khi vitamin C đi vào sữa mẹ, chúng giúp trẻ bú mẹ có sức đề kháng khỏe hơn, bởi vì vốn dĩ trẻ sinh mổ thường yếu hơn trẻ sinh thường, nhất là hệ hô hấp. Các thực phẩm giàu vitamin C giúp sản phụ sinh mổ lợi sữa, nhanh phục hồi là bông cải xanh, cà chua, dâu tây, cam, bưởi, đu đủ.
– Sắt: Mẹ sau sinh mổ ăn để nhiều sữa, bổ máu
Sắt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì nồng độ hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan tham và gia cấu tạo vào nhiều enzyme. Sự thiếu hụt sắt sau sinh mổ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến việc tiết sữa và nó đòi hỏi người mẹ sinh mổ phải bổ sung nhiều sắt vào thực đơn ăn uống.
Vì vậy nếu muốn có đủ dưỡng chất và nhiều sữa sau sinh mổ cũng như nhanh hồi phục sức khỏe, mẹ hãy chú ý đến những thực phẩm giàu sắt như quả sung, gan động vật, thịt bò, hàu, các loại đậu đỗ.
– Canxi: Giúp mẹ sinh mổ nhiều sữa, sữa giàu canxi tốt cho xương khớp
Canxi không chỉ đóng vai trò đặc biệt với xương khớp mà còn có vai trò nhất định với cơ bắp, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
Một thực đơn ăn uống đủ dưỡng chất và canxi có thể giúp sản phụ sau sinh mổ có được cơ thể khỏe mạnh, nhiều sữa, sữa giàu dinh dưỡng. Khi con bú mẹ, một lượng canxi đáng kể sẽ vào cơ thể, giúp con có được hệ xương khớp chắc khỏe và hàng rào đề kháng tốt.
Các thực phẩm giàu canxi lành mạnh mà một người mẹ sau sinh mổ nên cho vào thực đơn là đậu hũ, cải xoăn, sữa, rau chân vịt.
>>> Xem thêm: Top 12 loại thuốc lợi sữa giúp sữa mẹ về ướt áo, lại vừa đặc vừa thơm
– Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa, lợi sữa sau đẻ mổ
Ngay cả khi vết thương đang bắt đầu lành lại thì người mẹ vẫn phải đối mặt với những trận táo bón khủng khiếp. Chúng khiến mẹ mệt mỏi mỗi khi đi vệ sinh, không dám ăn uống vì hễ ăn là lại sợ táo bón! Và thế là lượng sữa cần thiết lại ngày một ít đi.
Đừng lo lắng! Các thực phẩm giàu dưỡng chất với chất xơ mà điển hình nhất là rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp mẹ sinh mổ giải quyết vấn đề này. Hãy chắc chắn rằng trong thực đơn của mẹ có ít nhất 2 phần rau xanh và 3 phần hoa quả tươi mỗi ngày nhé!
Ngoài ra mẹ sau sinh mổ cũng cần kết hợp cần kết hợp các yếu tố bên ngoài cùng với chế độ dinh dưỡng của mình như:
-Tránh xa các loại thực phẩm khiến mẹ lâu lành vết thương, ảnh hưởng tới nội tiết, chất lượng nguồn sữa và gây ít sữa, mất sữa.
– Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
– Chăm sóc tuyến vú và cho con bú đúng cách
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
– Chế độ nghỉ ngơi và vận động khoa học
– Sử dụng viên uống lợi sữa giúp tăng tiết sữa
Viên uống lợi sữa lợi sữa – Herbs of Gold Breastfeeding Support – Bí quyết nhiều sữa cho bé, an toàn cho mẹ sau sinh mổ
Mặc dù mới có mặt tại Việt Nam không lâu nhưng Herbs Of Gold đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của nhiều khách hàng sau khi sử dụng. Lý do đầu tiên là do viên uống lợi sữa có chiết xuất 100% từ thảo mộc tự nhiên, không chứa các thành phần hóa học nên an toàn tuyệt đối với sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.
Thứ hai là, trong mỗi viên nang Herbs Of Gold có chứa 3000mg chiết xuất của hạt cỏ Cà ri Cỏ – Một trong những loại thảo dược quý từ thiên nhiên cực kì được ưa chuộng tại Ấn Độ. Nhiều nghiên cứu khoa học về công dụng hạt cỏ cà ri đã cho thấy, loại cỏ này có tác dụng tăng sữa ở phụ nữ sau sinh đến bất ngờ. Thành phần galactagogues có trong cỏ cà ri có khả năng kích thích tuyến sữa phát triển và tăng sản lượng sữa mẹ vượt trội trong vòng 24h đồng hồ. Cụ thể, galactagogues có tác dụng tăng tiết hormon prolactin. Hormon này có tác dụng kích thích tuyến vú tiết sữa. Do đó, khi nồng độ hormon prolactin tăng lên thì lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Điều này giúp giải quyết tận gốc vấn đề thiếu sữa, không có sữa của các mẹ sau sinh.
Ngoài Cỏ cà ri, trong 1 viên nén Herbs Of Gold còn chứa 1000mg chiết xuất từ cây Cô rô – có nguồn gốc Địa Trung Hải, được sử dụng trong hàng nghìn năm để chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là tăng tiết sữa và tăng chất lượng sữa của các bà mẹ sau sinh. Hoạt chất trong cây có tác dụng tăng tiết hormon Oxytocin.
Với các thành phần vượt trội và được nghiên cứu bởi những chuyên gia hàng đầu, cùng với dây chuyền sản xuất khép kín hiện đại của Australia, nên sản phẩm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và bé, không chỉ giúp duy trì lượng sữa mẹ tự nhiên mà còn kích thích tuyến vú mẹ sản xuất sữa hiệu quả, cải thiện tình trạng ít sữa của mẹ bỉm.
Thứ ba, đây là một sản phẩm của thương hiệu Úc nổi tiếng Herbs Of Gold – đơn vị chuyên phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo mộc tự nhiên, viên uống lợi sữa Breastfeeding Support hấp thụ nhanh vào cơ thể và mang hiệu quả tích cực chỉ sau từ 24 – 72 giờ sử dụng.
>>> Xem thêm: Lợi sữa Breastfeeding Support và Fenugreek: Nên dùng loại nào?
Herbs of Gold đã có hơn 100 công thức từ các thảo dược giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng phù hợp với mọi đối tượng ở mọi giai đoạn. Các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng này đều được nghiên cứu và kiểm tra gắt gao từ việc lựa chọn nguyên liệu đến sản xuất. Đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt về an toàn và chất lượng được đặt ra bởi cả Chính phủ Úc và tổ chức tiêu chuẩn Thảo dược vàng.
>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY