Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi việc bị trầy xước da mặt, gây tổn thương da mặt. Khi đó, việc kiêng khem, ăn các loại thực phẩm nào để tránh gây hình thành sẹo lồi, sẹo lõm trên da là một việc vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây, Tấm Gương sẽ cung cấp kiến thức cụ thể nhất về cách phòng tránh sẹo khi bị trầy xước và cùng trả lời câu hỏi bị trầy xước da không nên ăn gì?
Nội dung
1 Các nhóm thực phẩm không nên ăn khi trầy xước da4 Bị trầy xước da không nên ăn gì?6 Một số lưu ý khác khi bị trầy xước da
Các nhóm thực phẩm không nên ăn khi trầy xước da
Các nhóm thực phẩm không nên ăn khi trầy xước da
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình tăng sinh, tái tạo mô tế bào, làm lành các vết trầy xước trên da. Nhiều người không chú ý đến, vô tình tiêu thụ các loại thực phẩm cấm kỵ, khiến cho vết trầy xước trở nên khó hồi phục và để lại những vết sẹo vô cùng xấu xí.
Đang xem: Té xe trầy đầu gối kiêng ăn gì
Khi có vết trầy xước trên da, việc đầu tiên cần làm là phải rửa sạch vết thương, loại bỏ cát đất, các dị vật, bụi bẩn, còn sót lại trên da, sau đó tiến hành thoa gen chữa trầy xước, rửa sạch bằng nước muối, hoặc dung dịch sát khuẩn, để làm lành, làm dịu vết thương, kháng viêm, kháng khuẩn, kích thích quá trình hình thành da non.
Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng tới việc vệ sinh ra và bôi thuốc là chưa đủ. Theo các bác sĩ và chuyên gia, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo tế bào da, liên quan đến hệ miễn dịch, khả năng đề kháng, chống viêm, chống khuẩn của cơ thể và ngăn ngừa để lại thâm sẹo. mặc dù vậy, trên thực tế có rất nhiều người chưa biết các loại thực phẩm cấm kỵ khi có vết thương, trầy xước. Vậy đâu là thực phẩm an toàn, cần phải bổ sung cho cơ thể? Đâu là loại cấm kỵ, có thể ảnh hưởng đến vết thương?
Các loại thực phẩm gây đau nhức mưng mủ
Đứng trong danh sách này, phải kể đến đồ nếp và thịt gà. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều các loại thực phẩm này trong thời gian có vết trầy xước trên da, sẽ gây sưng, mưng mủ, khiến cho vết thương trở nên lâu lành và chúng dễ hình thành sẹo. Đặc biệt, thịt gà gây tiết Histamin, gây ngứa vùng tổn thương, khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu, nguy cơ để lại vết sẹo lồi xấu xí là vô cùng cao.
Nhóm các thực phẩm gây sẹo rỗ loang lổ
Nhóm các thực phẩm gây sẹo rỗ loang lổ
Trứng và rau muống là hai thực phẩm nằm trong danh sách này, dễ khiến cho vết trầy xước hình thành sẹo rỗ và gây loang lổ da. Mặc dù rau muống có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nhưng lại kích thích tế bào tăng sinh quá mức khiến vết thương bị sẹo lồi. Còn trứng rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng theo kinh nghiệm dân gian nếu ăn nhiều trứng sẽ để lại các vết loang lổ xung quanh vết sẹo. Do đó, trứng là loại thực phẩm cần phải kiêng khem ngay từ trong giai đoạn lên da non.
Thực phẩm gây ngứa ngáy khó chịu
Hải sản, đồ tanh là những chất sau khi ăn vào rất dễ gây ngứa ngáy, kích ứng khó chịu, khiến cho vết thương lâu lành và dễ hình thành sẹo hơn.
Thực phẩm để lại sẹo thâm
Có rất nhiều loại thực phẩm chứa nhiều Protein, nhưng lại gây sẹo thâm, khiến cho vết sẹo trở nên nổi bật hơn màu da, gây mất thẩm mỹ, điển hình là thịt bò. Trong quá trình hình thành vết thương, liền da non, tốt nhất là không nên ăn thịt bò.
Các nhóm thực phẩm nên ăn khi bị trầy xước da
Các nhóm thực phẩm nên ăn khi bị trầy xước da
Trái lại với những thực phẩm kiêng khem, thì có rất nhiều thực phẩm mà bạn nên bổ sung để tăng sức đề kháng, giúp vết thương nhanh lành hơn, mà các bạn không nên bỏ qua đó là:
Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Protein. Đây là một nguyên tố chính giúp làm lành vết thương, tái tạo tế bào da và nuôi dưỡng mạch máu. Khi bổ sung thêm lượng Protein phù hợp, sẽ khiến cho vết trầy xước trên da nhanh chóng hồi phục. Tuy vậy, không nên quá lạm dụng Protein đến mức cung cấp dư thừa, có thể gây thành sẹo lồi. Một số loại giàu Protein giúp điều trị vết xước trên da hiệu quả như: thịt cá, trứng, sữa…Bổ sung các loại thực phẩm chứa Vitamin nhóm B và C. Vitamin B có vai trò rất tốt trong việc hình thành và nuôi dưỡng mô mới, từ đó giúp vết thương lành nhanh chóng. Còn Vitamin C, lại có công dụng rất tốt lên các vết xước, vết thương, giúp chống nhiễm trùng, mưng mủ, tăng khả năng đề kháng. Có nhiều loại giàu vitamin B và C như: cam, bưởi, quýt, dừa, thanh long, đu đủ….Rau xanh, ngoại trừ rau muống, bạn có thể bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm lành vết thương hiệu quả và ngăn ngừa hình thành sẹo lồi như: rau ngót, rau cải, hành tây,…Ăn nhiều trái cây: trong trái cây và rau xanh có chứa rất nhiều Vitamin, giúp tăng sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình tăng sinh, làm lành vết thương.Ăn nhiều thực phẩm có sắt, kẽm, Axitfolic, Vitamin B12 có công dụng bổ sung máu, cung cấp Oxy vận chuyển, các chất đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương.Uống nhiều nước và sữa cũng có tác dụng tăng cường các chất khoáng, độ ẩm, giúp vết thương nhanh chóng lành và ngăn ngừa hình thành sắc tố, gây thâm sẹo.
Hướng dẫn sát trùng cho da khi bị trầy xước
Hướng dẫn sát trùng cho da khi bị trầy xướcBước 1:Trước khi sát trùng vết thương bạn nên làm sạch tay của mình bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay.
Đây là một bước vô cùng quan trọng trước khi xử lý vết trầy xước trên da. Rửa tay sạch để tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại từ lòng bàn tay, xâm nhập vào vết thương, vết trầy xước, gây nhiễm trùng, mưng mủ.
Trước khi xử lý vết thương của mình hay của bất cứ ai, bạn cần phải rửa tay sạch với nước ấm và xà phòng hoặc rửa tay với dung dịch nước muối sát khuẩn phù hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng găng tay y tế, để hạn chế tối thiểu việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
Bước 2: Cầm máu.
Đây là một bước ưu tiên hàng đầu khi có vết thương hở, vết trầy xước trên da. Bạn cần phải hạn chế độ máu chảy ra, máu chảy nhiều có thể gây choáng váng nhẹ, sốt nhẹ, gây ra các triệu chứng của thiếu máu nặng như có thể gây ngất, trụy tim mạch, sốc giảm thể tích tuần hoàn, và tử vong. Bạn có thể cầm máu bằng những cách sau:
Dùng mảnh vải sạch, đắp nhẹ nhàng lên vết trầy xước, để tạo điều kiện cho quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.
Nếu máu chảy nhiều, và không có vải hay băng gạc sạch, thì dùng tay ép mạnh vết thương, giữ chặt để hạn chế máu chảy ra.
Nâng vị trí vết thương lên cao hơn so với tim, để giảm áp lực máu đến các khu vực này, gây mất máu nhiều.
Nếu cảm thấy vết thương chảy máu quá nhiều, không thể cầm máu bằng các biện pháp bình thường, thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Bước 3: Rửa sạch vết thương hở, vết trầy xước.
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch nước sát khuẩn, hoặc cồn iốt, để rửa sạch vết thương từ 5 đến 10 phút, giúp loại bỏ bụi bẩn, các dị vật, cát đất sỏi và vi khuẩn.
Lau nhẹ nhàng vết thương bằng khăn bông sạch.
Dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn, và mảnh vụn còn sót lại trên da. Nếu không loại bỏ được thì cần đến cơ sở y tế.
Lưu ý: Nếu có dị vật gây chấn thương nặng, thì không nên lấy ra, bởi có thể gây mất máu ồ ạt. Trường hợp này cần phải đến cơ sở y tế để được chữa trị.
Bước 4: Sát trùng vết thương hở đúng cách.
Đây là bước quan trọng nhất của quá trình chăm sóc vết thương tại nhà, bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng vết thương chuyên dụng, giúp ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn, gây uốn ván, vi khuẩn nấm, bào tử, vào vết thương gây nhiễm trùng.
Xem thêm: Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ Trị Bệnh Gì, Tác Dụng Gì? Dùng Nhiều Có Tốt Không?
Bạn nên chọn sản phẩm sát trùng vết trầy xước đầy đủ các tiêu chí sau đây:
Có phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật khác nhau.
Không gây đau xót, không gây ngứa, không gây kích ứng.
Không làm tổn thương vết thương, không làm ảnh hưởng tới sự hình thành sẹo, và các tế bào sợi.
Có công dụng và hiệu quả nhanh, thời gian tiếp xúc ngắn.
Không nên sử dụng dung dịch chứa cồn, nước Oxy già vì gây xót, đau, tổn thương tế bào da, khiến vết thương lâu hồi phục hơn. Dùng cồn và nước Oxy già, có thể giúp sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn, giúp bạn tránh khỏi nhiễm Tuy nhiên, chúng lại thủy phân các protein và chất béo tiêu diệt bạch cầu, tiểu cầu và các mô mới lành. Điều đó, khiến cho vết thương rất khó hồi phục và tạo nên một nhiễm trùng cơ hội.
Bị trầy xước da không nên ăn gì?
Bị trầy xước da không nên ăn gì
Các loại hải sản
Các hải sản như tôm, cua, ghẹ có chứa rất nhiều đạm, có thành phần lớn là Protein và Canxi. Mặc dù bổ dưỡng nhưng có khả năng gây kích thích, hình thành tế bào tại vùng trầy. Chính vì vậy, mà rất dễ gây dị ứng, kích ứng cho da, gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến vết thương khó hồi phục hơn. Ngoài ra, có một số người có cơ địa dị ứng với hải sản, khi sử dụng loại thực phẩm này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại các vết trầy xước, vết thương, khiến bệnh nhân gãi, làm cho vết thương trở nên nặng hơn, tình trạng viêm nhiễm dễ dàng phát triển nhanh, hình thành sẹo.
Không nên ăn đồ nếp
Các loại đồ nếp như xôi, chè, hay các loại bánh nướng, bánh dẻo, bánh chưng đều có tính nóng. Chính vì vậy, khi ăn các loại thực phẩm này, vết thương rất dễ bị mưng mủ, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, tình trạng này nếu tiếp tục tiếp diễn và không được khắc phục kịp thời, sẽ dễ dẫn đến sẹo lồi. Chính vì vậy, mà bạn nên hạn chế ăn đồ nếp khi bị trầy xước da, đặc biệt là trong quá trình lên da non.
Không ăn rau muống
rau muống là một loại rau có tính mát, giúp tiêu hóa dễ dàng, sinh ra thịt. Tuy nhiên, rau muống rất dễ khiến vết thương tăng sinh quá mức, hình thành sẹo lồi. Vì vậy, cần kiêng ăn rau muống trong quá trình bị vết trầy xước trên da.
Không ăn thịt bò
thịt bò cung cấp rất nhiều protein, nhưng lại gây sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ trên da. Chính vì vậy, trong quá trình bị thương, không nên ăn thịt bò đặc biệt là trong giai đoạn lên da non.
Không ăn thịt gà
thịt gà có thể gây ngứa rất nhanh. Chính vì thế, khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, muốn gãi, từ đó gây lở loét, khiến vết thương lâu hồi phục. Ta nên kiêng ăn thịt gà cho đến khi ra liền hẳn.
Không nên ăn trứng
trứng có công dụng kích thích tăng sinh tổng hợp Collagen, tăng độ đàn hồi của da. Tuy nhiên, lại khiến gia tăng sinh quá mức, gây ra sẹo lồi, đặc biệt trứng có thể gây ra các vết loang lổ ở vùng da quanh sẹo, rất xấu xí gây mất thẩm mỹ.
Bị trầy xước da nên ăn gì?
Bị trầy xước da nên ăn gì?
Các loại rau xanh khác trừ rau muống: khi trầy xước da bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh khác nhau như: rau diếp cá, và các loại rau cải. Trong rau diếp cá, có thể cung cấp cho cơ thể một lượng kháng sinh lớn, giúp kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Đây là một loại rau rất quen thuộc cho bữa cơm gia đình của người Việt, nó có tính mát giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, thanh nhiệt, giải độc, còn các loại rau cải như: cải xoong, cải bẹ, cải súp lơ, đều rất lành tính, chứa nhiều kẽm, khoáng chất, giúp hỗ trợ các loại enzym trong quá trình làm lành vết thương, kích thích quá trình phân chia tế bào.
Thịt lợn nạc: thịt lợn nạc được nhân dân lưu truyền là món ăn lành tính nhất từ xưa đến nay, được khuyên sử dụng cho người bị thương nói riêng, người bị bệnh nói chung. Trong thịt lợn nạc, có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho vết thương đang lên da non. Thịt lợn còn bổ sung nhiều Vitamin, Protein, các nguyên tố vi lượng và các chất khoáng, giúp nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nghệ tươi, tinh bột nghệ: thường khi bị trầy xước, người ta hay bôi nghệ để vết thương có thể nhanh lành và làm mờ sẹo. Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng tinh bột nghệ phối hợp với các món ăn để điều trị các vết trầy xước, khiến chúng mau lành và không để lại sẹo. trong nghệ có chứa hợp chất của Curcumin, có tác dụng ức chế sự hình thành của sẹo, kích thích tăng sinh tổng hợp Collagen và Elastin, giúp làm đầy sẹo lõm, liền sẹo, làm lại sẹo lồi lại, trả lại sự lành lặn ban đầu của làn da.
Các loại hoa quả: không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, mà hoa quả còn là nguồn bổ sung Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho người bị bệnh. Đặc biệt là những người bị tổn thương da. Nhiều Vitamin A, B, C có trong hoa quả, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, kích thích tăng sinh tế bào, tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn cao.
Khoai lang: Trong khoai lang cũng như các loại củ màu vàng, có chứa Vitamin A rất nhiều. Đây là 1 loại Vitamin giúp chống Oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, hạn chế viêm nhiễm, kháng khuẩn cao, giúp biệt hóa tế bào, tăng cường miễn dịch cho da.
Một số lưu ý khác khi bị trầy xước da
Để hạn chế tối đa việc xuất hiện sẹo, vết thâm, gây mất thẩm mỹ, đồng thời giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và tổn thương nhanh lành hơn, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:
Giữ sạch sẽ vùng da bị tổn thương
Giữ sạch sẽ vùng da bị tổn thương
Khi da bị trầy xước, bạn cần phải luôn đảm bảo vùng da bị tổn thương trong trạng thái sạch sẽ, thoáng đãng, không gây bí bít. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc vùng tổn thương với nước. Điều này giúp tạo điều kiện tốt nhất để vết thương nhanh chóng hồi phục, hạn chế hiện tượng để lại sẹo.
Nghỉ ngơi hợp lý
Khi bị thương, bạn cần có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt bạn nên tránh các hoạt động mạnh, có thể gây rách vết thương, làm cho hiện tượng trầy xước trở nên nặng nề hơn. Hơn nữa, các hoạt động mạch ấy còn kích thích sản xuất mồ hôi, và bã nhờn dễ gây nhiễm trùng và nhiễm khuẩn vết thương.
Kiểm tra vết thương thường xuyên
Khi da bị trầy xước, bạn cần phải luôn để ý, quan tâm thường xuyên, kiểm tra, theo dõi chặt chẽ. Nếu thấy có bất cứ tình trạng khác thường nào tại vùng tổn thương như: sưng, phù nề, biến đổi màu sắc hoặc có mùi lạ, nhiễm trùng, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Kiểm tra vết thương thường xuyên
Một điểm đáng chú ý nữa là có nhiều vết thương hở có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số người đang quá lạm dụng các kỹ năng chăm sóc vết thương hở theo phương pháp dân gian, hoặc truyền miệng để giúp vết thương nhanh chóng khỏi hơn. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, các bạn nên cẩn thận và đề phòng với các biện pháp này, tránh xa cách làm dân gian. Theo các bác sĩ, bạn không nên làm sạch vết thương hở ngay khi bị thương, mà cần phải tiến hành lần lượt qua các bước đã được kể ở trên. Đặc biệt, không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở, bởi rất dễ gây dị ứng, sốc phản vệ, gây viêm da, dị ứng. Thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tính mạng, khiến cho vết thương lâu khỏi và chậm lên da non.
Xem thêm: Heo Nôn Ra Máu Là Bệnh Gì – Kinh Hoàng Lợn Nái Nôn Ra Máu, Thở Dốc
Trên đây là tất cả các kiến thức mà chúng tôi muốn cung cấp đến những ai có vết trầy xước trên da. Hy vọng các bạn đã có những thông tin bổ ích, biết được các loại thực phẩm nên kiêng khem và nên bổ sung các loại thực phẩm nào trong quá trình làm lành và chăm sóc da bị trầy xước cho bản thân và cho những người xung quanh.
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Sức khỏe chung