Tết Nguyên đán là dịp tất cả các
thành viên trong gia đình sum vầy sau một năm dài làm việc và học tập vất vả. Không
chỉ dừng lại ở đó, Tết cũng chính là cơ hội để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu
kính của mình đối với mẹ cha, ông bà và thiết đãi bạn bè, khách hàng,….ghé thăm
chúc Tết đầu năm,… do đó cần có sự chuẩn bị sao cho chu đáo và đủ đầy nhất.
Nếu bạn đang mua sắm Tết và tự hỏi danh sách mua sắm Tết gồm những gì thì đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ vật dụng, thực phẩm cần thiết để sẵn sàng chào đón một mùa xuân vui tươi, no đủ và hạnh phúc ngập tràn.
>>> Xem thêm: 5 Món phụ kiện giúp bạn nổi bật nhất trong Tết này!!!
1. Đồ thờ cúng
Sở dĩ chúng tôi tách bánh chưng/bánh
tét ra khỏi nhóm thực phẩm ngày Tết là bởi vì bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu ăn
uống trong các ngày đầu xuân thì bánh chưng là lễ vật không thể thiếu để các
gia đình dâng lên cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu năm mới.
Bên cạnh bánh chưng/bánh tét thì những lễ vật gồm mâm ngũ quả, bánh kẹo, rượu, trà, mứt Tết, tiền vàng hương,… không thế thiếu trên bàn thờ tổ tiên.
Nếu gia đình bạn không thể tự gói
bánh chưng, bánh tét tại nhà thì cũng có thể đặt làm tại những cơ sở uy tín khoảng
vài ngày trước Tết để đảm bảo chất lượng bánh và để được suốt những ngày Tết mà
không lo bị hư hỏng, tránh đặt quá sớm hoặc quá muộn.
Riêng đối với mâm ngũ quả dùng để
trưng trên bàn thờ thì người miền Bắc thường chọn: Chuối, bưởi, phật thủ, quất,
lê, cam, hồng xiêm,… Mâm ngũ quả của người miền Nam gồm có: Mãng cầu, dừa, đu
đủ, xoài, sung. Trái cây trong mâm ngũ quả bạn không nên mua sớm. Chỉ nên mua tầm
ngày 28, 29 âm lịch là tốt nhất để hoa
quả luôn được tươi ngon trong những ngày đầu năm.
2. Quần áo Tết
Ngày Tết, các gia đình Việt sẽ có phong tục đi chúc Tết họ hàng nội ngoại hai bên do đó ai cũng muốn diện những bộ quần áo đẹp và rực rỡ nhất để đi chơi với ý nghĩa hy vọng những điều tốt đẹp, mới mẻ sẽ đến với các thành viên trong gia đình trong năm mới.
Quần áo Tết
Đối với trang phục đón Tết bạn
nên mua từ sớm, khoảng 3 tuần là tốt nhất. Hãy săn hàng giảm giá tại các cửa
hàng, trung tâm thương mại, siêu thị để nhận được mức giá tốt nhất.
Nếu có thể mua sớm dịp này giá quần áo sẽ khá mềm và hầu như mọi người cũng chưa được nghỉ Tết nên bạn sẽ không phải sợ cảnh chen lấn đông đúc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tết hiện đại có 5 điều đặc biệt khác tết xưa mà có thể bạn không để ý
3. Thực phẩm trong ngày Tết
Một món đồ nữa mà gia đình nào
cũng phải có khi lên danh sách mua sắm Tết đó chính là thực phẩm ngày Tết. Mục
này cũng chính là vấn đề khiến chị em nội trợ phải đau đầu nhất.
Thực phẩm trong ngày Tết
Đối với những thực phẩm khô như nấm
hương, miến, mộc nhĩ, đậu phộng, gạo nếp,… bạn có thể mua trước Tết khoảng 1
tháng vì đây là những thực phẩm dễ bảo quản. Vào những ngày cận Tết thì mua bổ
sung thêm các loại thực phẩm tươi sống như: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, giò lụa,
chả, trứng gà, trứng vịt, và rau xanh, củ, quả, trái cây…
Đừng quên tham khảo những kinh
nghiệm bảo quản thực phẩm Tết mà chúng tôi đã chia sẻ trong những bài viết trước
để có thể giữ cho thực phẩm luôn được tươi ngon, an toàn.
4. Vật dụng trang trí nhà cửa
Tết đến xuân về thì chắc chắn
không thể thiếu những chậu hoa kiếng, cây cảnh như mai, đào, cúc, quất, bưởi,….Bởi
những loại cây tươi tốt này không chỉ giúp nhà cửa trở nên đầy sức sống, không
khí xuân tưng bừng mà còn mang ý nghĩa mong mọi điều sẽ tươi mới, sung túc hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mang thêm không khí tưng bừng của mùa xuân mới vào nhà của mình bằng cách trang hoàng những câu đối, của hoa lá mùa xuân trong nhà mà các loại dây may mắn là món đồ trang trí tết khác.
Vật dụng trang trí nhà cửa
Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các
loại như: Decal dán tường, dán kính với các họa tiết mùa xuân như hoa mai, hoa
đào, câu đối, lồng đèn, con giáp của năm, chữ chúc mừng năm mới,…để tăng không
khí tươi vui cho không gian sống của mình.
5. Bao lì xì
Thêm một vật dụng cuối cùng mà
chúng tôi muốn liệt kê trong danh sách mua sắm Tết của mỗi gia đình đó chính là
bao lì xì.
Theo phong tục Tết cổ truyền Việt
Nam thì lì xì là một trong những tục lệ tốt đẹp không thể thiếu mỗi khi Tết đến
xuân về. Không ai biết phong tục này có từ bao giờ, nhưng tục lì xì ngày Tết đã
trở thành thông lệ mỗi dịp đầu năm mới và là nét văn hóa độc đáo của người Việt.
Theo phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thì lì xì là một trong những tục lệ tốt đẹp không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về.
Hiện nay, thị trường bao lì xì Tết
rất nhộn nhịp với đủ kiểu dáng, hình ảnh khác nhau. Bạn có thể mua với mức giá
rất rẻ từ 15-20.000 đồng/xấp/10 bao. Và với món đồ này chúng ta có thể mua trước
Tết vài tháng, càng mua sớm càng rẻ.
Tóm lại: Tùy vào điều kiện gia đình mà có thể tăng thêm nhiều món đồ Tết hoặc cắt bớt đi nếu kinh phí hạn hẹp. Về vấn đề này chị em nên liệt kê các vật dụng cần có trong danh sách mua sắm Tết và chi phí dự kiến để có một cái Tết trọn vẹn, ý nghĩa và thực sự tiết kiệm trong thời kỳ bão giá như hiện nay nhé.
>>> Xem tiếp: 4 Cách đơn giản để có mứt dừa ngon đón Tết