Đau nửa đầu vai gáy thường khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu bởi triệu chứng đau nhói một bên đầu, đau giật từng cơn…Cùng tìm hiểu những loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy phổ biến trong bài viết dưới đây.
5/5 – (29 bình chọn)
1. Đau nửa đầu vai gáy là gì? Nguyên nhân và biểu hiện?
Đau nửa đầu vai gáy được xác định là một dạng biến thể của bệnh đau nửa đầu Migraine. Bệnh gây ra những cơn đau ở một bên đầu kèm nhức mỏi ở khu vực vai và gáy. Cơn đau cũng có thể lan xuống bả vai, gây tê mỏi ở cả cánh tay và ngón tay.
1.1. Nguyên nhân của đau nửa đầu vai gáy
- Quá trình sản sinh Serotonin, chất dẫn truyền có tác dụng truyền tải thông điệp giữa các tế bào thần kinh bị gián đoạn
- Chấn thương như tai nạn khiến bả vai hay cơ ở gáy co cứng dẫn tới dây thần kinh đau nửa đầu bị tổn thương.
- Vận động không đúng cách, thường xảy ra với người lái xe, làm việc ngoài nắng lâu, nhân viên văn phòng hoặc lười vận động, sai tư thế.
- Yếu tố bệnh lý như nhiễm lạnh hay mắc các bệnh thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc chèn ép dây thần kinh….
1.2. Biểu hiện đau nửa đầu vai gáy
Đau nửa đầu vai gáy có nhiều biểu hiện như:
- Các cơn đau nhức dữ dội tại vùng đầu và vai gáy, có thể xác định bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào
- Cơn đau lan dần sang vùng cổ, đặc biệt vùng cổ gáy, lúc âm ỉ, lúc dữ dội
- Đau tăng lên khi hoạt động, các cơn đau kéo dài hoặc từng cơn, thậm chí đau về đêm kèm theo cảm giác giật giật các dây thần kinh trên đầu đặc trưng
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
- Cảm giác tê ngứa, nhức mỏi có thể lan xuống cánh tay, ngón tay.
Do đó, để làm giảm tình trạng đau nhức và thoát khỏi phiền phức, bệnh nhân cần khám, điều trị ngay khi bệnh xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên.
:
1.3. Đau nửa đầu vai gáy có nguy hiểm không?
Ngoài việc gây nên những cơn đau nhức khó chịu, tình trạng hoa mắt, đau đầu chóng mặt, người bệnh khi gặp phải đau nửa đầu vai gáy còn là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau dây thần kinh sau gáy
- Đau đầu vận mạch
- Bệnh Migraine
Những cơn đau nửa đầu là dấu hiệu của thiếu máu não, dẫn tới thiếu oxy. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên tình trạng đau nửa đầu bên phải và bên trái, kèm theo suy giảm trí nhớ, nhức mỏi vai gáy, mất cân bằng. Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời, dấu hiệu này còn là cảnh báo của bệnh u não, khối u chèn ép dây thần kinh làm xuất hiện những cơn đau nhức.
2. Đau nửa đầu vai gáy nên uống thuốc gì?
2.1.Thuốc điều trị cắt cơn
2.1.1. Tác dụng chính
Giảm cơn đau nhức do đau nửa đầu vai gáy gây nên. Tuy nhiên, chỉ có tác dụng ở giai đoạn nhẹ, thời gian xảy ra cơn đau ngắn. Còn đối với trường hợp bệnh nặng, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy kê đơn khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.1.2. Một số loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy cắt cơn điển hình
Một số loại thuốc điều trị cắt cơn dùng trong trường hợp đau nửa đầu vai gáy như:
Naproxen
- Là thuốc chống viêm không chứa steroid có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, từ đó giúp đẩy lùi cơn đau nhức do bệnh đau nửa đầu vai gáy gây nên.
- Thuốc không được chỉ định cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân hen suyễn, trẻ em dưới 15 tuổi hoặc người bệnh viêm loét dạ dày.
Ergotamin
- Thuốc này có tác dụng gây co mạch và chống mất trương lực động mạch. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau nửa đầu và vai gáy.
- Khi các thuốc giảm đau thông thường khác không đáp ứng yêu cầu điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc này. Điều quan trọng, để tránh tác dụng phụ do thuốc gây nên, bệnh nhân không nên sử dụng quá 7 ngày. Tốt nhất nên dùng theo liệu trình bác sĩ hướng dẫn.
- Thuốc chống chỉ định với các đối tượng: phụ nữ mang thai, người bị suy tuần hoàn ngoại vi, bệnh nhân suy gan thận nặng, người bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch,…
Ibuprofen
- Thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Từ đó làm giảm cảm thụ của các dây thần kinh với một số chất gây viêm như bradykinin và serotonin, giúp giảm đau hiệu quả.
- Ibuprofen chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai, người bị suy gan, suy thận hoặc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày…
2.2. Nhóm thuốc điều trị dự phòng
Những bệnh nhân ở thể nặng sẽ được kê đơn nhóm thuốc này nhằm mục đích ngăn ngừa cơn đau tái phát. Một số loại thuốc tiêu biểu như:
Pizotifen
- Có tác dụng chống lại sự tăng cường chất trung gian hóa học serotonin, bradykinin… giúp phòng ngừa và cải thiện triệu chứng đau nhức. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng liều tăng dần.
- Phụ nữ có thai, nam giới phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh tăng nhãn áp (glaucome) không được sử dụng loại thuốc này.
Flunarizin
- Giúp hạn chế sự tích tụ ion trong tế bào thần kinh, đồng thời cải thiện tình trạng chóng mặt do trung ương thần kinh gây nên. Bên cạnh đó, thuốc Flunarizin cũng giúp phòng bệnh đau nửa đầu vai gáy.
Dihydroergotamin
- Là thuốc hay được dùng hơn cả, có tác dụng cân bằng vận mạch ở não và ức chế hoạt chất trung gian serotonin, giúp điều trị và phòng ngừa cơn đau nhức do đau nửa đầu vai gáy gây nên.
- Phụ nữ có thai hoặc nuôi con bú, người suy gan thận nặng … không được dùng.
2.3. Sử dụng những bài thuốc Đông y
2.3.1. Bài thuốc đau vai gáy do phong hàn
Đối với trường hợp cứng vai gáy, đau khi quay cổ, ấn vào các cơ quan thấy đầu và kèm đau nửa đầu, bạn có thể sử dụng bài thuốc có công dụng khu phong tán hàn, hành khí.
Bài thuốc:
- Thương truật, quế chi, can khương mỗi thứ 8g, ý dĩ, phục linh, xuyên khung mỗi thứ 12g, cam thảo 6g.
- Sắc dược liệu trên và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc giải biểu hoạt lạc đan trị đau vai lan tới đỉnh đầu có biểu chứng
- Ma hoàng, cát căn, quế chi, quy đầu, mỗi vị 10g và 30g kê huyết đằng.
- Sắc các vị thuốc trên và chia thành 3 lần uống trong ngày.
2.3.2. Đau nửa đầu vai gáy do can thận hư
Do can thận hư yếu, gân xương không được cung cấp dưỡng chất đầy đủ dẫn tới đau nửa đầu, khó khăn trong vận động. Có thể xuất hiện tình trạng đau kết hợp co giật hoặc đau từng cơn.
Bài thuốc bổ thận tráng cân thang
- Tục đoạn, đỗ trọng, ngưu tất mỗi loại 10g, sơn thù, bạch thược, thanh bì 8g, thục địa 20g, quy đầu 15g, ngũ gia bì 16g.
- Sắc các vị thuốc trên và chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
2.3.3. Đau nửa đầu vai gáy do âm hư dương cang
Bệnh khiến tình trạng cổ gáy cứng đơ khó chịu kèm theo chóng mặt, ù tai, lưng đùi mềm yếu, mặt mắt đỏ, đầu nặng chân nhẹ, đi đứng lảo đảo.
Bài thuốc trị đau nửa đầu vai gáy:
- Bạch truật, câu đằng, đan sâm, sơn thù, cúc hoa, hoài sơn, ngọc trúc, phục thần, mẫu lệ mỗi vị 30g, tào hư 10g, thiên ma 12g, thục địa, phòng phong, long cốt mỗi vị 15g.
- Ngày sắc một tháng, uống hết trong ngày.
2.3.4. Đau nửa đầu vai gáy do thận hư phong thấp
Với những triệu chứng như gáy cứng, chân tay tê dại, lưng và cột sống khó cử động, đau lâu ngày kèm đau nửa đầu, nguyên tắc điều trị là bổ thận trừ thấp.
Bài thuốc:
- Nhục thung dung, uy linh tiên, thanh đăng phòng, thục địa, đan sâm mỗi vị 15g.
- Có thể sắc uống hoặc tán bột hoàn mật mỗi ngày uống 20g.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau nửa đầu vai gáy
3.1. Không tự ý dùng thuốc
- Có nhiều loại thuốc được dùng để phòng ngừa cơn đau nửa đầu vai gáy. Việc lựa chọn thuốc thích hợp phải dựa vào kiến thức chuyên môn của y, bác sĩ, không tự ý mua.
- Phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất nên uống đúng liều lượng và thời gian quy định.
3.2. Ghi nhớ quan trọng
- Không nên lạm dụng thuốc trị đau nửa đầu vai gáy trong thời gian dài. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc dùng hoặc tùy tiện tăng giảm liều dùng khi chưa được bác sĩ đồng ý.
- Không dùng chung với bất kỳ loại thuốc nào khác, tránh tương tác thuốc gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện kiểm tra.
3.3. Thuốc có thể gây tác dụng phụ
Thuốc Tây có tác dụng giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, song hành với lợi ích tích cực, các loại thuốc tân dược cũng mang lại không ít phản ứng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Người bệnh bị đau nửa đầu vai gáy ngoài việc sử dụng các thuốc kể trên có thể tham khảo các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ.
3.4. Lưu ý đối với việc sử dụng bài thuốc Đông y
- Nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện các bài thuốc nhằm hạn chế tác dụng phụ nếu có.
- Hầu hết các bài thuốc đều có tác dụng chậm, vì vậy nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Không nên sử dụng thuốc Đông Tây y lẫn lộn để hạn chế nguy cơ tương tác thuốc.
- Đối với những người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên thông báo tình hình sức khỏe trước khi được chỉ định các bài thuốc thích hợp.
- Nên kết hợp bài thuốc Đông y với xoa bóp bấm huyệt để tăng tác dụng của thuốc, cải thiện chứng đau nửa đầu vai gáy.
- Đặc biệt bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, tránh các động tác sai tư thế, làm việc nặng nhọc…
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về các loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ ngay số hotline 0865 344 349 hoặc chat online tại đây để được giải đáp nhé!
XEM THÊM: