Thuốc trị lang ben nếu sử dụng sớm và đúng cách sẽ giúp hạn chế lây lan và điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên phải lựa chọn dược phẩm đúng thì mới đem lại hiệu quả như vậy. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn top những thuốc đặc trị lang ben được khuyên dùng.
Top 7 thuốc trị lang ben hiệu quả nhất
Lang ben là bệnh do vi nấm gây nên khi tăng sinh quá mức trên bề mặt da. Nó làm cho sắc tố trên biểu bì da thay đổi, mất thẩm mỹ. Để điều trị bệnh, bác sĩ thường chỉ định sử dụng các thuốc kháng nấm. Loại thuốc và liều dùng phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của từng người. Dưới đây là một số dược phẩm thường được tư vấn, khuyên dùng để trị bệnh lang ben.
1. Thuốc trị bệnh lang ben dạng dung dịch ASA
Dung dịch ASA được nhiều người biết đến là thuốc trị hắc lào, tuy nhiên nó cũng dùng trong chữa bệnh lang ben. Loại dược liệu này rất hay được tư vấn sử dụng tại các quầy tân dược.
Thành phần: ASA được bào chế ở dạng dung dịch cồn, có chứa ethanol, muối Natri salicylat, và aspirin.
Công dụng:
Ức chế các hoạt động và sự sinh trưởng của các chủng nấm gây các bệnh ngoài da như:
- Lang ben.
- Nấm ở móng, bàn chân hoặc tay.
- Nấm viêm trên da.
- Hắc lào.
Cách dùng, liều lượng:
- ASA có dạng dung dịch và được dùng để bôi ngoài da. Trước khi sử dụng, người bị lang ben cần được rửa sạch vùng da bệnh.
- Nên bôi ASA trị lang ben từ 2 – 3 lần mỗi ngày và không dùng chung với thuốc khác có thể tương tác với nó.
Chú ý đối tượng dùng, tác dụng phụ:
- Không bôi lên vết thương hở, tránh dùng cho người mẫn cảm với thành phần của ASA.
- ASA có thể gây phát ban, tăng độ ngứa hoặc làm bề mặt vùng da bôi thuốc bị kích ứng.
- Nếu có biểu hiện bất thường như trên, bạn nên dừng bôi thuốc và liên hệ tìm hướng xử lý.
Giá bán thông thường: Tại các quầy thuốc tân dược, dung dịch ASA thường được bán với mức giá chỉ từ 7.000 – 10.000 đồng mỗi lọ.
2. Miconazol dạng gel và kem
Đây cũng là một thuốc điều trị tại chỗ cho người bệnh lang ben. Miconazol được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn, đến nay chưa ghi nhận trường hợp bị tác dụng phụ.
Thành phần: Miconazol và các phụ liệu khác.
Công dụng:
- Ức chế các vi nấm như T. floccosum, Pityrosporum orbiculare, Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes gây bệnh ngoài da như hắc lào, lang ben, nấm móng…
- Cả thuốc dạng gel và kem đều đem lại hiệu quả trị nấm toàn thân, nấm ở chân, bẹn.
Cách dùng:
- Với cả hai dạng bào chế, bạn đều dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bệnh.
- Chú ý làm sạch và lau khô da trước đó.
- Người bệnh lang ben chỉ bôi 1 lần/ngày. Dùng liên tục 1 tuần
- Còn đối với những trường hợp bị nấm khác, bác sĩ thường chỉ định bôi 2 lần/ngày. Dùng liên tục 1 tháng.
Đối tượng dùng, lưu ý:
- Những trường hợp mẫn cảm với thành phần, phụ nữ có thai hoặc người rối loạn chuyển hóa porphyrin, tổn thương gan không nên dùng Miconazol.
- Tuy chưa xác định có trường hợp gặp rủi ro khi dùng Miconazol nhưng nhà sản xuất vẫn khuyến cáo bạn nên cẩn trọng. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh trước khi bôi thuốc.
Giá bán thông thường: Trên thị trường nhà thuốc, Miconazol được bán với mức giá khoảng 80.000 đồng mỗi tuýp 15g.
3. Thuốc trị lang ben dạng dung dịch BSI
BSI cũng giống như thuốc trị lang ben ASA, nó có dạng dung dịch và dùng ngoài da. Dược phẩm này khá phổ biến và được các bác sĩ khuyên dùng cho nhiều trường hợp bệnh.
Thành phần: Trong BSI có chứa một số axit như benzoic, salicylic và cồn ethanol cùng iodine.
Công dụng:
- Dược phẩm này có tác dụng ức chế nấm men gây bệnh.
- Nó được dùng trong điều trị lang ben và một số bệnh do nấm khác như nấm ở tóc, móng, da…
Cách dùng:
- Để bôi cồn BSI, trước tiên bạn cần vệ sinh vùng da bệnh, điều này nhằm tránh bội nhiễm.
- Sau khi da đã khô và sạch, bạn bôi trực tiếp thuốc lên da. Nên sử dụng BSI 2 lần mỗi ngày để phát huy tốt hiệu quả.
Lưu ý khi dùng:
- BSI có thể gây ra một số tác dụng phụ như là khiến bạn thở nhanh hơn, chóng mặt, hoặc kích ứng da.
- Nếu bạn mẫn cảm với thành phần của BSI, nên cẩn trọng, tốt nhất không dùng.
- Không thoa thuốc lên các vết thương hở hoặc các vùng da nhạy cảm như mắt, mũi, miệng.
- Hạn chế thoa lên phần da mỏng, tránh bị cảm giác châm chích.
- Nếu thuốc dính vào những vùng nêu trên, bạn cần vệ sinh sạch và đi khám bác sĩ.
Giá bán phổ biến: BSI dạng dung dịch có giá bán thông thường chỉ 10.000 đồng mỗi lọ 20ml.
4. Thuốc trị lang ben Fluconazole dạng uống và bôi
Với trường hợp bệnh phát triển mạnh trên nhiều vùng da, bạn nên dùng thuốc trị lang ben đường uống như là Fluconazole. Loại thuốc cũng có dạng bôi, và tiêm và được chỉ định dùng với liều lượng cụ thể, không nên tự ý mua.
Thành phần: Thuốc có chứa hoạt chất chính là Fluconazole cùng các tá dược.
Công dụng:
- Fluconazole có hiệu quả ức chế các nấm gây bệnh lang ben, nấm ngoài da, candida, Blastomyces, hay các chủng Histoplasma, Cryptococcus…
- Ngoài ra, thuốc này cũng cho khả năng phòng nấm cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm HIV, người cần ghép tủy, tạng…
Cách dùng:
- Viên uống Fluconazole hay các tuýp thuốc bôi tại chỗ đều phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thông thường người bị lang ben hoặc nhiễm nấm ở nhiều vị trí như chân, bẹn, lưng, bụng… nên dùng 150mg mỗi lần. Tuần sử dụng 1 lần.
- Trường hợp nhiễm nấm cannida ở vùng hầu họng thì uống 50mg – 100mg mỗi ngày. Dùng từ 1 – 2 tuần.
- Các chị em bị nhiễm nấm âm đạo (canidida) thì uống 1 liều duy nhất 15mg/lần.
- Bệnh nhân viêm màng não do nhiễm nấm cryptococcus sử dụng 400mg trong ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo dùng với lượng 200mg. Sau điều trị, để ngăn tái phát thì dùng từ 100 – 200mg/ngày.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch được chỉ định riêng cho từng trường hợp bệnh cụ thể.
- Nếu dùng Fluconazole cho trẻ em cần sử dụng theo chỉ định riêng.
- Tất cả các liều dùng cụ thể nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro.
Lưu ý khi dùng:
Trong quá trình sử dụng Fluconazole có thể gây ra một số tác dụng phụ như là:
- Khiến bệnh nhân bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, đầy hơi.
- Trên da có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ sau khi bôi hoặc uống thuốc.
- Người bệnh có thể nhức đầu sau khi uống Fluconazole.
- Nếu nhận thấy những biểu hiện như trên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về hướng xử lý tiếp theo.
Fluconazole là thuốc tây trị lang ben tận gốc nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Những đối tượng sau cần tránh dùng Fluconazole:
- Người mẫn cảm với thuốc.
- Những người đang sử dụng các thuốc như cisapride, cisapride, astemizol và pimozide…
Giá bán phổ biến: Như đã nói ở trên, Fluconazole có dạng uống, thuốc tiêm và bôi. Thị trường phổ biến thuốc dạng viên với giá bán trung bình khoảng 12.000 đồng/viên.
5. Kem Clotrimazol bôi ngoài da
Thuốc bôi Clotrimazol cũng là một dược phẩm được nhiều chuyên gia nhắc đến khi chữa bệnh lang ben. Đây là thuốc chống nấm tại chỗ phổ rộng, dùng cho nhiều bệnh. Thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp chung một số dược phẩm khác, tùy trường hợp.
Thành phần: Clotrimazol là thành phần chính trong các dạng của thuốc này. Trong đó viêm ngậm chứa 10mg, kem bôi da, âm đạo, dung dịch bôi ngoài chứa 1%.
Công dụng:
- Chống lại một số chủng nấm gây bệnh khác nhau, trong đó có lang ben. Các loại nấm dễ bị Clotrimazol ức chế là Trichomonas, Staphylococcus và Bacteroides. Thuốc này không có hiệu quả đối với các bệnh do Lactobacilli gây nên.
- Khi dùng Clotrimazol, thuốc sẽ liên kết với các phospholipid trong màng tế bào của vi nấm, làm mất các dưỡng chất cần thiết với nội bào. Từ đó nấm gây bệnh dần yếu đi và bị tiêu diệt.
Cách dùng:
Các chuyên gia khuyên bạn, để giảm triệu chứng của bệnh lang ben cùng các trường hợp nấm da khác, bạn nên:
- Vệ sinh da và lau khô bằng khăn sạch rồi bôi Clotrimazol thành lớp mỏng lên da.
- Dùng 2 lần mỗi ngày và duy trì 2 tuần liên tục để hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Lưu ý khi dùng:
- Không bôi Clotrimazol lên vùng da bị trầy xước.
- Clotrimazol dùng cho người bệnh lang ben có thể khiến làn da bị châm chích nhẹ hoặc đỏ lên.
- Bề mặt da nổi mụn nước, mề đay.
- Người bệnh cảm thấy nóng rát hoặc ngứa trên da.
- Ngoài ra, do cơ địa khác biệt mà có thể xuất hiện một vài vấn đề khác.
- Tốt nhất, khi thấy biểu hiện bất thường sau khi dùng, bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ.
Giá bán phổ biến: Thuốc bôi Clotrimazol thông thường được bán với giá khoảng 12.000 đồng mỗi tuyp 10g.
6. Thuốc Itraconezole
Thuốc này có dạng viên uống, tác dụng chính là trị lang ben, ngoài ra nó còn dùng trong hỗ trợ điều trị một số trường hợp khác.
Thành phần: Itraconazole và các phụ liệu vừa đủ.
Công dụng:
- Ức chế vi nấm gây bệnh lang ben cùng các nấm candida tấn công âm hộ, âm đạo và miệng.
- Trị bệnh viêm giác mạc ở mắt do nhiễm nấm.
- Khắc chế nấm dermatophyte gây nấm móng.
- Điều trị một số trường hợp nhiễm nấm Aspergillus, Cryptococcus trong nội tạng.
Cách dùng:
Itraconezole được sử dụng khác nhau tùy từng trường hợp bệnh, cụ thể như sau:
Bệnh lang ben: Dùng 200mg mỗi ngày cho 1 lần uống, sử dụng trong 7 ngày.
Nhiễm nấm ở móng:
Người bệnh có thể điều trị cách khoảng hoặc dùng liên tục, phương án do bác sĩ chỉ định.
- Dùng cách khoảng: Uống 2 viên 200mg x 2 lần mỗi ngày, duy trì trong 7 ngày. Nếu bị nấm ở móng tay thì dùng 2 đợt, còn nhiễm ở móng chân cần sử dụng 3 đợt. Mỗi đợt uống cách nhau khoảng 3 tuần, không dùng liên tục quá 7 ngày.
- Dùng liên tục: Uống 2 viên Itraconezole mỗi ngày và sử dụng trong 3 tháng đều đặn.
Nhiễm nấm nội tạng: Liều lượng dùng trong trường hợp này phải tùy thuộc chủng nấm gây bệnh, bạn không được tự ý uống.
Ngoài ra đối với những người bị nhiễm nấm âm đạo cũng uống khoảng 200mg, nhiễm nấm canidida ở miệng thì dùng 100mg mỗi lần, sử dụng liên tục 15 ngày…
Lưu ý khi dùng:
- Nên uống Itraconezole sau khi đã ăn cơm no.
- Khi uống không nghiền thuốc nát vì nó có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng phụ.
- Nếu người bệnh nhỏ tuổi, hoặc bị suy gan, thận, cần báo với dược sĩ, bác sĩ để được cân nhắc.
- Không dùng Itraconezole cho người mẫn cảm với thuốc, nữ giới mang thai hoặc nuôi con bú.
- Những người đang dùng thuốc chuyển hóa CYP3A4, Triazolam và các thuốc ức chế HMG – CoA… không được dùng thuốc này.
- Trong thời gian điều trị bằng Itraconezole người bệnh có thể bị khó thở, sốt nhẹ, tăng cân hoặc ù tai, mắt kém.
Một số trường hợp bị tê, ngứa, vàng da, hoặc mất kiểm soát ở bàng quang.
Những tác dụng phụ này cần được kiểm soát sớm, nếu không có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy bạn nên cẩn trọng theo dõi, nếu thấy biểu hiện lạ trên cơ thể khi dùng Itraconezole, cần báo ngay cho bác sĩ.
Giá bán phổ biến: Viên uống Itraconezole có giá bán lẻ khoảng 16.000 đồng, thường được bán theo hộp 2 vỉ 10 viên.
7. Thuốc lang ben Terbinafin
Đây cũng là một trong những thuốc được các chuyên gia đánh giá cao. Nó được bào chế ở dạng thuốc trị lang ben toàn thân dạng uống và kem bôi.
Thành phần: Hoạt chất Terbinafin và tá dược.
Công dụng:
- Terbinafin cho hiệu quả ức chế vi nấm gây bệnh lang ben, giảm tổn thương trên da.
- Ngoài ra nó cũng có tác dụng tốt với người bệnh bị nấm ở da đầu, chân hay vùng móng.
Cách dùng:
- Tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Terbinafin cho phù hợp.
- Thông thường thuốc sẽ đem lại tác dụng sau vài ngày dùng, người bệnh cần theo dõi biểu hiện cẩn thận.
- Nếu sau 2 tuần mà không thấy dấu hiệu bệnh giảm xuống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc dùng thuốc khác.
- Cẩn trọng khi dùng Terbinafin cho trẻ em.
- Thuốc này có thể gây các phản ứng phụ như gây khó thở, sưng ở cổ họng, lưỡi hoặc môi, mặt.
- Một số trường hợp có thể bị nổi mẩn đỏ, tổn thương gan.
- Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có hiện tượng đau ở thượng vị dạ dày, mẩn ngứa hoặc nước tiểu sẫm màu, phân đất sét nhão, vàng da…
- Ngưng sử dụng thuốc nếu bạn gặp phải hiện tượng sốt, mất thính lực, sụt cân, cay mắt, biến đổi tieey hóa, hoặc có cảm giác quay cuồng.
Lưu ý khi sử dụng các thuốc uống hoặc kem bôi trị lang ben
Thuốc trị lang ben trên mặt hay dùng toàn thân đều có thể gây tác dụng phụ. Khi sử dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả cân bằng sắc tố da.
- Dùng kem bôi trị lang ben hay thuốc cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt với các thuốc uống, cần dùng đúng liều và không tự ý bỏ, thêm lượng thuốc.
- Khi dùng thuốc bôi lang ben cần đảm bảo vệ sinh da sạch sẽ trước. Bôi với lượng vừa đủ và không để thuốc dính lên da tổn thương, tránh bôi quá rộng.
- Sau khi dùng kem bôi trị lang ben, bạn nên để da thoáng, sạch, hạn chế băng bó.
- Chú ý vệ sinh da hàng ngày, tránh để mồ hôi, bụi bẩn làm da bị viêm nhiễm nặng.
- Nên mặc quần áo khô, sạch, không dùng trang phục bị ẩm, mốc.
- Không để người khác chạm vào da hoặc các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc như là quần áo, mũ, lược, giầy, dép.
- Thường xuyên vệ sinh chăn gối, đệm ghế nơi người bệnh lang ben thường ở.
- Nếu có biểu hiện bất thường do dùng thuốc đặc trị lang ben ở các dạng, bạn đều cần báo cho bác sĩ.
Trên đây là các thuốc trị lang ben được cho là hiệu quả và thường được tư vấn sử dụng. Người bệnh cần thăm khám cụ thể và dùng theo chỉ định, tránh để rủi ro xảy đến.