Top 9 đồ uống tốt cho giọng hát
Bạn là một ca sĩ? Bạn đang tìm những món đồ uống tốt cho giọng hát, giúp giọng của bạn trở nên thanh và trong hơn? Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài chia sẻ về các loại đồ uống tốt cho giọng hát được gợi ý từ giảng viên thanh nhạc, ca sĩ và diễn giả chuyên nghiệp nhé!
Nước chanh muối
Chanh muối là món đồ uống thường thấy trong ngày hè bởi tác dụng giải khát của nó. Tuy nhiên bạn có biết rằng bí quyết của sinh viên nhạc viện là thường xuyên uống nước chanh muối để có một giọng hát thanh và trong trẻo không? Chanh không chỉ được sử dụng trong các món ăn mà còn là vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, sát trùng, tiêu đờm, tăng sức đề kháng,… Trong chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống viêm. Bên cạnh đó, muối và tinh dầu vỏ chanh giúp làm thông cổ họng, sát trùng cổ họng cho nên điều trị hiệu quả bệnh viêm họng. Uống nước chanh còn giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Bạn có thể pha một cốc nước chanh muối bằng cách: cắt quả chanh muối làm bốn phần, bỏ vào cốc, sau đó cho thêm 1 thìa café mật ong, 1 thìa đường, nước chanh muối, nước lọc vào khuấy đều. Hoặc nếu không, bạn có thể ngậm và nuốt lát chanh ướp với muối. Dù được cho là một thức uống tốt cho giọng nhưng bạn không nên lạm dụng thứ đồ uống này bởi chanh chứa axit chua và muối có vị mặn, nếu uống nhiều sẽ phản tác dụng, gây tổn hại đến giọng của bạn.
Nước chanh muối
Nước chanh muối
Trà gừng
Gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh vị, phế, tỳ nhưng ít ai biết được những công dụng của gừng cũng như trà của nó. Trà gừng giúp ức chế ho khan do viêm thanh quản, giảm ngạt mũi và làm dịu cổ họng. Uống trà gừng làm dịu niêm mạc hô hấp, hỗ trợ ức chế vi khuẩn, virus và long đờm.
Gừng là loại thực phẩm ít calo giàu tinh dầu. Các thành phần dinh dưỡng có trong gừng bao gồm: vitamin C, niacin, thiamin, riboflabine,-carotene, phốt pho và canxi. Ngoài ra gừng còn chứa các chất phenolic có hoạt tính sinh học và hương vị cay nồng có mặt tự nhiên trong thân rễ gừng: gingerols và shogaols. Những chất này có tác dụng hấp thu các gốc tự do khỏi cơ thể nên bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương, oxy hóa. Uống trà gừng có tác dụng giúp cải thiện giọng khàn, nâng cao khả năng hát. Ngoài ra, đối với những ai đã theo nghiệp diễn nhưng thường xuyên bị viêm họng thì có thể dùng trà gừng để chữa trị tại nhà,
Trà gừng
Trà gừng
Nước giá đỗ
Nước giá đỗ có rất nhiều công dụng bổ ích, vậy mà rất ít người biết đến những lợi ích của loại đồ uống này. Theo Đông y thì giá đỗ xanh có tính hạn, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt… nên rất thích hợp để điều trị với mục đích mất tiếng, đau họng, ho, đờm, nghẹt mũi…
Nếu bạn bị đau họng hay khản tiếng, hãy lấy khoảng nửa cân giá đỗ, nghiền nát, sau đó thêm một chút nước sôi vào giá đỗ rồi vắt lấy nước. Dùng nước này để trị khan tiếng trong khoảng thời gian đầu sẽ rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nước giá đỗ còn giúp làm cho giọng hát của bạn trở nên trong và thanh hơn.
Nước giá đỗ
Nước giá đỗ
Trà bạc hà
Trong khi cà phê gây tổn hại đến giọng nói của bạn thì trà thảo mộc lại rất tốt cho giọng hát. Một tách trà thảo mộc nóng là tất cả những gì cần thiết để làm ấm các dây thanh nhạc, làm sạch đờm ở cổ họng, từ đó tác động đến giọng hát. Tuy nhiên bạn hãy tránh uống những loại trà có chứa caffein. Trong các loại trà, trà bạc hà được coi là loại trà tốt nhất dành cho giọng nói.
Trà bạc hà là một trong những đồ uống được ưa thích nhất trên toàn thế giới bởi hương vị hấp dẫn của nó. Bạn đã từng nghe tới việc uống trà bạc hà sẽ giúp bạn có một hơi thở thơm tho hay chưa? Bên cạnh công dụng làm hơi thở thơm mát, việc uống khoảng 3 tách trà bạc hà một ngày là biện pháp cứu trợ tuyệt vời nếu bạn đang bị ho và cảm lạnh bởi trà bạc hà giúp chữa đau họng, giảm tình trạng ho khan. Đờm luôn là một điều khó chịu với các ca sĩ bởi đờm dính vào cổ họng trong khi hát và bạn luôn phải cố gắng nuốt chúng. Việc uống trà bạc hà còn có tác dụng long đờm mà không làm khô giọng nói của bạn.
Trà bạc hà
Trà bạc hà
Trà cam thảo
Một tách trà cam thảo ấm nóng sẽ giúp ổ họng của bạn hồi phục sau một buổi trình diễn mệt mỏi. Từ xưa, các thầy thuốc đã dùng trà cam thảo trong việc điều trị bệnh ho, suyễn.
Trong Đông y cam thảo được xem là vị thuốc phổ biến nhất. Trà cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị. Trà cam thảo có vị ngọt nhẹ rất dễ uống, nên một hộp trà cam thảo là thứ cần thiết để trong nhà phòng khi cảm lạnh, ho. Ngoài ra, trà cam thảo còn giúp tăng sức đề kháng, giảm stress và mang lại giấc ngủ ngon. Bạn có thể mua cam thảo tại các hiệu thuốc Đông y, hoặc mua trà cam thảo túi lọc tại các siêu thị.
Tuy nhiên, bạn đừng nên lạm dụng trà cam thảo, đặc biệt là không nên dùng uống cam thảo hàng ngày. Bởi cam thảo tuy có độc tính thấp nhưng dùng lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể gây đầy bụng nên những người bụng trướng đầy không nên dùng.
Trà cam thảo
Trà cam thảo
Mật ong
Mỗi sáng ngủ dậy, một ly mật ong hòa với nước ấm sẽ giúp bổ sung năng lượng trong một ngày mới cho bạn. Mật ong là thức uống yêu thích của nhiều ca sĩ bởi vì thức uống này có đặc tính chữa bệnh tuyệt vời: sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn.
Bên cạnh đó, mật ong chứa các loại đường, carbohydrat, vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể, giảm viêm, làm lành vết thương vết loét nhanh chóng. Nếu bạn đang bị đau họng, việc uống mật ong sẽ giúp ngăn ngừa sự viêm nhiễm lây lan, hơn thế nữa nó còn đẩy nhanh sự hồi phục của cổ họng. Chính bởi tác dụng tuyệt vời như vậy mà mật ong thường được sử dụng trong việc chữa trị các bệnh về thanh quản. Hãy thử pha cho mình một ly mật ong hòa với nước cốt chanh để làm cho cổ họng của mình dễ chịu hơn bạn nhé!
Mật ong
Mật ong
Nước lọc
Nước là một thức uống không thể thiếu cho sự sống, như các bạn đã biết, nước chiếm 75% khối lượng cơ thể. Chính vì thế những người phải thường xuyên sử dụng giọng nói thường bị mất nước, dẫn đến khô giọng, khàn giọng. Các dây thanh của chúng ta (nơi phát ra tiếng nói) bao gồm những lớp mạc mỏng được bảo vệ bởi các niêm mạc. Mà các niêm mạc lại rất dễ bị tổn thương bởi sự ma sát tự nhiên trong quá trình chúng ta nói hoặc hát. Bởi vậy nên chúng ta cần phải giữ các dây thanh luôn có đủ độ ẩm.
Uống nước lọc là một cách hoàn hảo để bổ sung độ ẩm cho cơ thể. Bạn hãy uống thật nhiều nước lọc ở nhiệt độ thường vì nó sẽ giữ cho cổ họng và giọng hát của bạn ở trạng thái tốt nhất. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bạn nên uống khoảng 2 lít nước (khoảng 6 đến 8 cốc nước) mỗi ngày nên hãy luôn giữ một chai nước lọc ở bên cạnh và hãy tránh uống nước đá. Hãy đừng đợi đến khi khát mới bắt đầu uống nước.
Tuy nhiên, khi uống nước bạn nên uống từng ngụm nhỏ một chứ không nên uống một lúc hết cả cốc nước, bởi nếu uống từng chút một, nước sẽ được hấp thụ tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy uống nước lọc khoảng ít nhất 30 phút trước khi bạn hát, bởi nước được hấp thụ bởi dạ dày và phân phối đi khắp cơ thể, và phải mất khoảng nửa tiếng hoặc nhiều hơn trước khi nước được tiếp nhận bởi thanh quản.
Cách tốt nhất để kiểm tra xem bạn đã uống đủ nước hay chưa là quan sát độ đậm nhạt của nước tiểu: nước tiểu càng nhạt và sạch thì cơ thể bạn đã được cung cấp đủ độ ẩm.
Nước lọc
Nước lọc
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Theo báo cáo nghiên cứu, trà hoa cúc giúp bôi trơn cổ họng của bạn, điều này giúp ngăn chặn khan tiếng và đau rát họng.
Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Trong nhiều trường hợp, các dược sĩ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng thức uống này thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc
Dứa
Dứa là loại quả được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn, làm bánh mứt và nước ép giải nhiệt. Ngoài ra, những thành phần dinh dưỡng từ dứa, thì tác dụng của dứa còn rất có lợi cho sức khỏe. Thơm hay khóm hoặc trái huyền nương là những cái tên khác nhau của quả dứa (tùy vào từng vùng miền mà cách gọi khác nhau). Công dụng của dứa được nhiều người biết đến là ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp.
Dứa cung cấp 50% lượng vitamin C mà cơ thể cần dùng hằng ngày. Vitamin C là chất chống oxy hóa hòa tan trong nước tiểu giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, chống lại các vấn đề về tim mạch, đau xương khớp, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu chứng viêm họng gây khàn tiếng, mất tiếng. Bạn lấy dứa gọt vỏ xắt lấy 2 miếng vừa xay cùng 3 củ cà rốt ép nước uống. Đây là thực phẩm tốt cho giọng nói, điều trị rất hiệu quả khi bị đau họng, giúp bạn nhanh khỏi và hồi phục nhanh chất giọng. Bên cạnh đó, dứa có vị chua ngọt khá dễ uống, không gây béo nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Dứa
Dứa