Một loại quần lót giúp bạn “công khai” vị trí?
Khi nhìn vào một đôi bạn đồng tính (cả gay là lesbian), người ta hay có một thắc mắc thông thường: “Ai top, ai bot”? (-bottom) Vấn đề là “top” hay “bot” thì thể hiện cái gì, và có phải lúc nào cũng cần “kèo trên kèo dưới” như vậy hay không?
Theo nghĩa rộng, top hay bot thể hiện vị trí, “vai” của một người trong mối quan hệ của cặp đôi đó. Những cách gọi khác là vai vợ/ chồng, vai mạnh/ yếu, vai cứng/ mềm. Chuyên môn hơn một chút trong cộng đồng lesbian là butch/ femme. Người top thì thường mạnh mẽ, cứng rắn ; bảo bọc, che chở cho “em bot” nhỏ nhắn, dễ thương.
Cái mềm, cứng của gay nó khác với khái niệm “mạnh mẽ”, “yếu đuối” của straight. Nhiều khi nó chỉ xuất hiện trong mối quan hệ riêng tư giữa hai người mà thôi, chứ tách hai người ra thì cũng khó mà biết ai “yếu” ai “mạnh”. Mềm/ cứng không thể hiện qua vai trò giới của họ trong xã hội, không thể hiện qua những biểu hiện mang dấu ấn tính cách của từng cá nhân (như tính khí, thói quen, sở thích hay quan điểm).
Có thể trong xã hội, vai trò giới của họ đều thể hiện như nhau, vấn đề là trong quan hệ giữa hai bên, tự nhiên một người sẽ nắm vai trò dẫn dắt mối quan hệ. Điều này xuất phát từ việc ai ai cũng có khía cạnh “cứng”/ “mềm” trong mình, tùy lúc này hay lúc khác, với các điều kiện và hoàn cảnh mà vai trò thể hiện dẫn đến khác nhau.
Sự phân vai liệu có luôn tồn tại trong mối quan hệ của người đồng tính? Theo như đa số trường hợp tôi quan sát thì đúng là như vậy. Tuy nhiên tôi vẫn không bác bỏ/ vẫn tin không ít trường hợp điều này là không cần thiết. Có thể do “vai” của hai người là hoàn toàn ngang nhau, hay chênh nhau không đáng kể. Yêu nhau là sự quan tâm, chia sẻ và bình đẳng lẫn nhau.
—
Còn theo nghĩa hẹp, top và bot là khái niệm chỉ “sex position” của hai người, hay đúng hơn là “sex activities” giữa họ. Đối với tình dục dị tính, top/ bot thể hiện tư thế khi quan hệ. Còn trong tình dục đồng tính, nó lại không liên quan đến tư thế, mà là sự “nhận” hay “cho” trong khi thực hiện hành vi tình dục. (nói thêm là cũng không liên quan đến sự chủ động hay thụ động như nhiều người nghĩ, bởi vẫn có thể “chủ động đón nhận” hay “thụ động cho đi” được)
Thêm nữa là không hẳn “vai cứng” thì là top, “vai mềm” thì là bot, nó phụ thuộc nhiều vào tính cách, sở thích, và quan trọng nữa là sự cảm thông, thỏa thuận của hai bên. Tình dục đẹp, thực ra cũng chỉ đơn giản là việc chia sẻ, kết nối tình cảm và làm người yêu mình hạnh phúc mà thôi.
Dù là trong tình dục, top hay bot cũng không nhất thiết gắn nhãn cố định trong từng mối quan hệ, từng người, từng thời điểm. Vì vậy nên mới có thêm khái niệm “switch” hay “versatile”. (những người “linh động”, có thể thay đổi đổi vị trí, ngoài còn có khái niệm “top versatile” và “bot versatile”, ý chỉ những người linh hoạt nhưng có xu hướng nghiêng về một bên nào đó)
—
Update
: Bây giờ nhiều người hay dùng từ seme với uke (gần gần như tương ứng với top và bot). Nghĩa gốc (tiếng Nhật) của hai từ này là “giver” (seme) và “receiver” (uke), dùng khá rộng rãi trong nhiều lãnh vực, như người tấn công và người nhận đòn trong đấu kiếm cũng dùng hai từ này. Ban đầu thì có vẻ nó đề cập đến vai trò tình dục, nhưng tới Việt Nam, thông qua tranh ảnh (yaoi và shounen-ai) thì nó thuần về ý nghĩa tính cách của nhân vật. Một nam tính, chững chạc, chủ động dẫn dắt mối quan hệ và một yếu đuối, có phần ủy mị và luôn thụ động.
Sau này thì người ta còn ghép từ ra “suke” nữa (seme + uke), hay còn gọi là “reversible”. Tuy vậy, theo tôi, uke hay seme thiên về đặc tả tính cách nhân vật, có phần ước lệ và chủ yếu phù hợp cho fiction. Cách dùng từ này chủ yếu do ảnh hưởng từ manga, mang tính hư cấu do vậy không hữu dụng trong thực tế. Việc áp nhãn vào cũng là không cần thiết.
Lời kết
Có ví von như thế này. Nếu bạn nhìn một cặp đồng tính và hỏi ai là “vợ”, ai là “chồng” thì cũng tương tự như việc một người Mỹ đi vào nhà hàng Việt Nam và hỏi: Hai chiếc đũa này cái nào là dao và cái nào là nĩa. Đơn giản là người đồng tính có những giá trị không thể áp những thước đo của nơi khác vào.
Khi nhìn vào một đôi bạn đồng tính (cả gay là lesbian), người ta hay có một thắc mắc thông thường: “Ai top, ai bot”? (-bottom) Vấn đề là “top” hay “bot” thì thể hiện cái gì, và có phải lúc nào cũng cần “kèo trên kèo dưới” như vậy hay không?, top hay bot thể hiện vị trí, “vai” của một người trong mối quan hệ của cặp đôi đó. Những cách gọi khác là vai vợ/ chồng, vai mạnh/ yếu, vai cứng/ mềm. Chuyên môn hơn một chút trong cộng đồng lesbian là butch/ femme. Người top thì thường mạnh mẽ, cứng rắn ; bảo bọc, che chở cho “em bot” nhỏ nhắn, dễ thương.Nhiều khi nó chỉ xuất hiện trong mối quan hệ riêng tư giữa hai người mà thôi, chứ tách hai người ra thì cũng khó mà biết ai “yếu” ai “mạnh”. Mềm/ cứng không thể hiện qua vai trò giới của họ trong xã hội, không thể hiện qua những biểu hiện mang dấu ấn tính cách của từng cá nhân (như tính khí, thói quen, sở thích hay quan điểm).Có thể trong xã hội, vai trò giới của họ đều thể hiện như nhau, vấn đề là trong quan hệ giữa hai bên, tự nhiên một người sẽ nắm vai trò dẫn dắt mối quan hệ. Điều này xuất phát từ việc ai ai cũng có khía cạnh “cứng”/ “mềm” trong mình, tùy lúc này hay lúc khác, với các điều kiện và hoàn cảnh mà vai trò thể hiện dẫn đến khác nhau.Sự phân vai liệu có luôn tồn tại trong mối quan hệ của người đồng tính? Theo như đa số trường hợp tôi quan sát thì đúng là như vậy. Tuy nhiên tôi vẫn không bác bỏ/ vẫn tin không ít trường hợp điều này là không cần thiết. Có thể do “vai” của hai người là hoàn toàn ngang nhau, hay chênh nhau không đáng kể. Yêu nhau là sự quan tâm, chia sẻ và bình đẳng lẫn nhau.–, top và bot là khái niệm chỉ “sex position” của hai người, hay đúng hơn là “sex activities” giữa họ. Đối với tình dục dị tính, top/ bot thể hiện tư thế khi quan hệ. Còn trong tình dục đồng tính, nó lại không liên quan đến tư thế, mà là sự “nhận” hay “cho” trong khi thực hiện hành vi tình dục. (nói thêm là cũng không liên quan đến sự chủ động hay thụ động như nhiều người nghĩ, bởi vẫn có thể “chủ động đón nhận” hay “thụ động cho đi” được)Thêm nữa là không hẳn “vai cứng” thì là top, “vai mềm” thì là bot, nó phụ thuộc nhiều vào tính cách, sở thích, và quan trọng nữa là sự cảm thông, thỏa thuận của hai bên. Tình dục đẹp, thực ra cũng chỉ đơn giản là việc chia sẻ, kết nối tình cảm và làm người yêu mình hạnh phúc mà thôi.Dù là trong tình dục, top hay bot cũng không nhất thiết gắn nhãn cố định trong từng mối quan hệ, từng người, từng thời điểm. Vì vậy nên mới có thêm khái niệm “switch” hay “versatile”. (những người “linh động”, có thể thay đổi đổi vị trí, ngoài còn có khái niệm “top versatile” và “bot versatile”, ý chỉ những người linh hoạt nhưng có xu hướng nghiêng về một bên nào đó)–: Bây giờ nhiều người hay dùng từvới(gần gần như tương ứng vớivà). Nghĩa gốc (tiếng Nhật) của hai từ này là “giver” (seme) và “receiver” (uke), dùng khá rộng rãi trong nhiều lãnh vực, như người tấn công và người nhận đòn trong đấu kiếm cũng dùng hai từ này. Ban đầu thì có vẻ nó đề cập đến vai trò tình dục, nhưng tới Việt Nam, thông qua tranh ảnh (yaoi và shounen-ai) thì nó thuần về ý nghĩa tính cách của nhân vật. Một nam tính, chững chạc, chủ động dẫn dắt mối quan hệ và một yếu đuối, có phần ủy mị và luôn thụ động.Sau này thì người ta còn ghép từ ra “suke” nữa (seme + uke), hay còn gọi là “reversible”. Tuy vậy, theo tôi, uke hay seme thiên về đặc tả tính cách nhân vật, có phần ước lệ và chủ yếu phù hợp cho fiction. Cách dùng từ này chủ yếu do ảnh hưởng từ manga, mang tính hư cấu do vậy không hữu dụng trong thực tế. Việc áp nhãn vào cũng là không cần thiết.Có ví von như thế này. Nếu bạn nhìn một cặp đồng tính và hỏi ai là “vợ”, ai là “chồng” thì cũng tương tự như việc một người Mỹ đi vào nhà hàng Việt Nam và hỏi: Hai chiếc đũa này cái nào là dao và cái nào là nĩa. Đơn giản là người đồng tính có những giá trị không thể áp những thước đo của nơi khác vào.