Ngoài việc dùng như món ăn chính, gạo lứt có thể được chế biến thành trà. Trà gạo lứt là một thức uống tươi, ngon và lành mạnh. Gạo lứt được biết là chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Thậm chí chúng có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên trà gạo lứt có thể khá xa lạ với nhiều người, vì ở nước ta gạo thường được dùng để ăn hơn là uống. Vì vậy, hãy cùng YouMed tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây để biết rõ hơn về các công dụng của trà gạo lứt nhé!
1. Giới thiệu chung về trà gạo lứt
1.1. Thông tin chung
Mọi người ít biết về trà gạo lứt cũng như nguồn gốc ra đời và cách làm loại trà này. Tương tự như tên gọi, trà gạo lứt được làm bằng gạo lứt, đặc biệt là gạo lứt nguyên vỏ hữu cơ. Cách đây nhiều năm, người Đông Á đã bắt đầu phát minh ra loại trà này vì những lợi ích đa dạng từ gạo. Ngày qua ngày, trà gạo đã lan rộng khắp lục địa, bao gồm cả Indonesia.
Ở Indonesia, người ta làm trà từ gạo lứt hoặc gạo đen và thêm đường để tạo vị ngọt. Nếu bạn thấy trà có màu đậm là do chất xơ antosianin tạo ra sắc tố đỏ hoặc tím trong hạt gạo lứt. Do đó, trà có màu nâu với một ít ánh đỏ.
Liên quan đến công dụng của trà gạo lứt, nhiều nghiên cứu đã xác định lợi ích của trà đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu từ một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới đã khẳng định rằng đây có thể là phong cách sống mới thay thế trà xanh, thậm chí còn tốt hơn.
1.2. Giá trị dinh dưỡng
Trà gạo lứt chứa flavonoid, các chất chống oxy hóa, khoáng chất vi lượng và vitamin. Những lợi ích sức khỏe của trà gạo lứt có thể so sánh với trà xanh. Cụ thể:
- Chất chống oxy hóa polyphenol: có thể ức chế quá trình sinh sản của các tế bào ung thư bằng cách kích thích quá trình chết tế bào tự nhiên.
- Selen: là khoáng chất quan trọng duy trì chức năng tuyến giáp, điều chỉnh hormone và trao đổi chất.
- Mangan: là khoáng chất vi lượng thiết yếu duy trì các chức năng thần kinh khỏe mạnh, ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ cơ thể tổng hợp cholesterol và các axit béo thiết yếu.
- Khác: ngoài ra trà còn chứa nhiều vitamin nhóm B, folate, chất xơ và các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, magiê, phốt pho, kali và canxi. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe mà bạn có thể nhận được từ loại trà này.
2. Các lợi ích cho sức khỏe từ trà gạo lứt
2.1. Uống trà giạo lứt giúp giúp giảm cân
Trà gạo lứt không đường có lượng calo thấp, rất hiệu quả để ngăn chặn chất béo tích tụ và đốt cháy chúng thành mồ hôi. Gạo lứt chứa cacbonat phức hợp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó bạn sẽ không bị đói và thèm ăn. Bạn có thể uống trà mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Không thêm đường để có hiệu quả tốt hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lên thực đơn giảm cân tại nhà hiệu quả
2.2. Tăng cường trao đổi chất
Lượng chất xơ và khoáng chất trong gạo lứt rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trà gạo lứt hữu cơ giúp duy trì sức khỏe lâu dài bằng cách làm trơn tru và làm sạch quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất suôn sẻ và nhanh chóng còn giúp duy trì được thân hình thon gọn.
2.3. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu bạn đang phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường, tin vui là bạn có thể bắt đầu thay thế gạo trắng ăn hàng ngày bằng gạo lứt. Chúng chứa ít đường và calo hơn so với gạo trắng. Lợi thế thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn thêm uống trà gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước về việc uống loại trà này bao nhiêu là tốt trong tình trạng bệnh tiểu đường của bạn.
Xem thêm: Cách thử đường huyết tại nhà
2.4. Giảm LDL (Cholesterol xấu) và Giảm HDL (Cholesterol Tốt)
Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề về cholesterol, hãy thử dùng gạo lứt và trà gạo lứt trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và vitamin phức hợp sẽ giúp giảm LDL-cholesterol. Từ đó có thể hỗ trợ cho bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác liên quan đến cholesterol.
2.5. Ngăn ngừa sỏi thận
Tiêu thụ nhiều muối và bổ sung ít nước là nguyên nhân lớn hình thành sỏi thận. Khi cơ thể bạn không có đủ nước để làm sạch phần thức ăn còn sót lại, muối sẽ chuyển thành tinh thể và từ từ biến thành sỏi trong thận.
Bạn nên lưu ý về điều này vì sỏi thận rất đau đớn! Đã có một số nghiên cứu cho rằng những thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ như gạo lứt giúp hòa tan thức ăn thừa, rất cần thiết trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
2.6. Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa
Không quá ngạc nhiên khi gạo lứt là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa cao nhất. Nó cũng chứa các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, chống oxy hóa còn giúp làn da mịn màng và trắng sáng.
2.7. Tăng cường sức khỏe xương
Magiê là một trong những chất quan trọng sau canxi và vitamin D để duy trì sức khỏe xương và răng của bạn. Trà gạo lứt có hàm lượng magiê cao giúp bạn có được lợi ích tối đa cho xương và răng. Bạn cũng có thể kết hợp với một số loại thực phẩm chứa magie trong thực đơn hàng ngày như rau chân vịt, thịt bò, sữa,… để vừa ngon miệng vừa có lợi.
2.8. Giảm nguy cơ ung thư
Các nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc cho thấy, những người uống ít nhất một tách trà gạo lứt mỗi tuần 1 lần trong 6 tháng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tụy và trực tràng hơn những người không dùng. Theo Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, Nhật Bản có tỷ lệ ung thư thấp nhất, nguyên nhân là do việc tiêu thụ nhiều trà xanh như trà gạo lứt.
Vậy chất nào trong trà gạo lứt có thể ngăn ngừa ung thư? Chắc chắn phải kể đến selen và pholyphenol. Hai chất này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Bắt đầu duy trì sức khỏe của bạn bằng cách kiểm soát những gì bạn tiêu thụ và tạo thói quen uống một tách trà mỗi ngày.
Cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận mối tương quan giữa loại trà này và bệnh ung thư. Bạn không nên tự điều trị khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn bị bệnh tim hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm trà gạo lứt vào chế độ ăn uống của bạn.
2.9. Uống trà giạo lứt giúp đẹp da
Uống trà gạo lứt có thể giúp làn da đẹp và trắng sáng. Nếu bạn có vấn đề về da, thường xuyên uống loại trà này còn giúp da kiểm soát lượng nước và dầu tự nhiên. Ngoài ra, trà còn giúp giải phóng các gốc tự do bên trong. Bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ gạo lứt một lần mỗi tuần như một liệu pháp để trẻ hóa làn da.
2.10. Cung cấp năng lượng
Trà gạo lứt rất ít năng lượng do chứa nước và chất xơ. Nó giúp quá trình trao đổi chất nhanh chóng và trơn tru để duy trì cân nặng và kiểm soát lượng calo. Uống trà gạo lứt mỗi sáng là một thói quen tốt đối với những người cần thêm năng lượng mỗi ngày để chuẩn bị cho một ngày làm việc hiệu quả.
2.11. Làm giảm acid uric
Đừng nghĩ rằng chỉ những người cao tuổi mới bị acid uric đe dọa. Nếu bạn không duy trì lối sống lành mạnh từ sớm, bạn cũng có thể sẽ bị nhiễm acid uric. Cân bằng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh như tập thể dục, không hút thuốc lá và uống trà gạo lứt cũng có thể giúp giảm acid uric trong máu. Các khoáng chất, vitamin, chất chống oxit và magiê có trong gạo lứt cũng hỗ trợ các vấn đề trên.
2.12. Uống trà giạo lứt giúp giảm căng thẳng
Ngày nay, căng thẳng đang là một phân loại mới của bệnh nghiêm trọng. Căng thẳng là căn nguyên của các căn bệnh đáng sợ khác khiến bạn không có được một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Tại sao bạn không bắt đầu ngày mới bằng một tách trà gạo lứt để kích thích sản sinh hormon tích cực cho một ngày tuyệt vời nhất? Trà sẽ làm giảm căng thẳng và thư giãn tâm hồn bạn một cách bình yên.
3. Cách làm trà gạo lứt
Trà gạo lứt có mùi thơm hấp dẫn và vị đậm đà đặc trưng, uống lạnh hay nóng đều rất ngon.
- Sơ chế gạo: Gạo lứt nhặt bỏ hạt xấu, vo sạch rồi đem phơi nắng 1 ngày cho khô. Cho gạo lứt vào chảo, trải lớp mỏng trên chảo để hạt gạo dễ chín đều.
- Rang gạo lứt: Làm nóng chảo. Cho gạo lứt vào rang khoảng 5 phút đến khi gạo hơi ngả vàng và có mùi thơm thì tắt bếp. Cho gạo ra đĩa để nguội.
- Hãm trà: Xác định lượng trà bạn muốn pha. Một muỗng canh gạo lứt rang và một thìa lá trà xanh sẽ cho ra một tách trà đậm đà. Tùy khẩu vị mà bạn có thể cho thêm hoặc giảm bớt. Cho lượng gạo bạn muốn vào trong rây trà cùng với lá trà xanh. Đun nóng nước chín đến nhiệt độ khoảng 80°C và cho rây trà vào nước. Nếu bạn chỉ pha một cốc, hãy đặt rây trà vào cốc và cho nước nóng vào, đợi khoảng 3 phút.
- Thưởng thức: lọc bỏ bã trà, cho trà vào cốc và thưởng thức. Phần gạo lứt còn dư bạn cho vào hũ có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
4. Lưu ý khi dùng trà gạo lứt
Trà gạo lứt an toàn đối với hầu hết mọi người khi tiêu thụ với lượng vừa phải. Gạo lứt có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nên theo dõi các dấu hiệu hạ đường huyết nếu dùng nhiều, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường. Gạo lứt có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng gạo lứt ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Uống trà gạo lứt hiện đã phổ biến hơn, nhưng để trở thành thói quen thì vẫn cần thời gian. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một thói quen tốt từ những gì bạn đang tiêu thụ hàng ngày. Trà gạo lứt không đắt nhưng thực sự tốt và được khuyến khích để có được những lợi ích cho cuộc sống chỉ từ một tách trà.