Từ lâu, gừng đã là dược liệu đa năng, nhiều tác dụng trong y học. Ngoài ra, trà gừng còn giúp giảm cân nếu bạn biết cách pha chế. Hãy cùng máy đóng gói Đức Phát tìm hiểu về những lợi ích cùng cách uống trà gừng giảm cân trong bài viết sau.
Tham khảo bài biết liên quan
1. Trà gừng có tác dụng gì?
Trà từ gừng vốn được ông cha chúng ta sử dụng từ xa xưa như một liều thuốc tự nhiên để trị các triệu chứng về đường ruột cũng như tiêu hoá. Thế nhưng ít ai biết được rằng trà nóng gừng còn có những công dụng khác như giảm buồn nôn, chống viêm, chống bệnh truyền nhiễm, tăng cường chức năng não, điều hoà đường huyết và thậm chí là cả giảm cân nữa.
1.1. Giảm buồn nôn
Một nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy gừng có khả năng làm giảm buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ đang mang thai. Thế nên loại trà này đã được sử dụng trong rất nhiều trường hợp buồn nôn do mang thai, uống nhiều rượu bia, hay do say tàu xe. Khi bạn có cảm giác như buồn nôn thì một tách trà nóng vị gừng có thể là cách hiệu quả để giảm cảm giác này.
1.2. Tăng cường hệ miễn dịch
Vào những ngày lạnh thì rất nhiều người có thói quen uống trà gừng hòa tan hoặc trà gừng pha mật ong. Một phần vì tách trà nóng giúp cơ thể chúng ta cảm thấy ấm hơn. Một phần khác thì trà từ gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Qua đó giúp chúng ta giảm khả năng mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy thì loại trà này có khả năng kháng vi khuẩn, kháng nấm và kháng virus rất tốt. Do đó uống trà gừng có thể là một biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Vừa cũng có thể là một liều thuốc tự nhiên nếu bạn có lỡ bị nhiễm bệnh nhưng triệu chứng không quá nặng.
1.3. Tăng cường chức năng não
Gừng giúp giúp cải thiện khả năng tập trung và một số chức năng não ở người trung niên sau 2 tháng liên tục uống chiết xuất gừng. Thế nên uống trà gừng có thể góp một phần vào việc cải thiện những bệnh về não ở người lớn tuổi.
1.4. Giảm đau xương khớp, đau cơ bắp và đau bụng kinh
Gừng có khả năng giảm đáng kể chứng đau đầu gối do viêm khớp. Rất nhiều người trong số những bệnh nhân được cho uống chiết xuất gừng cảm thấy đầu gối ít đau hơn rất nhiều sau 6 tuần.
Không chỉ giúp giảm đau xương khớp, gừng còn giúp giảm đau cơ bắp do hoạt động thể thao. Việc hấp thụ gừng giúp những người tình nguyện tham gia nghiên cứu giảm đau đáng kể ngay sau 24 giờ.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Iran vào năm 2012 cho thấy uống gừng giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả chỉ sau 5 ngày.
Thế nên trà gừng có thể được xem là liều thuốc giảm đau hiệu quả ở nhiều độ tuổi cũng như giới tính khác nhau.
1.5. Giảm cân và giảm vòng eo
Gừng có thể có khả năng giúp chúng ta giảm cân. Lý do là gừng giúp tăng cường quá trình phân huỷ mỡ, giảm hấp thụ mỡ và giảm cảm giác thèm ăn.
Uống trà gừng có thể được xem là một cách hiệu quả để giảm cân. Vì ngoài việc hấp thụ các thành phần trong gừng thì bạn cũng đồng thời bổ sung đủ nước. Vì uống nước cũng giúp cơ thể chúng ta đốt clo nhiều hơn.
1.6. Cải thiện các bệnh đường ruột
Một nghiên cứu từ Đài Loan cho thấy gừng có khả năng cải thiện hoạt động của dạ dày. Qua đó cải thiện các chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hoá. Chính vì vậy gừng được sử dụng để làm nguyên liệu cho rất nhiều món ăn. Vì không chỉ mang lại mùi thơm và vị cay, gừng còn giúp hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn.
1.7. Điều hòa đường huyết
Bệnh tiểu đường dần trở thành một trong những căn bệnh đáng lo ngại nhất trong những thập kỷ sắp tới. Theo dự báo thì số lượng người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta sẽ tăng khoảng 79% vào năm 2045. Để tránh mắc bệnh tiểu đường thì bạn cần phải có chế độ ăn uống và lối sống thật lành mạnh.
Một trong những chế độ ăn uống bạn có thể chọn đó uống trà gừng. Vì theo một nghiên cứu vào năm 2014 thì gừng có thể giúp cải thiện đường huyết cũng như insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường.
1.8. Làm giảm cholesterol xấu
Tình trạng cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều loại bệnh về đường tim mạch. Gừng được cho là có thể giúp làm giảm các cholesterol xấu. Và gừng được tin là có hiệu quả tương đương với các loại thuốc giảm cholesterol.
2. Tác dụng phụ
Trước khi học cách làm trà gừng để cải thiện sức khỏe, bạn cũng nên biết đến một số rủi ro ngoài ý muốn do tác dụng phụ khi uống quá nhiều.
2.1. Khó chịu trong bụng
Một số tác dụng phụ có thể kể đến là đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn thường thấy sau khi ăn đồ nóng. Để tránh những tác dụng phụ này, bạn nên hạn chế lượng gừng mình dùng xuống khoảng 4mg/ngày.
2.2. Tụt huyết áp
Vì gừng có thể làm giảm huyết áp và loãng máu nên bạn có thể cảm thấy hơi choáng váng sau khi uống trà từ gừng. Bên cạnh đó, những ai đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Những tác dụng phụ như ợ nóng hay khó chịu trong bụng có thể khiến bạn lầm tưởng mình bị dị ứng gừng. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể khi bạn ăn thực phẩm có tính nóng như gừng.
3. Uống trà gừng như thế nào để giảm cân?
Bạn sẽ giảm cân cực kì hiệu quả nếu bạn biết các cách làm trà gừng uống giảm cân sau đây.
3.1. Trà gừng và trà xanh
Trà xanh kết hợp với gừng là combo rất hiệu quả. Vì trà xanh có thể nói là một trong những loại trà giảm cân tốt nhất. Vì loại trà này có khả năng tăng cường quá trình chuyển hoá năng lượng. Lúc này năng lượng ít bị trữ lại và ít có nguy cơ tích tụ thành mỡ hơn. Kết hợp với khả năng sinh nhiệt và làm giảm cảm giác thèm ăn thì bạn đã có cho mình một hỗn hợp trà giảm cân hiệu quả.
Cách pha trà xanh với gừng cũng rất đơn giản. Bạn có thể dùng lá trà xanh khô và gừng tươi. Lá trà xanh khô thì bạn nên dùng trà từ nơi có chất lượng cao một chút. Như trà xanh Thái Nguyên chẳng hạn. Còn gừng tươi thì có thể mua ở chợ hay siêu thị thực phẩm.
a. Cách pha trà xanh với gừng
-
Cho một muỗng canh trà xanh khô vào ấm.
-
Cho một ít nước sôi vào ấm. Chỉ đủ ngập mặt trà.
-
Sau 10s thì đổ phần nước này đi để tráng trà.
-
Chuẩn bị gừng: cắt một nhánh gừng nhỏ chừng 2cm. Gọt vỏ và rửa sạch. Dùng dao cắt nhánh gừng thành từng lát mỏng.
-
Cho gừng cắt lát vài chung với trà xanh.
-
Đổ nước sôi đầy ấm và ngâm trong ít nhất 5 phút.
-
Rót ra và thưởng thức.
b. Bạn cần lưu ý
-
Trong trà xanh có chứa caffeine nên bạn có thể bị mất ngủ nếu uống vào lúc chiều tối.
-
Nếu sợ trà xanh quá đắng và chát thì cho ít trà xanh lại. Đồng thời dùng nước hơi nóng (khoảng 80 độ C) để pha trà.
3.2. Trà gừng và tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ không chỉ là loại gia vị tạo màu vàng đẹp mắt cho nhiều ăn. Mà nghệ còn có khả năng giảm cân bằng cách giảm quá trình hình thành mỡ. Đây chính là kết luận của một số nghiên cứu ban đầu trên động vật.
Không chỉ giúp giảm cân, nghệ còn được xem là ‘thần dược’ khi còn giúp ngừa và giảm nhiều triệu chứng liên quan đến: trầm cảm, viêm khớp, bệnh tim mạch, huyết áp cao…
Cách làm
-
Chuẩn bị gừng: cắt một nhánh gừng nhỏ chừng 2cm. Gọt vỏ và rửa sạch. Dùng dao cắt nhánh gừng thành từng lát mỏng.
-
Cho lát gừng đã xắt vào ấm.
-
Cho 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào ấm.
-
Cho nước sôi vào đầy ấm và ngâm trong khoảng thời gian ít nhất là 5 phút.
-
Rót nước trà gừng nghệ ra và thưởng thức.
3.3. Trà gừng và chanh
Chanh giúp làm tăng độ acid của đường ruột. Qua đó giúp bạn tiêu hoá hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cơ thể chuyển hoa năng lượng tốt hơn.
Cách làm
-
Chuẩn bị gừng: cắt một nhánh gừng nhỏ chừng 2cm. Gọt vỏ và rửa sạch. Dùng dao cắt nhánh gừng thành từng lát mỏng.
-
Cho lát gừng đã xắt vào ấm.
-
Cho nước sôi vào đầy ấm và ngâm trong khoảng thời gian ít nhất là 5 phút.
-
Đợi nước trà nguội thì cho thêm nửa quả chanh và 1 muỗng mật ong.
-
Rót nước trà ra và thưởng thức.
4. Một số câu hỏi khác
4.1. Uống trà gừng có tăng huyết áp không?
Trà gừng có làm tăng huyết áp? Câu trả lời là có.
Một trong những tác dụng của gừng là kích thích tăng huyết áp, gây hưng phấn. Vì vậy, nếu uống trà gừng khi huyết áp đang tăng, nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị tăng huyết áp đột ngột, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến… Do đó, người huyết áp cao không nên uống trà gừng đặc biệt là khi huyết áp đang tăng.
4.2. Uống nước gừng có nổi mụn không?
Không chỉ là một loại thuốc quý, gừng còn có công dụng chữa vết thêm sau mụn rất tốt, bởi nó có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của mụn mà không tốn thời gian.
Vì vậy nếu chỉ uống nước gừng ít thì bạn sẽ không bị nổi mụn. Thậm chí da bạn có thể được sát trùng và mụn không bị tái phát.
4.3. Trà gừng có tốt cho dạ dày không?
Nếu như sử dụng trà gừng tươi lúc dạ dày trống rỗng thì cực kì không tốt cho sức khỏe. Bởi sử dụng trà gừng lúc này sẽ gây kích thích dạ dày.
Đối với những đã và đang mắc bệnh đau dạ dày thì điều này sẽ được xem là một tác nhân khiến bệnh tái phát trở lại hoặc phát triển nặng hơn. Còn với những người khỏe mạnh thì có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của dạ dày.
Chính vì vậy để tận dụng được tốt nhất những tác dụng của trà gừng nguyên chất cũng như để tránh những tổn thương cho dạ dày, chúng ta nên ăn một chút lót dạ sau đó mới nên sử dụng trà gừng.
4.4. Trà gừng có chữa ho không?
Trong Đông y, gừng mang trong mình tính ấm, vị cay. Chính vì thế dược liệu thường được dùng trong điều trị ho, khử phong tán hàn, giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, gừng có tác dụng xoa dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và đỏ ửng. Nhờ tính ấm và vị cay, dược liệu có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương, giảm ngứa và giảm đau rát cổ họng. Như vậy, có thể khẳng định, trà gừng có trị ho và trà gừng trị đau họng rất tốt và hiệu quả.