Trả lời điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thế nào cho “chuẩn”?

điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân rất thường gặp khi bạn làm CV hoặc đi phỏng vấn. Tuy khá đơn giản nhưng câu hỏi này vẫn khiến không ít người cảm thấy bối rối đặc biệt là trong những buổi phỏng vấn. Vậy làm thế nào để “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng khi được hỏi về điều này? Hãy tham khảo những chia sẻ của chúng tôi.

Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì?

Khi tham gia phỏng vấn xin việc hoặc khi làm hồ sơ xin việc, không người băn khoăn khi trình bày điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Trước khi khám phá câu trả lời cho câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu, hãy khám phá định nghĩa của chúng, cụ thể:

Điểm mạnh là gì?

Điểm mạnh là những điểm tốt, điểm hay của bạn, có thể khiến bạn cảm thấy mạnh hơn hoặc có thể giúp bạn trở nên ấn tượng, nổi bật hơn so với người khác. Đây được coi là lợi thế của bạn, từ điểm mạnh, nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực cũng như sự tương thích của bạn với vị trí đang tuyển dụng

Điểm mạnh là gì?Điểm mạnh là gì?

Điểm yếu là gì?

Điểm yếu là điểm còn thiếu sót, hạn chế và cần được cải thiện để trở nên tốt hơn. Điểm yếu có thể trở thành vật cản trở của bạn trong cuộc sống hoặc trên con đường thành công.

Thực tế thì không phải ai cũng biết cách trình bày điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Để vừa trả lời một cách trung thực nhưng vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao đòi hỏi sự thông minh và khéo léo.

Điểm yếu là gì?Điểm yếu là gì?

>>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi viết CV xin việc mà bạn không nên bỏ qua

Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh của bản thân

Có một sự thật là nhiều người không nhận ra điểm mạnh của bản thân và cảm thấy khá khó khăn khi nói về điểm mạnh. Hơn nữa việc nói về những điểm mạnh, những năng khiếu sở trường trong đơn xin việc hay khi phỏng vấn như thế nào để nhà tuyển dụng không cảm thấy bạn đang khoe khoang cũng là một vấn đề nan giải.

Để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng, bạn hãy đề cập tới những điểm mạnh có liên quan đến những yêu cầu dành cho vị trí ứng tuyển. 

Ví dụ nếu bạn ứng tuyển cho vị trí nhân viên truyền thông, bạn có thể đề cập tới một số điểm mạnh như sự sáng tạo, khả năng xử lý vấn đề.Vì đặc thù của ngành này yêu cầu sự sáng tạo cao, luôn đổi mới và xử lý nhạy bén khi có khủng hoảng truyền thông xảy ra.

Có một số gợi ý cho câu trả lời như:

  • Tinh thần trách nhiệm
  • Sáng tạo
  • Khả năng xử lý vấn đề
  • Khả năng quản lí thời gian
  • Một số kĩ năng như kĩ năng viết, kỹ năng đàm phán…

Tùy vào từng cá nhân và vị trí ứng tuyển sẽ có câu trả lời phù hợp riêng. Tuy nhiên, hãy trung thực trong câu trả lời điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn và cả trong CV. Đừng vì muốn “ghi điểm” mà nói về một điểm mạnh bản thân mình không có hoặc không thực sự chắc chắn. Các nhà tuyển dụng sẽ có phương pháp nhận ra liệu bạn có đang nói dối hay không, vì thế hãy trả lời một cách thành thật và khéo léo.

Trả lời câu hỏi về điểm yếu và điểm mạnh của bản thân thế nào?Trả lời câu hỏi về điểm yếu và điểm mạnh của bản thân thế nào?

Xem thêm: Trọn bộ bí quyết trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh

Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu của bản thân

Khi được hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thì ứng viên thường cảm thấy câu hỏi về điểm yếu “khó nhằn” hơn. Tuy vậy, chúng ta có một số cách “hóa giải” như sau: 

  • Trả lời về điểm yếu không liên quan đến yêu cầu của công việc: Ví dụ, nếu một công việc yêu cầu cao về tính sáng tạo hơn là tính kỷ luật, bạn có thể nói về nhược điểm chưa quản lý tốt thời gian.
  • Biến điểm yếu thành điểm mạnh: Trong một số trường hợp cụ thể, điểm yếu có thể trở thành điểm mạnh nếu bạn biết cách uyển chuyển trong diễn đạt. Chẳng hạn như bạn có thể nêu điểm yếu của mình là tính cầu toàn. Việc quá cầu toàn khiến bạn có thể làm giảm tốc độ công việc nhưng bù lại là sự chỉn chu, cẩn thận trong từng công đoạn, quá trình làm việc. Đây vừa được xem là một điểm yếu vừa được coi như một điểm tích cực ở một vài khía cạnh nào đó.
  • Thẳng thắn thừa nhận điểm yếu và đề xuất cách tự khắc phục: Sự thẳng thắn, chân thành sẽ là cách trả lời phỏng vấn xin việc được nhà tuyển dụng ghi nhận không phải ai cũng biết. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách bày tỏ trực tiếp những hạn chế của bản thân nhưng phải đề ra cách khắc phục và giải thích rằng bạn đang trong quá trình tự hoàn thiện ra sao. Sự sáng suốt và nghiêm khắc trong tự đánh giá bản thân cũng có thể giúp bạn gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển

Trên đây là một vài gợi ý để trả lời cho câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hãy luôn trung thực và khéo léo để có những chiếc CV chuyên nghiệp và những buổi phỏng vấn thành công! Chúc bạn sớm tìm được việc làm như mơ ước!

Rate this post

Viết một bình luận