‘Trạch nữ’ là ai mà dân sành mạng xã hội thỉnh thoảng lại réo tên?

Trạch nữ là gì?

Từ “trạch” mang ý nghĩa “lẩn trốn”, “trốn tránh”. “Trạch nữ” là cụm từ Hán Việt chỉ những cô gái sống tách biệt với xã hội, thích ru rú trong nhà, lẩn trốn mọi thứ quanh mình và không muốn tiếp xúc với ai. Những cô gái “trạch nữ” không thích vận động, thường dành toàn bộ thời gian để lướt web, điện thoại, đọc sách truyện, xem phim…

Tương tự, “trạch nam” là từ để nói về các chàng trai chỉ muốn được ở một mình trong không gian riêng của bản thân. Trong tiếng Anh cũng có từ mang nghĩa tương đồng với “trạch nữ”, “trạch nam” đó là “Homebody”.

‘Trạch nữ’ là ai mà dân sành mạng xã hội thỉnh thoảng lại réo tên? - 1

 

Nguồn gốc của “trạch nữ”

“Trạch nữ” du nhập vào ngôn ngữ người trẻ Việt thông qua mạng xã hội Trung Quốc. Cụm từ này ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong các tác phẩm ngôn tình. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng thật ra từ “trạch nữ” rất phổ biến ở bên Trung này lại được phát triển từ văn hóa Nhật Bản, cụ thể là từ thế giới manga.

‘Trạch nữ’ là ai mà dân sành mạng xã hội thỉnh thoảng lại réo tên? - 2

(Ảnh minh họa: internet)

“Trạch nữ” xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản. Từ khi “văn hóa manga” ra đời, đã sản sinh ra những bạn trẻ yêu thích đọc truyện, suốt ngày chỉ ở nhà với những quyển truyện, không thiết vận động. Từ đó hình thành nhóm người có tính cách giống nhau, thường gọi là “otaku” hay “home girl”, “house girl”…

Ở Trung Quốc, khái niệm “trạch nữ” còn dùng để chỉ những người có công việc bình thường, nhưng không yêu cầu phải ra ngoài mà chỉ làm ở nhà, làm qua mạng. Những người như thế được gọi là “trạch tộc”. 

Những đặc điểm thường thấy ở “trạch nữ”

  • Sống hướng nội, không bộc lộ cá tính của mình ra ngoài;
  • Ít nói, không có nhu cầu giao tiếp với người khác;
  • Bị động, bị động và bị động;
  • Thích ở nhà;
  • Nếu bị ép buộc phải ra ngoài thì sẽ liệt kê danh sách những gì cần làm để “ra ngoài” luôn một lượt;
  • Thích ở trong bóng tối và có mức độ sợ hãi nhất định với ánh sáng;
  • Thường là trạch tộc rất lười biếng, ngay cả việc vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc;
  • Sở thích chung là chơi game online, đọc truyện tranh, tiểu thuyết, cắm đầu vào lướt web, mạng xã hội…;
  • Trên mạng chém gió cao tay, ngoài đời lắp bắp chẳng hay câu nào;
  • Tính cách lập dị, khó gần.    

‘Trạch nữ’ là ai mà dân sành mạng xã hội thỉnh thoảng lại réo tên? - 3

(Ảnh minh họa: Pinterest)

Một vài tâm sự từ các “trạch nữ”

“Chuyện gặp mặt người ta thì không mệt, hứa và giữ lời hứa gặp người ta mới gọi là mệt. Phải tắm nè, xong rồi mặc quần áo nè, rồi bắt xe buýt nè, sau đó lên tàu điện nè…”

“Ở nhà chẳng có chuyện gì làm nhưng bạn vẫn vui vẻ hạnh phúc vì điều đó. Dù có rảnh rỗi nằm không thì bạn vẫn thấy thoải mái nhất khi phơi mình ở nhà”.

“Ra ngoài xong thì việc đầu tiên bạn làm khi bước chân vào nhà là nằm vật ra nghỉ. Lúc nào cũng phải nghỉ ngơi để sạc điện hồi sức cho cơ thể”

“Thiên hạ bảo rằng gặp gỡ bạn bè sẽ khiến người ta được xoa dịu. Nhưng tôi thì thấy thư thái êm dịu nhất khi ở nhà. Dù có chán muốn chết thì ở nhà vẫn là tuyệt nhất. Lúc tôi phải gặp bạn bè vào thứ Bảy, Chủ Nhật, cảm giác như đến cả cuối tuần mà mình cũng không được nghỉ ngơi ấy, oải dã man.”

“Đích thị chuyện mệt mỏi nhất trên đời này là phải ra ngoài, lúc đó tôi chỉ biết ước mình chưa từng nhận lời hẹn gặp họ mà thôi.”

‘Trạch nữ’ là ai mà dân sành mạng xã hội thỉnh thoảng lại réo tên? - 4

(Ảnh minh họa: Pinterest)

Thông thường khi nói đến “trạch nữ”, “trạch nam”, người ta sẽ nghĩ ngay tới những điều tiêu cực. Đơn giản là các trạch tộc thường thể hiện sự lập dị và theo hướng quá khích. Sau một thời gian dài sống như vậy thì “trạch nữ” sẽ bị mụ mị khi chỉ ru rú ở trong nhà chơi game và luôn lẩn tránh thế giới bên ngoài. Điều này cũng là lý do khiến cho bố mẹ, người thân thất vọng về con cái của mình. Vì vậy, đa phần trạch tộc đều mang tính tiêu cực trong mắt người khác.

Rate this post

Viết một bình luận