Trái Đất hình gì? Vén màn bí ẩn về Trái Đất ít người biết!

Trái Đất hình gì? Chắc chắn rất nhiều người tưởng tượng địa cầu này như một khối cầu khổng lồ, hay tròn. Đó là vì hầu hết sách vở, mô hình Trái Đất hiện nay đều sử dụng các mô phỏng “tương đối” này.  Nhưng những hình ảnh chân thật về nó, được gửi từ các con tàu vũ trụ ngoài không gian sẽ khiến bạn ngỡ ngàng. Vậy hãy cùng giá máy rửa xe khám phá những hình ảnh chân thực nhất xem Trái Đất là hình gì? Và hình ảnh Trái Đất có gì đẹp khi nhìn từ không gian nhé!

1. Sự thật Trái Đất hình gì?

Có lẽ bạn thường nghe nói đến những thuật ngữ như “đường chân trời”, hay “tận cùng Trái Đất” đúng không? Điều đó phải chăng mách bảo địa cầu chúng ta đang sống có giới hạn nhất định. Hay nó là một mặt phẳng không giới hạn kéo dài bất tận. Sự thật về những bản đồ, mô hình mô phỏng Trái Đất có giống thực tế hay không? 

1.1. Trái Đất có phải mặt phẳng hay không?

Từ trước khi con người bước chân ra vũ trụ lần đầu tiên. Câu hỏi Trái Đất hình gì đã luôn được nghiên cứu và tìm hiểu.

Có thể chúng ta – những con người hiện đại đều biết đến Trái Đất như một khối cầu. Thì nhân loại trong thế giới cũ, khi khoa học chưa phát triển. Họ vẫn luôn tin rằng Trái Đất là một mặt phẳng, và là trung tâm của vũ trụ.

Việc tìm kiếm “đường chân trời – điểm cuối của Trái Đất” hồi đó cũng là quá khó khăn. Vì các công cụ di chuyển thô sơ, sự ngăn cách giữa các thềm lục địa và đại dương,… Khiến câu hỏi Trái Đất hình gì luôn là một điều mơ hồ, thậm chỉ được giải thích bằng tâm linh nhiều hơn.

Trái Đất hình gì

Khi mà khoa học chưa tìm ra những dấu hiệu của lực hấp dẫn. Thì không có cách nào khác để giải thích việc con người không bị văng khỏi mặt đất nếu nó không phải mặt phẳng. Điều đó khiến nhân loại càng chắc chắn Trái Đất phẳng, dù có tìm thấy đường chân trời hay không.

Khi đó, “Trái Đất là trung tâm vũ trụ, mọi vật đều xoay quanh đó”. Đây là quan điểm được bảo vệ bởi giáo hội phương Tây, ai phản bác sẽ trở thành tội đồ, bị cho là dị giáo.

1.2. Trái Đất hình gì nếu không phải hình cầu?

Người đầu tiên khẳng định Trái Đất có hình cầu, nó đang chuyển động và không phải trung tâm vũ trụ. Được phát hiện và khẳng định bởi nhà khoa học Galileo trong thuyết Nhật tâm Copernicus của ông.

Mặc kệ sự cương quyết bảo vệ ý kiến của mình, giáo hội thẳng tay xét xử ông như một tội đồ dị giáo.

Tất cả các tác phẩm khoa học của ông bị cấm phát hành, tiêu hủy. Sự mù quáng, luật lệ hà khắc của giáo hội khiến các nghiên cứu khoa học về vũ trụ ngày ấy thêm bế tắc.

Nhưng cuối cùng, sự thật cũng được làm rõ, Trái Đất không phải mặt phẳng.

Nếu như Galileo là người đầu tiên phát hiện ra Trái Đất hình cầu. Thì Ferdinand Magellan được xem như người đầu tiên chứng minh Trái Đất tròn, bằng chuyến đi 1000 ngày vòng quanh Trái Đất.

Ngoài ra, sự kiện nổi tiếng Colombo tìm ra châu Mỹ, cũng chứng minh không hề có đường chân trời phía biển Đại Tây Dương.

1.3. Ảnh thật quả Đất hình gì / Trái Đất hình gì?

Đúng là Trái Đất chúng ta có hình dạng quả cầu, nhưng nó chỉ tròn “gần đúng”.

Chính xác hơn thì “Hình dạng của Trái Đất rất gần với hình phỏng cầu. Tức là hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình ra ở xích đạo. Phần phình ra này là kết quả của quá trình Trái Đất tự quay quanh mình. Nó khiến cho độ dài đường kính tại đường xích đạo dài hơn 43 km so với độ dài đường kính tính từ cực tới cực.” – Theo Wikipedia.

Hành tinh xanh của chúng ta chính xác hơn là một hình cầu có phần thuôn dài. Dọc hai cực đến xích đạo thì bị nén dọc theo hướng thẳng đó. Cho nên ở cực Bắc và cực Nam đều bị dẹt, nhờ có lực hút Trái Đất mà con người không bị rơi ra khỏi bề mặt.  

Trái Đất hình gì

1.4. Bản đồ, mô hình Trái Đất hình gì?

Mô phỏng bằng bản đồ có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Nó hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, học tập về địa lý, vũ trụ.

Lịch sử ngành bản đồ học đã tồn tại từ rất lâu đời. Trước cả khi con người tìm ra chính xác Trái Đất hình gì và quỹ đạo chuyển động ra sao.

Không ít nhà bác học cổ đại như Arixtoten (284 – 222 TCN), Dikear (326 – 266 TCN), Eratoxphen,… Đều tin rằng Trái Đất có hình dạng cầu “hoàn hảo” và di chuyển quỹ đạo tròn.

Các tấm bản đồ và mô hình về Trái Đất được hoàn thành và cải tiến sau đó. Thế nhưng những tính toán bao giờ cũng có sai số nhất định. 

Việc phác thảo bản đồ Trái Đất hình tròn mặc dù chỉ mang tính tương đối. Nhưng nó cũng hỗ trợ rất nhiều trong các nghiên cứu và tính toán.

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ vi tính và thành tựu khoa học vũ trụ ngày nay. Đã có những tấm bản đồ gần đúng nhất mô phỏng Trái Đất. Có thể bạn sẽ thấy khác biệt đôi chút với những bản đồ trong sách vở, vốn được đơn giản hóa để chúng ta thuận tiện học tập và làm quen hơn.

Thực ra, độ “lõm” hay “lồi” của Trái Đất là quá nhỏ khi thu vào tỉ lệ bản đồ. Vì thế người ta khó biểu diễn thấy được độ “cong vênh” của hành tinh xanh, bằng mô hình hay vẽ trong sách vở.

Trái Đất hình gì

2. Trái Đất hình gì, trông ra sao từ không gian vũ trụ?

Có lẽ chúng ta không còn quá xa lạ với những tấm ảnh chụp địa cầu. Thế nhưng, chỉ vài chục năm trước thì nó lại là một “tài sản vô giá”, được toàn nhân loại hào hứng đón chờ.

Bạn có biết tấm ảnh chụp Trái Đất đầu tiên từ vũ trụ trông như thế nào không?

2.1. Tấm hình lịch sử trả lời câu hỏi Trái Đất hình gì

Những tấm hình đầu tiên về Địa cầu được chụp bằng tên lửa vào những năm 1940, và các vệ tinh trong thập kỷ 50, 60 thế kỷ trước. Thế nhưng nó vẫn chỉ là những mảnh nhỏ, người ta không thể thấy toàn bộ địa cầu.

Mãi cho đến năm 1967, NASA của Mỹ đã phóng lên con tàu lịch sử Lunar Orbiter I. Nó đã mang về những hình ảnh toàn diện và tuyệt đẹp đầu tiên của Trái Đất.

Trái Đất hình gì

Mặc dù trước đó, khoa học đã khẳng định Trái Đất hình cầu, và mặt trời là trung tâm hệ mặt trời. Thế nhưng những hình ảnh đầu tiên này chính là cột mốc lịch sử, nhận loại lần đầu được chiêm ngưỡng Trái Đất hình gì từ góc nhìn tổng thể.

2.2. Hình ảnh Trái Đất có gì đẹp khi nhìn từ vũ trụ?

Bạn nghĩ phần tối của Trái Đất (ban đêm) trông như thế nào? Có phải một màu đen thẳm u ám, không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì không?

Có rất nhiều tấm ảnh lung linh của hành tinh xanh, được gửi về từ những con tàu vũ trụ. Rất nhiều tấm hình đẹp “lung linh” cho thấy Trái Đất không hẳn tăm tối khi về đêm:

hình ảnh Trái Đất có gì đẹp
hình ảnh Trái Đất có gì đẹp
hình ảnh Trái Đất có gì đẹp
hình ảnh Trái Đất có gì đẹp
hình ảnh Trái Đất có gì đẹp

3. Những sự thật về Trái Đất không có trong sách vở

Tất cả mọi vật chất quanh chúng ta đều không ngừng chuyển động và thay đổi. Nó mang đến rất nhiều điều kỳ bí chưa được tìm ra.

Hãy cùng đến với những bí ẩn của hành tinh xanh, chưa được nói hết trong sách vở nhé!

3.1. Trọng lực trên địa cầu không giống nhau

Thực tế, mức độ lực hấp dẫn ở các điểm trên Trái Đất không hoàn toàn bằng nhau. Vì thế mà có sự chênh lệch trọng lượng hay khối lượng tại các điểm. Mặc dù nó rất nhỏ nhưng các nhà khoa học có thể tính toán ra, và Hudson (Canada) là nơi có trọng lực thấp nhất trên Trái Đất.

Thế nên ai có nhu câu “giảm cân” mà không cần làm gì cả, cứ đến Hudson nhé!

3.2. Hình dạng Trái Đất thay đổi do nóng lên toàn cầu

Bạn có cảm thấy những cơn nắng nóng hàng năm càng lúc càng kéo dài và gay gắt? Chúng ta đang trực tiếp cảm nhận những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra. Nhưng nó sẽ còn khủng khiếp hơn nữa khi làm “thay hình đổi dạng” toàn bộ địa cầu.

Cụ thể, băng ở hai cực đang tan nhanh và các sông băng di chuyển nhanh hơn. Nó gây nên xói mòn mạnh mẽ, tạo thành những thung lũng sâu hơn và đẩy thêm đất đá vào đại dương. Quá trình này dần dần sẽ làm thay đổi toàn bộ hình dạng vỏ Trái Đất.

Đấy là chưa kể, các lớp băng hàng nghìn năm tan chảy. Nó “đánh thức” những mầm khuẩn – virus cổ đại bị “phong ấn” trong băng tuyết sâu. Những hiểm họa bệnh tật và biến đổi môi trường sẽ thi nhau tấn công con người.

Không ai có thể tưởng tượng “Trái Đất hình gì, trông ra sao” trong tương lai.

3.3. Quỹ đạo Trái Đất tương đồng với mặt trăng và hai hành tinh khác

Trái Đất hình gì

Chúng ta vẫn luôn biết rằng mặt trăngvệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Thế như đúng với các nhà khoa học dự đoán, hiện nay đã tìm ra 2 vệ tinh có cùng quỹ đạo quay như thế.

Đó lần lượt là 3753 Cruithne2002 AA29, chúng là một phần tách ra từ thiên thạch mang tên NEO.

3753 Cruithne cũng từng được coi như “mặt trăng thứ 2 của Trái Đất”. Bởi dù không quay quanh địa cầu nhưng nó vẫn có cùng một quỹ đạo quay với Trái Đất.

3.4. Mặt trăng có thể là một phần của Trái Đất

Sự hình thành của mặt trăng đến nay vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng nó có thể từng là một phần của Trái Đất. Do một cú va chạm rất lớn với thiên thạch khác nên một phần Trái Đất bị văng ra, tạo thành mặt trăng.

Trái Đất là hình gì

3.5. Cả Trái Đất và mặt trăng đều không phải hình cầu hoàn hảo

Các nội dung trên đã giải đáp cụ thể Trái Đất hình gì. Thế nhưng một sự thật khác là mặt trăng cũng không phải hình cầu hoàn hảo, nó thậm chí “méo mó” hơn rất nhiều. Chính xác thì nó giống như hình dạng một quả trứng. 

3.6. Trái Đất đang quay chậm lại

Mặc dù những thay đổi này là rất nhỏ, nhưng Quả Cầu của chúng ta đang đi chậm hơn. Cụ thể, các nhà khoa học tính toán cứ 100 năm thì nó quay chậm hơn 17 mili giây. Trong khoảng 140 triệu năm nữa, một ngày đêm trên Trái Đất có thể dải đến 25 giờ.

3.7. Trái Đất có màu tím

Một nghiên cứu từ Đại học Maryland của Mỹ, cho rằng thuở ban đầu Trái Đất có màu tím. Nguyên nhân là các chủng vi khuẩn cổ đại, chúng đã dùng một số phân tử khác để xử lý ánh mặt trời, thay vì chất diệp lục. Dẫn đến các loài thực vật có màu tím, thảm thực vật này khiến cho Trái Đất từ xa xưa cũng mang màu sắc này.

Bạn thấy đấy, ngay trên chính hành tinh quen thuộc của ta vẫn còn rất nhiều điều chưa được khám phá. Hi vọng những thông tin mà giamayruaxe.net đưa ra sẽ thay bạn giải đáp “Trái Đất hình gì”. Cùng bạn Vén màn những bí ẩn về Trái Đất không có trong sách vở!

Rate this post

Viết một bình luận