Trái đất có bị hủy diệt khi Mặt trăng biến mất?

Theo Người đưa tin-Chủ nhật, ngày 06/05/2018 21:44 GMT+7

Đây không hẳn là một câu hỏi hoàn toàn mang tính giả thiết, bởi trên thực tế Mặt trăng đang ngày càng cách xa Trái đất. Mỗi năm, Mặt trăng cách xa hành tinh của chúng ta khoảng 3,81 cm. Mặc dù khoảng cách này là rất nhỏ không thể quan sát thấy bằng mắt thường, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra lo ngại về việc một ngày Trái đất không còn Mặt trăng nữa.

Điều đầu tiên xảy ra khi Mặt trăng biến mất là bầu trời sẽ tối đen, bởi Mặt trăng có độ sáng trung bình lớn hơn 14.000 lần so với sao Kim – thiên thể có độ sáng thứ hai trên bầu trời. Tiếp theo, sự tự quay quanh trục của Trái đất sẽ bị ảnh hưởng mạnh do không còn Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất.

Vì thế, thủy triều sẽ bị ảnh hưởng lớn dẫn đến lượng nước chênh lệch khi triều cường cao nhất và thấp nhất lên tới 75%. Những loài sinh vật sống phụ thuộc vào dòng nước biển sẽ chịu tác động nặng nề, toàn bộ hệ sinh thái biển sẽ bị đe dọa phá hủy.

Trái đất có bị hủy diệt khi Mặt trăng biến mất? - Ảnh 1.

Trái đất có bị hủy diệt khi Mặt trăng biến mất?

Không chỉ các sinh vật sống phụ thuộc vào biển bị ảnh hưởng mà ngay cả khí hậu cũng biến đổi lớn do thủy triều và dòng nước biển sẽ không cân bằng được những vùng nước lạnh ở cực bắc và các vùng nước ấm hơn ở nhiệt đới. Thời tiết sẽ trở nên thất thường ở mức rất đáng ngại.

Nghiêm trọng nhất là trục của Trái đất do thiếu lực tương tác hấp dẫn với Mặt trăng nên sẽ bị nghiêng thêm từ 10° đến 45°, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát và thời tiết biến đổi khôn lường. Kỷ băng hà khắc nghiệt từng dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long và nhiều loài sinh vật khác là do Trái đất khi đó bị nghiêng 2 độ.

Do đó, khi bị nghiêng thêm số độ lớn hơn, nền văn minh của nhân loại rất có thể sẽ bị xóa sổ. Thế nên có thể nói không có Mặt trăng thì sự sống ở Trái đất cũng không thể tiếp tục tồn tại.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Rate this post

Viết một bình luận