Trái đất hình gì? Điều thú vị về Trái Đất bạn không ngờ tới

Trái Đất là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống trong vũ trụ. Hành tinh này tồn tại rất nhiều bí ẩn mà con người vẫn đang đi tìm lời giải đáp. Trong bài viết này camnangdienmay.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu Trái Đất hình gì? Cấu tạo bên trong của Trái Đất và những sự thật thú vị về hành tinh xanh này.

Trái Đất là gì? Trái Đất hình gì?

Trái Đất là gì?

Trái Đất còn có tên gọi khác là Địa Cầu hay Hành tinh xanh. Trong Thái Dương Hệ, hành tinh này có vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời. Xét về khối lượng, bán kính và mật độ vật chất trong các hành tinh đất đá thì Trái Đất là hành tinh lớn nhất. Đồng thời, đây cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo vẫn còn đang hoạt động.

Tìm hiểu vài nét chung về Trái Đất

Nó được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và có sự sống xuất hiện từ khoảng 1 tỷ năm trước. Trái Đất là nhà của hàng triệu loài sinh vật và trong đó có cả con người. Cho đến hiện tại, Trái Đất là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống.

Không giống như các hành tinh khí khổng lồ, Trái Đất được cấu tạo từ đất đá cứng. So với các hành tinh đất đá khác, Địa Cầu có tốc độ quay nhanh nhất, độ đặc lớn nhất, từ trường mạnh nhất và độ hấp dẫn bề mặt lớn nhất.

Trái Đất hình gì?

Thông qua các vệ tinh ngoài không gian và thuật toán, con người đã tìm ra hình dạng chính xác của Trái Đất. Theo đó, Địa Cầu của chúng ta gần giống nhất với hình phỏng cầu. Đó là hình cầu bị nén dọc theo hướng từ hai địa cực cho tới chỗ phình ra ở Xích đạo.

Quá trình tự quay khiến cho độ dài đường kính tại vị trí đường xích đạo dài hơn 43 km so với độ dài đường kính từ cực tới cực và tạo ra phần bị phình này. Hình phỏng cầu này có độ dài đường kính trung bình vào khoảng 12.745 km.

Giải đáp Trái Đất hình gì?

Các khu vực với địa hình khác nhau sẽ có sự sai lệch nhất định (nhưng rất nhỏ) so với hình phỏng cầu đã được lý tưởng hóa. Do sự phồng lên ở vùng Xích đạo, đỉnh Chimborazo ở Ecuador là nơi xa tâm Trái Đất nhất với độ cao 6.268m.

Bề mặt Trái Đất có gì đặc biệt?

Bề mặt của Địa Cầu gồm có nhiều mảng kiến tạo. Các mảng này di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất với thời gian hàng triệu năm. Bề mặt Trái Đất có khoảng 71% là các đại dương nước mặn. Phần còn lại trên bề mặt Địa Cầu là các đảo và lục địa.

Các sản phẩm của sinh quyển và tài nguyên khoáng sản được con người sử dụng để phục vụ cuộc sống. Nước là thành phần đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với sự sống. Cho đến nay, con người vẫn chưa tìm ra được nó có trên bất kỳ hành tinh nào khác ngoài Trái Đất. Ngoại trừ Sao Hỏa là ở hai cực có nước bị đóng băng.

Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Sau khi Bên trong Trái Đất có cấu tạo gồm ba lớp gồm: Lớp vỏ (ngoài cùng), lớp trung gian (ở giữa) và lõi (trong cùng). Mỗi lớp có đặc điểm như sau:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Lớp vỏ Trái Đất

Đây là lớp mỏng nhất, có độ dày từ 5km đến 70 – 80km. Ở những nơi có địa hình càng cao thì độ dày của lớp vỏ càng lớn. Vỏ Trái Đất được phân thành 2 tầng. Tầng trên gồm các loại đá nhẹ và được gọi là granit. Bên dưới là những loại đá nặng, được gọi là tầng badan. Càng xuống sâu thì sẽ có nhiệt độ càng cao, tuy nhiên nó chỉ đạt mức tối đa là 1000 độ C.

Vỏ của Địa Cầu là các vật chất ở dạng rắn chắc. Tuy có kích thước mỏng nhất nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đây là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như nước, không khí, sinh vật,… Đặc biệt, đây là nơi sinh sống của xã hội loài người.

Trái Đất là hành tinh lớp vỏ được cấu tạo từ các địa mảng nằm kề nhau. Chúng di chuyển rất chậm chạp, các địa mảng kề nhau có thể xô vào hoặc tách xa nhau. Núi lửa trên bề mặt Trái Đất sẽ được hình thành nếu địa mảng xô vào nhau. Ngược lại, nếu chúng tác xa nhau thì sẽ tạo thành núi ngầm dưới đại dương và bên dưới có vật chất đùn lên.

Lớp trung gian

Lớp này còn được gọi là bao Manti với độ sâu tới 3000km. Vật chất của lớp trung gian có trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nó có khả năng chảy lỏng như sáp ong. Nhiệt độ của lớp này nằm trong khoảng từ 1500 độ C đến 4700 độ C.

Lớp trung gian của Trái Đất có trạng thái quánh dẻo và lỏng

Lớp trung gian của trái đất cũng được chia làm 2 tầng. Tầng trên sẽ có các dòng đối lưu vận chuyển vật chất một cách liên tục. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự di chuyển của các lục địa trên bề mặt Trái Đất. Ngoài ra, sự vận chuyển đó còn có thể gây ra hiện tượng núi lửa, động đất. Còn tầng dưới của lớp trung gian là vật chất trong trạng thái rắn ổn định và đồng nhất.

Lớp nhân (Lõi Trái Đất)

Lõi Trái Đất có độ dày hơn 3000km và có nhiệt độ cao nhất vào khoảng 5000 độ C. Vật chất của lớp nhân tồn tại ở trạng thái lỏng ngoài, rắn trong nên được chia thành 2 phần. Độ sâu từ 2900 – 5100km được gọi là nhân ngoài, vật chất tại đây có trạng thái lỏng. Từ 5100 – 6370km là nhân trong với vật chất ở trạng thái rắn và đậm đặc.

Những điều thú vị về Trái Đất ít ai biết

Bên cạnh việc tìm hiểu Trái Đất hình gì, các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá một số điều thú vị về Trái Đất ngay dưới đây nhé!

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng

So với các hành tinh khác thì khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trăng khá gần. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Địa Cầu và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ 5 trong Thái Dương hệ. Từ tâm Trái Đất đến mặt trăng có khoảng cách trung bình khoảng 384.403 km. Khoảng cách này lớn gấp 30 lần so với đường kính Trái Đất. Ngoài ra, người ta ước tính đường kính của Mặt Trăng vào khoảng 3.474 km, con số này tương đương 27% đường kính địa cầu.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

Trong Thái Dương hệ, Trái Đất là hành tinh thứ 3 và khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là 149.597.870.700 mét (hay 149,6 triệu km). Khoảng cách này tương đương với 8,32 phút ánh sáng.

Từ Trái Đất đến Mặt Trăng cách bao xa?

Thỉnh thoảng, Địa Cầu sẽ dịch chuyển đến gần Mặt Trời và đôi khi lại xa hơn. Khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất gọi là điểm cận nhật. Nó thường xảy ra vào đầu tháng 1 và lúc này khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km như trên. Vị trí Địa cầu xa Mặt Trời nhất được gọi là điểm viễn nhật và lúc này khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là 152 triệu km.

Các nhà thiên văn học sử dụng đơn vị AU – Astronomical Unit để đo khoảng cách giữa các thiên thể trong hệ Mặt trời. Nó được dịch sang nghĩa tiếng Việt là Đơn vị Thiên văn. Một đơn vị thiên văn được đo bằng khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời, tức là 149.597.870.700 mét (149,6 triệu km). Đơn vị này được các nhà thiên văn học dùng để đo khoảng cách giữa các hành tinh, thiên thể trong Thái Dương hệ.

Mặt Trăng là một phần của Trái Đất

Nhiều nhà khoa học chấp nhận giả thiết Mặt Trăng là một phần được tách ra từ Trái Đất. Nó được hình thành trong thời điểm Trái Đất còn non trẻ. Mặt Trăng là một phần bị văng ra do sự va chạm giữa Trái Đất và một thiên thể. Thiên thể va chạm với Địa Cầu có tên là Theia, nó có kích thước tương đương sao Hỏa.

Mặt Trăng có mối liên hệ mật thiết với Trái Đất

Trải qua quá trình hình thành, mảnh vỡ bị văng ra tạo thành Mặt trăng như hiện nay. Điều này có thể lý giải vì sao cấu trúc đất đá của Mặt Trăng lại có nhiều điểm tương đồng với hành tinh xanh của chúng ta đến thế.

Trái Đất có nhiều vệ tinh đồng quỹ đạo

Từ trước tới nay, nhiều người vẫn cho rằng Trái Đất chỉ có một vệ tinh tự nhiên duy nhất là Mặt Trăng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta đã phát hiện được Địa Cầu có thêm 2 tiểu hành tinh cùng quỹ đạo. Đó chính là tiểu hành tinh 3753 Cruithne và 2002 AA29.

Trong đó, 3753 Cruithne được ví như Mặt Trăng thứ 2 của chúng ta. Tuy nó không quay xung quanh Trái Đất nhưng vẫn có cùng quỹ đạo quay với Địa Cầu xanh của ta.

Lõi sắt tan chảy của Trái đất tạo ra một từ trường

Trái Đất được ví như một thỏi nam châm khổng lồ với hai cực nằm ở hai đầu – nó gần với các cực địa lý thực tế. Từ trường xung quanh Trái Đất kéo dài hàng nghìn cây số ra ngoài bề mặt và tạo thành một khu vực được gọi là “tầng từ trường”. Các nhà khoa học tin rằng từ trường này được hình thành do lõi ngoài tan chảy của Trái Đất. Tại đây, nhiệt sẽ tạo ra các chuyển động đối lưu của vật liệu dẫn điện nhằm tạo ra dòng điện.

Lõi (nhân) của Trái Đất có nhiệt độ cực cao

Mặt khác, nếu không có tầng từ trường thì các hạt phân tử từ Gió Mặt Trời của Mặt trời sẽ thổi trực tiếp vào Trái Đất của ta. Việc này sẽ đưa vào bề mặt Địa Cầu một lượng lớn phóng xạ. Thay vào đó, từ trường chuyển gió mặt trời quay xung quanh Trái Đất. Nó bảo vệ con người khỏi những tổn hại về sức khỏe.

Liên quan đến vấn đề này, các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết về bầu khí quyển của sao Hỏa. Giả thuyết cho rằng bầu khí quyển của sao Hỏa mỏng là vì có tầng từ trường yếu hơn so với tầng khí quyển của Trái Đất.

Trọng lực trên địa cầu không giống nhau

Những vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất sẽ có lực hấp dẫn khác nhau, nhưng sự chênh lệch này không quá lớn. Điều này dẫn đến khối lượng và trọng lượng của chúng cũng khác nhau. Vịnh Hudson tại Canada là vị trí có trọng lực thấp nhất

Tham khảo: Trọng lực là gì? Công thức tính trọng lực là gì?

Trọng lực của các vị trí trên Địa Cầu có thể sẽ khác nhau

Khí quyển của Trái Đất rộng đến 10.000km

Tính từ bề mặt Trái đất, bầu khí quyển của nó kéo dài đến 10.000km ngoài không gian. Tuy nhiên, trong vòng 50km đầu tiên thì mật độ khí dày nhất. Khí quyển của Địa Cầu được chia thành 5 tầng lớp chính. Đó là, tầng đối lưu (Troposphere), tầng bình lưu (Stratosphere), tầng trung gian (Mesosphere), thượng tầng/ nhiệt quyển/ tầng nóng (Thermosphere) và tầng ngoại khí quyển (Exosphere).

Phần lớn bầu khí quyển của Trái Đất nằm ngay gần bề mặt của nó. Trong khoảng 11km đầu tiên trên bề mặt của nó có đến 75% khí quyển. Tầng ngoại quyển – Exosphere là tầng lớn nhất, kéo dài từ độ cao khoảng 700km – khoảng 10.000 km so với mực nước biển. Tầng ngoại quyển là tầng rỗng trong không gian vũ trụ, bởi nó không có bầu khí quyển.

Tầng ngoại quyển chủ yếu gồm hidro, heli và những phân tử nặng hơn như: Oxy, nitơ và CO2. Tuy nhiên, các khí trên có mật độ cực thấp. Nguyên tử và phân tử khí nằm cách xa nhau vì thế đây không phải là nơi hoạt động của khí. Bên cạnh đó, các hạt phân tử cũng liên tục thoát ra khỏi không gian. Các hạt phân tử dịch chuyển tự do theo quỹ đạo đường đạn, ra vào tầng từ trường hoặc Gió Mặt Trời.

Trái Đất hình gì? Các tầng khí quyển của Trái Đất

Từ trường Trái Đất đang thay đổi

Một số nghiên cứu cho thấy từ trường của Trái Đất bắt đầu di chuyển từ Nam bán cầu về phía Nam Đại Dương. Nó bắt đầu từ thế kỷ 19 và tốc độ di chuyển của từ trường càng ngày càng nhanh cho tới khi đạt đến tốc độ cực đại.

Một ngày của Trái Đất có thể có 25 giờ

Bạn có thể bất ngờ với thông tin này, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi hiện nay, tốc độ tự quay của Trái Đất đang bị chậm lại. Một số nhà khoa học dự đoán rằng, sau khoảng 140 triệu năm nữa, một ngày của chúng ta sẽ kéo dài 25 giờ thay vì 24 giờ như hiện tại.

Tham khảo: Cách tính múi giờ? Sự thật về các múi giờ trên thế giới

Một năm trên Trái Đất không phải là 365 ngày

Trên thực tế, một năm trên Địa Cầu của chúng ta có 365,2564 ngày. Phần dư 0,2564 ngày dẫn đến việc cứ 4 năm thì có một năm Nhuận. Đây chính là lý do vì sao cứ 4 năm một lần, tháng 2 lại có thêm 1 ngày. Ví dụ như năm 2004, năm 2008, năm 2012,… Trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này là số năm chia hết cho 100 (năm 1800, năm 1900,…) và chia hết cho 400 (năm 2000, năm 2400,…).

Qua bài viết, camnangdienmay.net đã cùng các bạn tìm hiểu Trái Đất hình gì? Những điều thú vị về hành tinh này? Đồng thời, chúng tôi cũng đã thông tin đến các bạn kiến thức về cấu tạo và những điều thú vị khác về Địa Cầu của chúng ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bí ẩn về Khoa học – Vũ trụ trong các bài viết khác nhé!

Rate this post

Viết một bình luận