Gợi ý để đi…
Đường vào chợ chừng vài cây số, nhưng sáng nào các xe cũng chen nhau, xe nào cũng chất ngập đồ. Nhiều xe nhìn mãi mới… thấy người điều khiển. Người xe đi về khắp ngả, muôn nơi để bắt đầu cho một ngày buôn bán.
Chợ Thủ Đức thường họp từ 10 giờ đêm đến sáng hôm sau. Người người chen lấn, xe to, xe nhỏ, xe máy, xe ba gác hòa vào nhau dưới ánh đèn. Cả khu chợ rộng chừng 20 ha, nhưng rất ít có khoảng trống, chỗ nào cũng người, xe, rau, củ, quả. Thêm nữa là rác, những đống trái cây, rau củ bị hư nằm bất kể chỗ nào giữa chợ.
Gần sáng, giờ cao điểm các tiểu thương đổ dồn về chợ để lấy hàng. Người ra giá, người mặc cả ồn ã. Ở chợ đầu mối Thủ Đức, người ta không bán các loại rau củ quả như một sạp hàng “thập cẩm” mà mỗi người chỉ bán vài ba thứ, như bí đỏ, rau cải, cà chua hay vài loại trái cây… Mỗi gian hàng khoảng chục sọt, mỗi sọt thường chục hoặc hai chục kí. Muốn mua rẻ, bạn hãy mua từ năm kí hoặc chục kí. Hay bỏ ra khoảng 25 nghìn đồng để sở hữu bịch dưa leo 10 kí đã đóng sẵn. Không chủ hàng nào muốn bán tách ra vài ba kí hàng bởi lãi lời chẳng bao nhiêu. Hàng tuy nhiều đấy, nhưng luôn bán hết veo bởi cả Sài Gòn rộng lớn dùng rau, củ, quả… ở đây. Vậy nên, dân bán buôn ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức chảnh lắm, chỉ ép giá một chút thôi, họ mời mình đi liền để bán cho khách khác.
Một tiểu thương mua hàng chợ đầu mối đi bán lẻ các hẻm phốMặc cả để biết…
Hôm ấy, sau khi đã mua đủ loại và chất ngập xe, tôi đi vòng lối ra để về thì một anh bán rau xà lách, dáng dấp bảnh bao, tay đeo ba chiếc nhẫn đính hạt to đùng, mời: “Mua đi em, 5.000 đồng một kí”. Cách đó vài tuần tôi từng mua bốn cân với giá 10 nghìn đồng, nên tiện mồm mặc cả: “10 nghìn đồng ba kí bán không?”. Thế là ổng quạu lên: “Trông ăn diện thế kia mà trả giá thấy ghê. Thôi đi luôn đi!”.
Lại tới hàng cam, lúc trưa nắng, một bà chừng 50 tuổi còn ế ba sọt cam, trái xanh, sần sùi, to, loại cam vắt nước. Chủ hàng nói 15 nghìn đồng/kí. Tôi trả 140 nghìn đồng/10 kí, thế là ông bán hàng bên cạnh cáu lên: “Không có lời, đi luôn giùm đi”. Thế đấy, giá cả ở đây đã rất rẻ rồi nếu bạn vẫn còn mặc cả sẽ khiến người bán hàng bực bội.
Mười kí xoài keo 100 nghìn đồng, 10 kí đu đủ 50 nghìn đồng, 10 kí quýt đường hay hồng xiêm 90 nghìn đồng… Nhưng khi ra đến chợ lẻ, giá chắc chắn sẽ tăng gấp đôi, gấp ba so với ở chợ đầu mối. Thậm chí chợ lẻ xa hơn lấy từ chợ gần đó, không qua đầu mối, giá đội lên gấp nhiều lần.
Còn nếu muốn mua được giá rẻ hơn nữa ở chợ Thủ Đức, đừng nên đi vào lúc đêm hoặc gần sáng, bởi lúc đó là giờ cao điểm, rất nhiều người có nhu cầu mua, mà hầu hết là các tiểu thương mua đem ra chợ nhỏ bán lẻ. Bạn nên đi vào lúc 12 giờ trưa hoặc 1 giờ chiều. Bởi chợ đã vãn, nắng lên, bán suốt từ đêm tới trưa, nhiều người đã thấm mệt, chỉ muốn xả hàng cho nhanh để về nghỉ ngơi, tối lại nhập hàng mới. Lúc này, có thể họ chỉ bán giá gốc, thậm chí bị lỗ nhưng vẫn vui vẻ. Nhưng cần tỉnh táo, nếu bạn mua 20 kí cam, về cân lại chỉ có 19 hoặc 18 kí thôi. Tốt hơn hết là hãy mang theo cân, cho dù dùng cân mang theo giá sẽ đắt hơn chút.
Vòng vo vậy thôi, vì mỗi thứ đều có giá trị riêng của nó. Không có gì lãi nhiều lãi lớn mà tự nhiên rớt xuống đầu mình. Mỗi lần đến chợ đầu mối Thủ Đức, nhiều người mua không mấy vui vì mua được giá rẻ mà luôn băn khoăn về những người nông dân lam lũ, vất vả. Không biết tại vườn họ thu được bao nhiêu tiền sau mỗi mùa thu hoạch!.
Hôm ấy, sau khi đã mua đủ loại và chất ngập xe, tôi đi vòng lối ra để về thì một anh bán rau xà lách, dáng dấp bảnh bao, tay đeo ba chiếc nhẫn đính hạt to đùng, mời: “Mua đi em, 5.000 đồng một kí”. Cách đó vài tuần tôi từng mua bốn cân với giá 10 nghìn đồng, nên tiện mồm mặc cả: “10 nghìn đồng ba kí bán không?”. Thế là ổng quạu lên: “Trông ăn diện thế kia mà trả giá thấy ghê. Thôi đi luôn đi!”.Lại tới hàng cam, lúc trưa nắng, một bà chừng 50 tuổi còn ế ba sọt cam, trái xanh, sần sùi, to, loại cam vắt nước. Chủ hàng nói 15 nghìn đồng/kí. Tôi trả 140 nghìn đồng/10 kí, thế là ông bán hàng bên cạnh cáu lên: “Không có lời, đi luôn giùm đi”. Thế đấy, giá cả ở đây đã rất rẻ rồi nếu bạn vẫn còn mặc cả sẽ khiến người bán hàng bực bội.Mười kí xoài keo 100 nghìn đồng, 10 kí đu đủ 50 nghìn đồng, 10 kí quýt đường hay hồng xiêm 90 nghìn đồng… Nhưng khi ra đến chợ lẻ, giá chắc chắn sẽ tăng gấp đôi, gấp ba so với ở chợ đầu mối. Thậm chí chợ lẻ xa hơn lấy từ chợ gần đó, không qua đầu mối, giá đội lên gấp nhiều lần.Còn nếu muốn mua được giá rẻ hơn nữa ở chợ Thủ Đức, đừng nên đi vào lúc đêm hoặc gần sáng, bởi lúc đó là giờ cao điểm, rất nhiều người có nhu cầu mua, mà hầu hết là các tiểu thương mua đem ra chợ nhỏ bán lẻ. Bạn nên đi vào lúc 12 giờ trưa hoặc 1 giờ chiều. Bởi chợ đã vãn, nắng lên, bán suốt từ đêm tới trưa, nhiều người đã thấm mệt, chỉ muốn xả hàng cho nhanh để về nghỉ ngơi, tối lại nhập hàng mới. Lúc này, có thể họ chỉ bán giá gốc, thậm chí bị lỗ nhưng vẫn vui vẻ. Nhưng cần tỉnh táo, nếu bạn mua 20 kí cam, về cân lại chỉ có 19 hoặc 18 kí thôi. Tốt hơn hết là hãy mang theo cân, cho dù dùng cân mang theo giá sẽ đắt hơn chút.Vòng vo vậy thôi, vì mỗi thứ đều có giá trị riêng của nó. Không có gì lãi nhiều lãi lớn mà tự nhiên rớt xuống đầu mình. Mỗi lần đến chợ đầu mối Thủ Đức, nhiều người mua không mấy vui vì mua được giá rẻ mà luôn băn khoăn về những người nông dân lam lũ, vất vả. Không biết tại vườn họ thu được bao nhiêu tiền sau mỗi mùa thu hoạch!.
Ninh nguyễn