Trần Đại Quang
Trần Đại Quang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Chức vụ
Chủ tịch nước thứ 8 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ 2 tháng 4 năm 2016 – nay
1 năm, 230 ngày Tiền nhiệm Trương Tấn Sang Kế nhiệm đương nhiệm Vị trí Việt Nam Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam
Nhiệm kỳ 2 tháng 4 năm 2016 – nay
1 năm, 230 ngày Tiền nhiệm Trương Tấn Sang Kế nhiệm đương nhiệm Vị trí Việt Nam Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV TP. Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ 2016 – 2021 Kế nhiệm đương nhiệm Vị trí Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ 19 tháng 1 năm 2011 – nay
6 năm, 303 ngày
Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ 13 tháng 8 năm 2016 – nay
1 năm, 97 ngày Tiền nhiệm Trương Tấn Sang Kế nhiệm đương nhiệm Vị trí Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
Nhiệm kỳ 3 tháng 8 năm 2011 – 8 tháng 4 năm 2016
4 năm, 249 ngày Tiền nhiệm Lê Hồng Anh Kế nhiệm Tô Lâm
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Ninh Bình
Nhiệm kỳ 2011 – 2016 Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công an
Nhiệm kỳ Tháng 4 năm 2006 – 2 tháng 8 năm 2011
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh
Nhiệm kỳ Tháng 10 năm 2000 – Tháng 4 năm 2006
Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ 3 tháng 8 năm 2011 – 30 tháng 7 năm 2016
4 năm, 362 ngày Tiền nhiệm Lê Hồng Anh Kế nhiệm Tô Lâm
Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
Nhiệm kỳ 30 tháng 8 năm 2011 – 4 tháng 5 năm 2016
4 năm, 248 ngày Tiền nhiệm Lê Hồng Anh Kế nhiệm Tô Lâm
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam Sinh 12 tháng 10, 1956
thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nơi ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Học vấn Giáo sư khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học Trường Đại học An ninh Nhân dân (cử nhân)
Đại học Luật Hà Nội (cử nhân)
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (tiến sĩ) Dân tộc Kinh Tôn giáo không Họ hàng Trần Quốc Tỏ (em trai) Vợ Nguyễn Thị Hiền Trang web Văn phòng Chủ tịch nước Chữ ký
Binh nghiệp
Phục vụ Công an Nhân dân Việt Nam Cấp bậc Đại tướng
Trần Đại Quang (sinh ngày 12 tháng 10 năm 1956 tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là đương kim Chủ tịch nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông còn là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, trúng cử ở đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 1, quận 3 và quận 4. Ông xuất thân là tướng lĩnh công an với quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,1 từng là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 20162 . Ông là Giáo sư khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.
Thân thế
Trần Đại Quang sinh ngày 12 tháng 10 năm 1956 tại thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cha ông làm nghề đơm đó bắt cá trên sông, còn mẹ ông làm nghề bán chuối. Họ có sáu người con, 4 trai tên là Vinh (thứ nhất), Trần Đại Quang (sinh 1956, thứ 2), Sáng, Trần Quốc Tỏ (út, sinh ngày 28 tháng 1 năm 1962), và hai con gái. Năm 1962, khi Trần Đại Quang mới vào tiểu học, em trai út Trần Quốc Tỏ mới sinh được 3-4 tháng thì cha mất. Mẹ ông phải vất vả ngược xuôi nuôi con. Do nhà quá nghèo, đông anh em, nên từ nhỏ Trần Đại Quang đã giúp mẹ làm nhiều việc nhà nông. Ông nổi tiếng học giỏi, chăm chỉ, điềm tĩnh, và trầm tính. Từ bé ông đã tầm vóc cao lớn hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi.3
Giáo dục
- Trường cấp 3B Kim Sơn (nay là Trường THPT Kim Sơn B), ở xã Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình4 (chương trình học phổ thông lúc đó ở miền Bắc Việt Nam gồm có 10 năm).
- Tháng 7 năm 1972 – tháng 10 năm 1972: học viên trường Cảnh sát Nhân dân lúc gần tròn 16 tuổi5 6 (trường này lúc này đào tạo bậc trung học cho lực lượng cảnh sát nhân dân) 7
- Tháng 10 năm 1972 – tháng 10 năm 1975: học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)5
- 1981 – 1986: Tốt nghiệp đại học hệ đào tạo tại chức 5 năm, ngành Trinh sát, trường Đại học An ninh Nhân dân.5
- Tháng 10 năm 1989 – tháng 4 năm 1991: học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc
- 1991 – 1994: học Đại học Luật Hà Nội, hệ đào tạo tại chức.5
- 1994 – 1997: Nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh5
- Năm 1996: Học vị Tiến sĩ Luật học8 , đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay”, Người hướng dẫn: PGS.PTS Trần Ngọc Đường, Hà Nội, 1996, 173 trang.9
- Năm 2003: được phong hàm Phó Giáo sư5
- Năm 2009: được phong hàm Giáo sư ngành khoa học an ninh10
- Ngoại ngữ: Cao học Tiếng Trung8
Sự nghiệp chính trị
Hoạt động trong ngành Công an
- Tháng 10 năm 1975 – tháng 11 năm 1976: cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Nội vụ.5
- Tháng 12 năm 1978 – tháng 9 năm 1982: cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ5
- Ngày 26 tháng 7 năm 1980: gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức ngày 26/07/19818
- Tháng 9 năm 1982 – tháng 6 năm 1987: Phó trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ.5
- Tháng 6 năm 1987 – tháng 6 năm 1990: Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng phòng Tham mưu, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ5
- Tháng 6 năm 1990 – tháng 9 năm 1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh5
- Tháng 9 năm 1996 – tháng 10 năm 2000: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh5
- Tháng 10 năm 2000 – tháng 4 năm 2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an5
- Năm 2003: được phong hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam ở độ tuổi 475
- Tháng 4 năm 2006 – tháng 1 năm 2011: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 10.5
- Tháng 4 năm 2007: được phong hàm Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam
- Tháng 1 năm 2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.5 11
- Ngày 2 tháng 8 năm 2011: Buổi sáng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc tờ trình trước Quốc hội Việt Nam đề cử ông làm Bộ trưởng Bộ Công an mới trong chính phủ mới của ông thay cho ông Lê Hồng Anh.12 Ông Nguyễn Tấn Dũng trước đó vào ngày 2011.7.26 đã được Quốc hội Việt Nam khóa XIII bầu lại làm thủ tướng với 94% phiếu bầu.13
- Ngày 3 tháng 8 năm 2011: Quốc hội Việt Nam khóa XIII trong Kỳ họp thứ nhất đã phê chuẩn ông làm Bộ trưởng Bộ Công an với số phiếu thuận chiếm 95%. Ông cùng với 25 thành viên khác trong chính phủ mới của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra mắt nhậm chức vào buổi sáng cùng ngày.14 15
- Ngày 30 tháng 8 năm 2011: được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2010-2015.
- Ngày 5 tháng 12 năm 2011: được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm Thượng tướng Công an Nhân dân.
- Ngày 29 tháng 12 năm 2012: được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm Đại tướng Công an Nhân dân.16
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Ninh Bình
- Ngày 22 tháng 5 năm 2011: Ông ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên và đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Ninh Bình ở đơn vị bầu cử số 1, gồm huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình với tỉ lệ 92,08% số phiếu hợp lệ, cao nhất trong ba người trúng cử ở đơn vị bầu cử này, hai người kia là bà Nguyễn Thị Thanh (81,36%) và bà Lưu Thị Huyền (60,09%).17
Chủ tịch nước Việt Nam khóa XIII
- Từ ngày 20 tháng 1 năm 2016 đến ngày 28 tháng 1 năm 2016: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
- Ngày 24 tháng 1 năm 2016: tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, được đề cử giữ chức Chủ tịch nước.18
- Ngày 31 tháng 3 năm 2016: Buổi chiều, Quốc hội khóa XIII bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang với 90,49% tán thành, 5,26% không tán thành. Cụ thể, có 447/474 ĐB có mặt đồng ý, 26 không đồng ý. Ông Trương Tấn Sang cũng đồng thời thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.19
- Ngày 2 tháng 4 năm 2016: Buổi sáng, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, ông Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bỏ phiếu kín, tổng số đại biểu Quốc hội là 494, số đại biểu Quốc hội có mặt là 483, số phiếu hợp lệ là 481, số phiếu không hợp lệ là 2, số phiếu đồng ý là 452, số phiếu không đồng ý là 29 phiếu).20 21 22 .. Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu mới Chủ tịch nước khi nhiệm kì Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao trong dư luận Việt Nam.23 Trong nhiệm kì của Quốc hội Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang và sau đó là ông Trần Đại Quang.
- Ngày 8 tháng 4 năm 2016: được Quốc hội Việt Nam khóa XIII miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.24
- Ngày 4 tháng 5 năm 2016: thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm.25
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày 22 tháng 5 năm 2016: ông lần thứ hai ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam và trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, ở đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 1, quận 3 và quận 4 được 293.079 phiếu, đạt tỷ lệ 75,08% số phiếu hợp lệ (cao nhất trong 3 người trúng cử ở đơn vị này, 2 người kia là Ngô Tuấn Nghĩa (236.576 phiếu, 60,60%) và Lâm Đình Thắng (233.880 phiếu, 59,91%)). Ông là một trong 30 đại biểu quốc hội Việt Nam thuộc đoàn thành phố Hồ Chí Minh.26
- Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 7 tháng 7 năm 2017 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông cho biết giải pháp chống tham nhũng là kê biên tài sản của đối tượng bị điều tra tội tham nhũng ngay từ khi vừa khởi tố vụ án.27
Chủ tịch nước Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021
- Ngày 25 tháng 7 năm 2016: Buổi sáng, sau khi Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đọc tờ trình giới thiệu ông làm Chủ tịch nước (ứng cử viên duy nhất),28 Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kì 2016-2021. Kết quả công bố vào buổi chiều cùng ngày, ông nhận được 485 phiếu thuận trong số 487 đại biểu quốc hội có mặt (2 đại biểu không biểu quyết) trong tổng số 494 đại biểu quốc hội khóa XIV, tái đắc cử chức Chủ tịch nước. Ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào buổi chiều cùng ngày.29
- Ngày 30 tháng 7 năm 2016: thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm30
- Ngày 13 tháng 8 năm 2016: ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Phong tặng
Quân hàm
- Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam (2003)
- Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam (2007)
- Thượng tướng Công an Nhân dân Việt Nam (2011)
- Đại tướng Công an Nhân dân Việt Nam (2012)
Huân huy chương
- 2 Huân chương Quân công hạng Nhất (2011 và 2015)31 32
- 1 Huân chương Quân công hạng Nhì
- 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất
- 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì
- 1 Huân chương Chiến công hạng Ba
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (2011)33
- Huân chương Tự do hạng Nhất của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Huân chương Tự do hạng Nhì của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào34
- 2 Huân chương Hữu nghị hạng Nhất của Quốc vương và Chính phủ Vương quốc Campuchia
- Huân chương José Martí của nhà nước Cuba (2016).35 36
Gia đình
Trần Đại Quang đã có gia đình. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Hiền.37
Ông là con trai thứ 2 trong gia đình có bốn anh em trai Vinh, Quang, Sáng, Tỏ, và hai chị/em gái. Em trai út của ông là Trần Quốc Tỏ – Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.38
Một số phát biểu
- “Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ Đảng, nhân dân, chế độ“- Bộ trưởng Trần Đại Quang nói tại hội thảo 70 năm công an nhân dân ngày 24/7/2015.39
- Luôn vững vàng trước mọi sự tấn công của các thế lực thù địch (Phát biểu trong phiên thảo luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII ngày 22/1/2016)40
- “Chống buôn lậu phải không nề hà gian khó, đòi hỏi sự quyết tâm, sự gắng sức của cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận này. Khó ở đây còn là bản lĩnh để vượt lên thực tại bởi anh em làm nhiệm vụ chống buôn lậu, nhất là tại biên giới ngoài phải đối mặt nguy hiểm cả về địa hình, thời tiết thì phải có bản lĩnh để vượt qua cám dỗ đồng tiền bởi tội phạm buôn lậu dùng các thủ đoạn để có thể mua chuộc” 41
- “Chống tham nhũng không có vùng cấm“.42 43
Nhận xét
- Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Học viện An ninh Nhân dân trả lời phỏng vấn của phóng viên báo An ninh thế giới vào năm 2013, rằng Trần Đại Quang là một trong ba người mà ông ngưỡng mộ (hai người kia là Dzerzhinsky và Trần Quốc Hoàn), vì “Đó là con người trưởng thành từ người lính, đã trải qua nhiều cương vị công tác và đều trưởng thành; luôn bản lĩnh cao và trí tuệ. Tôi đặc biệt quý anh ấy ở tình cảm gần gũi, bao dung, có trước có sau, là một tấm gương sáng trong hoạt động khoa học và học tập nâng cao trình độ. Bộ trưởng cũng là người rất tâm huyết với việc xây dựng hệ thống lý luận nghiệp vụ Công an.“44
Tham khảo
- ^
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư
[
liên kết hỏng
]
- ^
“Bộ trưởng Trần Đại Quang kiểm tra công tác tại Cục An ninh Tây Nguyên”. Báo Công an nhân dân Online.
- ^
An Na (4 tháng 4 năm 2016). “Cậu trò nghèo trường làng thành Chủ tịch nước”. Báo Giao thông. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2017 .
- ^
Khánh thành trường cấp 3 nơi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng học tập
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n
“Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam .
- ^
“Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam .
- ^
Ngày 15 tháng 5 năm 1968, Bộ Công an ra Quyết định 514/CA/QĐ “Tách phân hiệu Cảnh sát nhân dân ra khỏi trường Công an Trung ương, thành lập trường riêng, có nhiệm vụ đào tạo bậc trung học cho lực lượng Cảnh sát nhân dân”, chính thức thành lập Trường Cảnh sát nhân dân. Về sau, ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Học viện Cảnh sát Nhân dân. Website Học viện cảnh sát nhân dân, Quá trình hình thành và phát triển học viện
- ^ a ă â
P.V (2 tháng 4 năm 2016). “Tiểu sử tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. Báo Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2017 .
- ^
Luận án phó Tiến sĩ khoa học luật học Trần Đại Quang
- ^
D.Hiển – T.Phương (5 tháng 12 năm 2009). “Chúc mừng các tân Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh”. Báo Công an nhân dân .
- ^
“Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang”. Chính phủ Việt Nam .
- ^
Lê Nhung. “Hai bộ trưởng được đề cử Phó Thủ tướng”. 2011-8-2 .
- ^
Hồng Khánh – Nguyễn Hưng (26 tháng 7 năm 2011). “Ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng”. Báo VnExpress .
- ^
“Danh sách 27 thành viên Chính phủ”. Báo Doanh nhân Sài Gòn. 4 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
- ^
“Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII Trần Đại Quang”. Vietnam Plus .
- ^
“Bộ trưởng Công an được thăng hàm đại tướng”. VnExpress .
- ^
“Danh sách những người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIII theo từng”. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân .
- ^
“Xác nhận 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”. Tuổi trẻ .
- ^
“QH hoàn tất miễn nhiệm Chủ tịch nước”.
- ^
Đặng Mai. “Quốc hội bầu Đại tướng Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước”. Cổng thông tin điệntử Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
- ^
“Tân Chủ tịch nước hứa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền”. Tuổi trẻ .
- ^
“Đại tướng Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước”. VnExpress.
- ^
Tuấn Minh (23 tháng 3 năm 2016). “Vì sao bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng ở cuối nhiệm kỳ Quốc hội 13?”. Infonet (Báo điện tử của Bộ thông tin và Truyền thông). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
- ^
“20 thành viên chủ chốt của Chính phủ thôi chức”. VnExpress.
- ^
“Thượng tướng Tô Lâm giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương”. Báo Công an nhân dân Online.
- ^
“Danh sách những người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV (Ban hành kèm theo nghị quyết số 617/NQ-HĐBCQG ngày 08/6/2016 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia)”. Báo điện tử đại biểu nhân dân. 10 tháng 6 năm 2016 .
- ^
Trung Sơn (7 tháng 7 năm 2017). “Chủ tịch nước: ‘Tham nhũng còn rất nghiêm trọng
‘
”. VnExpress .
- ^
Việt Hoa – Trọng Phú (25 tháng 7 năm 2016). “Quốc hội giới thiệu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước”. Báo Pháp luật TPHCM. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
- ^
C.V.Kình (25 tháng 7 năm 2016). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
- ^
“Bộ trưởng Tô Lâm thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang giữ chức Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên”.
- ^
“Trao huan chuong quan cong hạng nhất năm 2015”.
- ^
Công Gôn – Việt Hưng (12 tháng 7 năm 2011). “Bộ Công an tổ chức đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng ANND”. Báo Công an nhân dân điện tử – CAND Online .
- ^
Công Gôn – Đăng Trường (21 tháng 12 năm 2011). “Xây dựng lực lượng – nhiệm vụ trọng tâm quyết định mọi thắng lợi”. Báo Công an nhân dân điện tử – CAND Online .
- ^
“Huân chương Tự do của Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. Nhân dân.
- ^
Tiểu sử và chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu Quốc hội tại TP.HCM Trần Đại Quang
- ^
“Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Chủ tịch Cuba Raul Castro”. Báo điện tử Chính phủ.
- ^
Thái Bình (21 tháng 10 năm 2016). “Cảm động với hình ảnh phu nhân Chủ tịch nước đến với bà con vùng lũ”. Báo Tổ quốc, Dân trí .
- ^
“Ông Trần Quốc Tỏ làm Bí thư Thái Nguyên”. Báo VietNamNet.
- ^
Thu Hằng (24 tháng 7 năm 2015). “Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ Đảng, nhân dân, chế độ”. VietNamNet .
- ^
“Tiểu sử Trần Đại Quang”. Báo VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017 .
- ^
Đăng Trường (19 tháng 11 năm 2014). “Bộ trưởng Trần Đại Quang: Chống buôn lậu phải bằng hành động, tránh hô hào”. Báo VietNamNet .
- ^
Lê Tuyết (1 tháng 8 năm 2016). “Cử tri TPHCM: Chống tham nhũng không có vùng cấm, sao chừa lãnh đạo Vinaconex ra?”. Báo Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2017 .
- ^
Ca Linh; Thế Dũng (28 tháng 4 năm 2017). “Chống tham nhũng không có vùng cấm”. Người Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2017 .
- ^
Đặng Huyền – Nguyễn Thiêm (14 tháng 2 năm 2013). “Cán bộ An ninh phải rất nhân văn”. Báo Công an nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2017 .
(Nguồn: Wikipedia)
x
-
H
- Hồ Chí Minh
-
N
- Nguyễn Ái Quốc
- Nguyễn Thị Thanh
-
T
- Trần Quốc Hoàn
-
H
- huyện Hoa Lư
-
T
- thành phố Hà Nội
- Thành phố Hồ Chí Minh
- thành phố Ninh Bình
- tỉnh Ninh Bình
1 ^ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư[liên kết hỏng]
2 ^ “Bộ trưởng Trần Đại Quang kiểm tra công tác tại Cục An ninh Tây Nguyên”. Báo Công an nhân dân Online.
3 ^ An Na (4 tháng 4 năm 2016). “Cậu trò nghèo trường làng thành Chủ tịch nước”. Báo Giao thông. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2017 .
4 ^ Khánh thành trường cấp 3 nơi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng học tập
5 ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n “Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam .
6 ^ “Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam .
7 ^ Ngày 15 tháng 5 năm 1968, Bộ Công an ra Quyết định 514/CA/QĐ “Tách phân hiệu Cảnh sát nhân dân ra khỏi trường Công an Trung ương, thành lập trường riêng, có nhiệm vụ đào tạo bậc trung học cho lực lượng Cảnh sát nhân dân”, chính thức thành lập Trường Cảnh sát nhân dân. Về sau, ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Học viện Cảnh sát Nhân dân. Website Học viện cảnh sát nhân dân, Quá trình hình thành và phát triển học viện
8 ^ a ă â P.V (2 tháng 4 năm 2016). “Tiểu sử tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. Báo Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2017 .
9 ^ Luận án phó Tiến sĩ khoa học luật học Trần Đại Quang
10 ^ D.Hiển – T.Phương (5 tháng 12 năm 2009). “Chúc mừng các tân Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh”. Báo Công an nhân dân .
11 ^ “Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang”. Chính phủ Việt Nam .
12 ^ Lê Nhung. “Hai bộ trưởng được đề cử Phó Thủ tướng”. 2011-8-2 .
13 ^ Hồng Khánh – Nguyễn Hưng (26 tháng 7 năm 2011). “Ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng”. Báo VnExpress .
14 ^ “Danh sách 27 thành viên Chính phủ”. Báo Doanh nhân Sài Gòn. 4 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
15 ^ “Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII Trần Đại Quang”. Vietnam Plus .
16 ^ “Bộ trưởng Công an được thăng hàm đại tướng”. VnExpress .
17 ^ “Danh sách những người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIII theo từng”. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân .
18 ^ “Xác nhận 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”. Tuổi trẻ .
19 ^ “QH hoàn tất miễn nhiệm Chủ tịch nước”.
20 ^ Đặng Mai. “Quốc hội bầu Đại tướng Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước”. Cổng thông tin điệntử Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
21 ^ “Tân Chủ tịch nước hứa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền”. Tuổi trẻ .
22 ^ “Đại tướng Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước”. VnExpress.
23 ^ Tuấn Minh (23 tháng 3 năm 2016). “Vì sao bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng ở cuối nhiệm kỳ Quốc hội 13?”. Infonet (Báo điện tử của Bộ thông tin và Truyền thông). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
24 ^ “20 thành viên chủ chốt của Chính phủ thôi chức”. VnExpress.
25 ^ “Thượng tướng Tô Lâm giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương”. Báo Công an nhân dân Online.
26 ^ “Danh sách những người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV (Ban hành kèm theo nghị quyết số 617/NQ-HĐBCQG ngày 08/6/2016 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia)”. Báo điện tử đại biểu nhân dân. 10 tháng 6 năm 2016 .
27 ^ Trung Sơn (7 tháng 7 năm 2017). “Chủ tịch nước: ‘Tham nhũng còn rất nghiêm trọng’”. VnExpress .
28 ^ Việt Hoa – Trọng Phú (25 tháng 7 năm 2016). “Quốc hội giới thiệu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước”. Báo Pháp luật TPHCM. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
29 ^ C.V.Kình (25 tháng 7 năm 2016). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017 .
30 ^ “Bộ trưởng Tô Lâm thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang giữ chức Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên”.
31 ^ “Trao huan chuong quan cong hạng nhất năm 2015”.
32 ^ Công Gôn – Việt Hưng (12 tháng 7 năm 2011). “Bộ Công an tổ chức đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng ANND”. Báo Công an nhân dân điện tử – CAND Online .
33 ^ Công Gôn – Đăng Trường (21 tháng 12 năm 2011). “Xây dựng lực lượng – nhiệm vụ trọng tâm quyết định mọi thắng lợi”. Báo Công an nhân dân điện tử – CAND Online .
34 ^ “Huân chương Tự do của Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. Nhân dân.
35 ^ Tiểu sử và chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu Quốc hội tại TP.HCM Trần Đại Quang
36 ^ “Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Chủ tịch Cuba Raul Castro”. Báo điện tử Chính phủ.
37 ^ Thái Bình (21 tháng 10 năm 2016). “Cảm động với hình ảnh phu nhân Chủ tịch nước đến với bà con vùng lũ”. Báo Tổ quốc, Dân trí .
38 ^ “Ông Trần Quốc Tỏ làm Bí thư Thái Nguyên”. Báo VietNamNet.
39 ^ Thu Hằng (24 tháng 7 năm 2015). “Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ Đảng, nhân dân, chế độ”. VietNamNet .
40 ^ “Tiểu sử Trần Đại Quang”. Báo VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017 .
41 ^ Đăng Trường (19 tháng 11 năm 2014). “Bộ trưởng Trần Đại Quang: Chống buôn lậu phải bằng hành động, tránh hô hào”. Báo VietNamNet .
42 ^ Lê Tuyết (1 tháng 8 năm 2016). “Cử tri TPHCM: Chống tham nhũng không có vùng cấm, sao chừa lãnh đạo Vinaconex ra?”. Báo Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2017 .
43 ^ Ca Linh; Thế Dũng (28 tháng 4 năm 2017). “Chống tham nhũng không có vùng cấm”. Người Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2017 .
44 ^ Đặng Huyền – Nguyễn Thiêm (14 tháng 2 năm 2013). “Cán bộ An ninh phải rất nhân văn”. Báo Công an nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2017 .