Đám tang là một sự kiện đau buồn, không khí tại đó thường ảm đạm, tang thương. Nên chọn trang phục đi viếng đám tang thế nào cho phù hợp thì không phải ai cũng biết.
Mỗi sự kiện điều mang một ý nghĩa khác nhau, trong mọi trường hợp bạn nên chú ý quan tâm đến mức độ phù hợp của bộ trang phục đối với mọi tình huống, hoàn cảnh để cân nhắc, ăn mặc cho thích hợp. Trang phục đi viếng đám tang cũng vì thế cần phải được chú ý.
Cùng theo dõi bài viết của bàn thờ đẹp Mộc Việt sau để hiểu rõ hơn việc đi đám tang nên chọn mặc trang phục như thế nào cho phù hợp nhé.
Trang đi phục viếng đám tang
Đám tang là một nghi lễ kết nối với công đoạn xử lý cuối cùng của một người đã mất, chẳng hạn như chôn cất hoặc hỏa táng, có những người thân hữu đến tham dự và đưa tiễn người quá cố đến bên kia thế giới.
Theo tục lệ xưa, khi trong gia đình có người mất, những người trong gia đình có tang sẽ tiến hành lập bàn thờ, chuẩn bị áo quan và mọi thứ để tiễn đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trước khi đưa người mất về cõi vĩnh hằng, thông thường người ta thường để linh cữu của họ trong vòng từ 1 đến 3 ngày ở trong nhà để con cháu trông coi cho đỡ nhớ cũng như để bà con, hàng xóm, những người ở xa kịp về để thăm viếng người đã mất lần cuối cùng. Một người ra đi sẽ là niềm tiếc thương đối với cả gia đình, dòng tộc, bà con, hàng xóm,…
Bởi vậy, không khí đám tang thường rất đau thương, ảm đạm và người dự đám tang nên thể hiện sự chia sẽ với gia đình, người thân của người qua đời trước hết là bằng trang phục phù hợp. Trang phục đi viếng đám tang nói chung nên sẫm màu và kín đáo và nên hạn chế đeo quá nhiều phụ kiện. Trong một số trường hợp, gia đình có thể yêu cầu mặc trang phục màu đặc biệt.
Nên mặc áo màu đen hoặc màu sẫm đi viếng đám tang
Khi đến đám tang, mặc một chiếc áo sơ mi màu đen là thích hợp nhất cho tất cả mọi người. Màu đen là màu của sự huyền bí, xưa nay vẫn được nhiều người sử dụng khi đến đám tang. Với tông màu trầm, buồn, lại rất lịch sự nên việc lựa chọn trang phục viếng đám tang là một chiếc áo màu đen sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho mọi người khi đi thăm viếng người đã mất.
Nỗi đau mất đi người thân là nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người, đó là màn đêm u tối, là không khí buồn bã ngập tràn đối với những người thân trong gia đình. Có lẽ vì vậy mà người từ trước đến nay người ta thường coi màu đen là màu của tang thương, của chết chóc và do đó mà màu đen cũng được mọi người lựa chọn để đi đám tang.
Nên mặc áo trắng đi viếng đám tang
Ngoài việc mặc những chiếc áo đen, một số nơi họ còn mặc những chiếc áo có màu trắng để đi đám tang. Với những người quen với việc mặc áo trắng đi dự đám tang họ cho rằng màu trắng là màu của tang gia, vì vậy mặc chiếc áo trắng để đến đám tang là rất thích hợp và họ chọn màu trắng là màu sắc của chiếc áo khi họ đi dự tang lễ.
Những chiếc áo trắng lịch sự hòa cùng màu áo tang của những người thân trong gia đình sẽ góp phần chia sẽ nổi đau với người thân của người quá cố và sự tiếc thương đối với người mất.
Xem thêm: Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Những kiêng kỵ khi đi viếng đám tang
Về trang phục đi viếng đám tang
Đám tang được xem là nơi linh thiêng, là nơi để những người thân trong gia đình cùng bà con, hàng xóm, những người thân quen với người mất đến để cúng viếng, tưởng nhớ người đã khuất. Do đó, khi đi đám tang mọi người nên tránh mặc các trang phục màu sáng đến dự đám tang. Các màu chính như xanh da trời, đỏ, và vàng có thể gây khó chịu hoặc thể hiện sự thiếu tôn trọng không hợp với không khí đau thương của tang lễ.
Đối tượng không nên đi viếng, tham dự đám tang
Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng đi viếng đám tang
Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.
Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí.
Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.
Thái độ và cách ứng xử
Người đến dự đám tang nên tránh nói quá lớn, đùa giỡn, cười cợt. không nên bật nhạc điện thoại chuông to khi đi viếng đám tang tránh trường hợp có người gọi tới chuông reo to, hoặc có nhạc vui nhộn tạo hình ảnh không hay.
Vái khi đi viếng đám tang thế nào cho đúng
Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy.
Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).
Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà, người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì… của người quá cố, thì chỉ đứng để vái 2 vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.
Đám tang là một sự kiện đau buồn của gia đình người mất. Thể hiện phong tục tập quán truyền thống quý báu của cha ông ta. Người đi viếng đám tang để chia sẽ những mất mát của gia đình người quá cố cũng như thương tiếc tiễn đưa người qua đời. Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn đọc mặc trang phục đi viếng đám tang như thế nào cho phù hợp.