Tranh Tứ Bình là thể loại tranh có 4 loại hoa cắm trong 4 cái bình và một số đồ vật mùa nào thức ấy, biểu tượng cho sự may mắn, no đủ và hạnh phúc. Vậy tranh Tứ Bình khác tranh Tứ quý thế nào, các treo tranh Tứ Bình ra sao ?
MỤC LỤC
1. Tranh Tứ Bình là gì ?
2. Sự giống và khác nhau giữa tranh Tứ Quý và tranh Tứ Bình
3. Nội dung tranh Tứ Bình
4. Cách treo tranh Tứ Bình
Tranh Tứ Bình được trạm khắc trên cánh cửa nhà gỗ lim – Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
1.Tranh Tứ Bình là gì ?
Tranh Tứ Bình là bộ tranh lấy 4 loài hoa làm biểu tượng cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông; 4 loại hoa được chọn lọc, cắt tỉa nghệ thuật và cắm trong 4 cái “Bình”; 4 cái bình lại được đặt trang trọng trên 4 cái kệ, kèm theo một số loại quả và vật dụng nhằm miêu tả “mùa nào thức ấy”.
Ngoài ra còn có những lời bình bằng thơ . Những lời thơ đề tựa trên tranh thể hiện tâm thái an nhiên tự tại khi sống trong đạo của thiên nhiên, của đất trời, là ước muốn của con người về sự bền vững, no đủ, sung túc, may mắn và hạnh phúc.
Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Bài thờ Bốn Mùa Viễn Du (của Thôi Hiệu) thường được lựa chọn để làm lời bình trên tranh, bài thơ có 4 câu, mỗi bức tranh một câu thơ như sau :
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi.
Dịch nghĩa :
Mùa xuân đi thăm nơi cỏ mọc
Mùa hạ thưởng thức ao sen xanh
Mùa thu uống rượu cúc vàng
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng
Từ xa xưa, mỗi khi Tết đến Xuân về, nhà nhà đều dán trên tường đôi câu đối đỏ, lại dán thêm bộ tranh Tứ Bình với mong muốn may mắn, đầy đủ và hạnh phúc tràn đầy. Vì vậy, có ý kiến cho rằng tranh Tứ Bình là loại tranh của lớp Bình Dân còn tranh Tứ Quý là của tầng lớp Quý Tộc.
Thực tế, giới Quý Tộc cũng chơi rất nhiều thể loại tranh Tứ Bình. Tranh Tứ Bình được làm trên các chất liệu khác nhau như: điêu khắc trên gỗ, thêu trên vải, vẽ trên giấy, trên gốm sứ… Trong ngôi nhà gỗ 5 gian của Người Việt, các họa tiết Tứ Bình không chỉ được miêu tả trên tranh mà còn được sử dụng để trang trí trên bàn thờ, bàn ghế trường kỷ, trên cửa đi, trên bức bàn ván thưng, trên xà nhà và nhiều vật dụng khác trong gia đình.
2. Sự giống và khác nhau giữa tranh Tứ Quý và tranh Tứ Bình
Cả hai loại tranh cùng lấy 4 loại cây hoa để là biểu hiện cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, nhưng tranh Tứ Bình và tranh Tứ Quý có những điểm khác nhau cơ bản:
Tranh Tứ Quý MAI TRÚC CÚC TÙNG – Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
– Nếu như tranh Tứ Quý thường lựa chọn 4 loại cây: Mai – Trúc – Cúc – Tùng, thì tranh Tứ Bình lại chọn 4 loại Hoa: Mai – Sen – Cúc – Mẫu Đơn để là biểu tượng cho 4 mùa.
Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
– Tranh Tứ Quý mang cả một vườn cây thiên nhiên vào nhà bao gồm cả cây và chim (Mai -Điểu, Trúc – Trĩ, Cúc – Kê, Tùng – Hạc) nhằm thể hiện cho sự phong lưu, đầy đủ, vĩnh cửu…
Tranh Tứ Quý đưa cả vườn cây thiên nhiên vào nhà
Tranh Tứ Bình lại chọn lọc và sắp đặt 4 loại hoa, hoa được cắt tỉa cẩn thận,
Hoa trên tranh Tứ Bình được cắt tỉa cẩn thận và kèm theo các loại quả để minh họa thêm cho tranh
Tranh Tứ Bình không có các con vật , mà lại chọn một số loại quả và các đồ vật thiết yếu được dùng trong gia đình nhằm miêu tả mùa nào thức nấy.
4 chiếc bình có kích thước hình dáng khác nhau được đặt trịnh trọng trên 4 cái kệ, lại kèm theo những lời bình bằng thơ thật là phong lưu, tao nhã và sâu sắc…
3. Nội dung tranh Tứ Bình :
3.1 Mùa Xuân :
HOA MAI: được lựa chọn để đại diện cho mùa Xuân bởi Mai là 1 cây hoa quý thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp của con người. Mai có màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết.
Hoa Mai chịu qua gió tuyết mùa đông, thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt để mỗi khi xuân về, nó lại nở hoa 5 cánh hoan hỉ báo hiệu một năm mới hạnh phúc. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi).
Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Hình ảnh Ngũ Quả biểu tượng sự xum họp đoàn viên ngày tết, Hoa sẽ đơm hoa kết trái, quả đào trường THỌ chúc cho những người lớn trong nhà khỏe mạnh sống lâu để hưởng phúc đời sau. Quả lựu có nhiều hạt, “hạt” chữ hán là “tử” mà “tử” có nghĩa là “con cái”, biểu trưng cho chữ LỘC . Do vậy quả lựu trong mâm ngũ quả dùng để biểu trưng cho con đàn cháu đống. Quả lựu chín, tách vỏ để lộ những hạt đỏ, đó chính là: lựu nở trăm con – lựu hé miệng cười….
3.2 Mùa Hạ :
SEN: là đại diện cho mùa Hạ. Bởi Sen “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ”, được dùng làm biểu tượng thiêng liêng, để đại diện cho những người có nhân cách thanh cao, có nghị lực vững vàng, không bị ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu xa. Khi gặp khó khăn, họ biết cố gắng vươn lên để sống một cách xứng đáng, bền tâm, nhẫn nại, chịu đựng, khắc phục vượt qua.
Ý nghĩa của sen được Phật học đúc kết qua những đức tính Không ô nhiễm Thanh lọc, lắng cặn ; tẩy các chất độc ; Kiên nhẫn, đợi chờ…
Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Cùng với hoa Sen , Hoa Địa Lan được chọ để miêu tả thêm cho mùa hạ ….
3.3 Mùa Thu :
CÚC: là đại diện cho mùa Thu. Hoa Cúc mang ý nghĩa về niềm vui, niềm hân hoan và những nụ cười thích hợp cho những ngày đoàn viên sắp đến, những đóa cúc vàng như mặt trời tỏa nắng trong những ngày trời thu se lạnh tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi. Cúc là loài hoa quân tử, lá héo không rụng khỏi cành, hoa héo không lìa thân như người quân tử theo đưổi lý tưởng chân chính của mình vậy.
Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Hình ảnh Nghiên – Bút của mùa Thu: đó là mùa của những kỳ thi, là lúc biến ước mơ thành hiện thực. Mùa Thu – mùa cho những người quân tử hoàn thành tâm nguyện, lý tưởng đã theo đuổi bấy lâu đã đến thời khắc thực hiện, là mùa để viết lên những dấu mốc quan trọng trong đời mỗi người.
3.4 Mùa Đông
MẪU ĐƠN: được chọ để đại diện cho mùa Đông: Mẫu Đơn với vẻ đẹp lộng lẫy, với mùi hương thơm ngát quyến rũ được lòng bất kỳ ai. Hoa Mẫu Đơn tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, thịnh vượng. Chính vì lẽ đó hoa Mẫu Đơn thường được dùng tặng tân gia, thưởng ngày lễ Tết, biếu tặng với ngụ ý năm mới làm ăn thuận lợi, phát đạt. Những bó hoa Mẫu Đơn, chậu cây hoa Mẫu Đơn để trong nhà vừa đẹp, sang trọng lại có hương thơm tạo cảm giác thư giãn như lạc vào rừng hoa.
Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Mùa Đông lạnh giá, ngắm hoa mẫu đơn, lại có thêm một chậu địa lan một bình trà một cái chén – độc ẩm,đọc thơ chờ đón hoa mở… thật phong lưu tao nhã trong mùa cuối cùng trong năm đầy đủ và trọn vẹn.
4. Cách treo tranh Tứ Bình :
Tứ Bình được sắp xếp từ phải qua trái (ngược chiều kim đồng hồ như sau)
Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Tranh Tứ Bình Mai – Sen – Cúc – Tùng , Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Tranh Tứ Bình khảm ốc – Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN NÀY, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE – PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH !
CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH
Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn
http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn
Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:
Cách treo tranh Tứ Quý Tùng Trúc Cúc Mai
Tranh Tứ Bình là gì ? Cách Treo tranh Tứ Bình
Ý nghĩa tranh Tứ Quý
Ý nghĩa tranh Tùng Hạc
Top 10 Bàn thờ gia tiên đẹp
Top 10 Sập gụ đẹp
Top 10 Salong đẹp
Top 10 Trường kỷ cao cấp được ưa chuộng
Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè
Trường Kỷ cổ, đẹp và các loại trường kỷ
Salong khác trường kỷ như thế nào
Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập
Trung tâm đồ cổ Hải Hậu Nam Định
Triển lãm, đấu giá cổ vật và đồ gỗ mỹ nghệ Hải Hậu 2018
Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Hải Hậu 2018