Trao dồi hay trau dồi mới là đúng chính tả? Tại sao lại có lỗi sai này

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay bắt gặp việc sử dụng sai các từ ngữ. Trong đó hai cụm từ “trau dồi” và “trao dồi” cúng thường xuyên bị nhầm lẫn. Trên thực tế, trong 2 cụm từ này chỉ có một cụm từ đúng chính tả, trong khi từ còn lại là cách viết sai. Vậy trao dồi hay trau dồi từ nào mới là đúng chính tả? Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa 2 cụm từ này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

  1. Phân biệt trao dồi và trau dồi

Trau dồi nghĩa là gì?

Trau dồi là cụm từ ghép của 2 từ đơn là từ “trau” và từ “dồi”

“Trau” trong từ điển tiếng Việt là động từ. Nó mang ý nghĩa là chuốt, làm cho cái gì đó đẹp hơn.

“Dồi” có nghĩa là bổ sung, bồi đắp để thêm dồi dào, phong phú.

Khi ghép 2 từ lại với nhau sẽ thành từ “trau dồi”. Đây là một động từ mang ý nghĩa rèn luyện, bồi dưỡng, không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân cho tốt hơn. Cụm từ “Trau dồi” gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống như: học tập, làm việc, rèn luyện. Thông thường, trau dồi sẽ được sử dụng trong hoàn cảnh để khuyên bảo người khác nên chăm chỉ.

Ví dụ:

  • Chúng ta cần trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc
  • Phải không ngừng trau dồi kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn
  • Chúng ta cần phải không ngừng trau dồi kỹ năng, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt đưuọc các công việc
  • Trau dồi kỹ năng nghe nói Tiếng Anh

Trao dồi nghĩa là gì?

“Trao dồi” là một từ ghép của hai từ đơn là “trao” và “dồi”.

“Trao” thể hiện hành động trao đổi một thứ gì đó, có thể là vật chất hoặc niềm tin.

“Dồi” có nghĩa là bồi đắp để tở lên dồi dào, phong phú.

Tuy nhiên, khi ghép hai từ này lại với nhau thì lại thành một cụm từ không hợp lý về nghĩa.  Và đặc biệt thì từ “trao dồi” cũng không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Có thể thất, trao dồi là từ hoàn toàn không có nghĩa trong cả văn nói và viết.

Ví dụ:

  • Trao dồi tư tưởng => Sai (Đáp án đúng phải là: Trau dồi tư tưởng)
  • Tự trau dồi kiến thức cho bản thân => Đúng
  • Trao dồi bản thân => Sai (Đáp án đúng phải là: Trau dồi bản thân)
  • Trau dồi kỹ năng lãnh đạo => Đúng
  • Trau dồi tư tưởng, đạo đức, lối sống => Đúng
  • Không ngừng trao dồi tri thức => Sai (Đáp án đúng phải là: Không ngừng trau dồi tri thức)
  • Trau dồi kiến thức chuyên môn => Đúng

Xem thêm>> [Giải đáp] Thiếu sót hay thiếu xót là viết đúng chính tả?

  1. Trao dồi hay trau dồi mới là đúng chính tả?

Với những phân tích ý nghĩa về 2 từ trao dồi và trau dồi trên đây, có thể thấy từ “trau dồi” mới đúng chính tả, còn trao dồi là một cụm từ hoàn toàn vô nghĩa.

Trao dồi hay trau dồi

Kết luận: Trau dồi là cụm từ viết đúng chính tả

  1. Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa trao dồi và trau dồi?

Sự nhầm lẫn giữa hai cụm từ trao dồi và trau dồi xuất phát từ việc người dùng phát âm không chuẩn. Có thể là do cách phát âm theo từng vùng miền hoặc từ việt lạm dụng âm điệu của các từ ngữ địa phương và lâu dần khiến cho nhiều người dùng sử dụng bị sai từ. Việc sử dụng thường xuyên và trong một thời gian dài sẽ khiến cho người dùng bị sai chính tả.

Ngoài ra, do từ trao dồi với trau dồi có âm tiết gần giống nhau nên khiến người dùng bị nhầm lẫn và sử dụng sai từ. Tuy nhiên ý nghĩa của 2 từ này lại hoàn toàn khác nhau. Một từ có ngĩa còn một từ thì không có nghĩa.

Trao dồi hay Trau dồi

  1. Biện pháp khắc phục việc đọc, viết sai chính tả trao dồi hay trau dồi

Để khắc phục vấn đề sai giữa từ “trao dồi” và “trau dồi” chúng ta cần thường xuyên đọc thêm nhiều sách báo và để ý cách sử dụng từ sao cho hợp lý, tránh dùng sai từ hết mức có thể. Chỉ có việc đọc sách báo thường xuyên mới khắc phục được những lỗi sai chính tả nghiêm trọng như thế này.  Bên cạnh đó, người dùng cũng cần tập phát âm đúng chuẩn các từ ngữ để tránh lỗi sai chính tả không đáng có.

Trên đây là chi tiết phân biệt trao dồi hay trau dồi là từ đúng chính tả. Người dùng cần lưu ý khi sử dụng những từ ngữ này để tránh việc lạm dụng dùng sai các từ Tiếng Việt, làm mát đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần chung tay bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, làm cho Tiếng Việt ngày càng giàu đẹp.

Đừng bỏ lỡ>> [Suôn sẻ hay suông sẻ?] Ý nghĩa của từ Suôn sẻ trong Tiếng Việt

 

 

 

 

Đánh giá bài viết

Rate this post

Viết một bình luận