Trao duyên là gì? Tại sao Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân

Trao duyên là gì? Tại sao Thúy Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân?

Truyện Kiều là tuyệt tác, là linh hồn

của dân tộc Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du đã mài mực nhân nghĩa, hòa máu và nước mắt để sáng tạo nên một thiên truyện bất hủ thẫm đẫm tình đời. Trong Truyện Kiều, tiêu biểu phải kể đến đoạn trích “Trao duyên” đó là tấn bi kịch của nàng Kiều khiến bạn đọc ám ảnh và băn khoăn mãi:

Vì sao Kiều trao duyên? Tại sao Kiều trao duyên cho em?

Để phần nào vơi bớt băn khoăn trong lòng, các bạn cùng theo dõi bài viết này nhé.

[​IMG]

Trao duyên nghĩa là gì?

Hiểu một cách đơn giản Trao duyên là hành động mang tình cảm, tình yêu của mình trao gửi cho một người khác (Người thứ 3). Ở đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều, Thúy Kiều đã mang mối tình đầu đẹp đẽ của mình với chàng Kim Trọng trao gửi cho em gái của mình là Thúy Vân.

Tại sao Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân?

Thúy Kiều có một tình yêu nồng nàn mãnh liệt đến mức:

Cửa ngoài vội rủ rèm the.

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”.

Thế nhưng vì sao Kiều lại trao đi mối tình đẹp đẽ, thiêng liêng ấy mà lại trao cho em gái mình, khi trao lại còn cậy và lạy thưa. Ta có thể thấy một sự đảo lộn ngôi vị, một hành động bất thường trong tôn ti trật tự lễ giáo phong kiến, Kiều phải hạ mình, cầu khẩn, van lơn em thay mình kết duyên với Kim Trọng. Hành động đó cho thấy mối tình giữa Kiều và Kim Trọng rất sâu nặng, Kiều thực sự trân trọng mối tình ấy, trân trọng người mình yêu.

Lý do Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân là khi Kim trọng về Liêu Dương để chịu tang chú, gia đình kiều gặp phải biến cố lớn khiến cha và em trai bị bắt, Thúy Kiều rơi vào một hoàn cảnh trái ngang, nàng bị đưa lên bàn cân, buộc phải chọn lựa:

Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn”.

Nhưng đối với Kiều, không thể có nặng nhẹ, trước sau, Kiều đã làm tất cả cho tình yêu, thì Kiều cũng sẽ làm tất cả cho cha mẹ khi lâm nạn, hơn nữa: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Kiều chọn làm tròn đạo hiếu của một người con, nàng đã bán mình chuộc cha và em, đồng nghĩa với việc nàng phải hi sinh mối nhân duyên đầu đời đầy thơ mộng, buộc phải dứt tình với Kim Trọng.

Trước đêm theo Mã Giám Sinh, Kiều đã thổn thức, nhớ thương chàng Kim, nàng thức trắng đêm, nhân lúc Vân tỉnh giấc hỏi han, thì Kiều đã nhờ cậy và thuyết phục em thay mình trả nghĩa cho chàng Kim Trọng?

Tại sao Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân chứ không phải một ai khác?

Bởi vì

+Thúy Vân là em gái của Kiều, Thúy Kiều hiểu em, em là người đáng tin cậy,

+ Thúy Vân lại là người có đủ sắc, đủ tài, xứng đáng với Kim Trọng và còn có thể thay mình chăm sóc Kim Trọng.

+Hơn nữa Thúy Kiều đã bán mình chuộc cha, thay Thúy Vân làm tròn chữ hiếu nên Thúy Vân thay Thúy Kiều làm tròn chữ tình là một việc nên làm.

=> Qua đó Nguyễn Du cũng muốn cho người đọc thấy rằng không chỉ Kiều là một cô gái giàu đức hạnh mà Vân cũng là một cô gái biết hi sinh và giàu lòng vị tha. Vì chị, vì gia đình mà chấp nhận một phần thiệt thòi về phía mình, lấy một người mà mình không yêu thương, lại còn là “mối tơ thừa” của chị.

+Thúy Kiều nhờ em một phần là để dễ bề bày tỏ, dễ dàng nhận được sự cảm thông, thấu hiểu giữa hai chị em, một phần là hàm ý Kiều muốn giao phó trách nhiệm cho em, để cho em gánh một phần trách nhiệm với việc của gia đình và để Vân không cảm thấy day dứt, hổ thẹn khi gia đình gặp biến cố mà mình chỉ đứng nhìn..

Tại sao Thúy Vân đồng ý thay Thúy Kiều nối duyên với Kim Trọng?

Bởi vì:

+ Nàng thấy được tình yêu đẹp giữa Kim- Kiều.

+ Cảm nhận được sự đau đớn của chị khi trao duyên cho mình.

+ Kiều vì gia đình, vì cha và em trai nên đã bán mình để cứu cha và em, không muốn chị mình phải khổ tâm và coi như một sự đền đáp sự hi sinh của Kiều. Vân đồng ý cũng là thể hiện một phần trách với gia đình, với chị.

+ Với những lý lẽ sắc sảo, cùng lời nhờ cậy chân tình khiến cho Vân không thể chối từ.

Ý nghĩa nhan đề Trao duyên

Tình cảm vốn và thứ thiêng liêng, không phải đồ vật để trao gửi. Xưa nay người ta có thể vì quý nhau tặng quà, vàng bạc châu báu, nhưng không ai đủ cao thượng để mang tình yêu của mình để trao gửi cho người khác.

Trao duyên “– một nhan đề nghe thì có vẻ tình tứ, nhưng ai biết đâu đằng sau đó lại là cả một câu chuyện buồn của đôi lứa yêu nhau.” Trao duyên “là tên nhan đề được người biên soạn đặt theo ý nghĩa cốt lõi của đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều. Đây là một trong những đoạn trích mở đầu cho quãng thời gian lưu lạc của Thúy Kiều.” Trao duyên “ở đây không phải khung cảnh ngọt ngào của đôi lứa trao nhau duyên tình. Trao ở đây là trao mảnh duyên dang dở cho người khác, để họ thay mình trọn lời đính ước với người mình yêu. Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân cũng vậy! Kiều mong muốn Vân thay mình ở bên Kim Trọng, thay mình trả nghĩa cho chàng, để nàng khỏi day dứt vì lỡ hẹn đính ước trăm năm thủy chung, gắn bó. Thứ Kiều trao cho Vân ở đây là mảnh duyên thừa, duyên tàn. Chính vì vậy bao nhiêu năm trôi qua, Thúy Kiều vẫn không hề thấy thanh thản.

” Trao duyên”gợi cho người đọc sự băn khoăn? Tại sao Kiều có một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt như vậy mà lại phải trao đi, một hành động lạ, bất thường như dự báo một bi kịch đầy nước mắt, một cuộc đời đầy bất hạnh của nàng Kiều..

Nội dung của đoạn trích trao duyên

Trao duyên không chỉ giúp ta thấu hiểu được bi kịch tình yêu và số phận bất hạnh của Thúy Kiều mà thấy được nhân cách cao đẹp của nàng, một người con gái tài sắc vẹn toàn, giàu đức hy sinh và giàu lòng vị tha.

+ Qua nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng bày tỏ sự cảm thông, xót xa trước những bất hạnh và hiện thực bất công của cuộc đời Kiều.

Nghệ thuật của đoạn trích trao duyên.

+Thể thơ lúc bát của dân tộc rất giàu nhạc tính cùng với cách ngắt nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên.

+ Sử dụng thành công các biện pháp ẩn dụ, điệp từ.

+Vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ

+ Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế tài tình với diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé.

+ Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại sinh động

+ Từ ngữ trau chuốt, đặc sắc.

+ Kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và bác học

Xem thêm:

 

Rate this post

Viết một bình luận