Trâu giật là gì và vì sao thịt trâu giật là đặc sản

Trâu giật là gì? Ảnh minh họa

Trâu giật là gì và vì sao thịt trâu giật là đặc sản. Món ăn này đang khiến nhiều người trở nên thích thú, tuy nhiên ít ai biết được tại sao lại được gọi là trâu giật và trâu giật có ở đâu.

Trâu giật là gì?

Trâu giật nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực chất trâu giật chính là trâu thịt tại quán còn rất tươi nên thịt vẫn đang giật giật. Thịt trâu được thịt tại chỗ sẽ có độ tươi ngon nhất, nói trâu giật tức ý nói thịt trâu ngon vẫn còn tươi.

Thịt trâu còn tươi nên có hiện tượng “nhảy múa” không có gì lạ nhưng cũng hiếm…! Miếng thịt có thể được cắt ở vùng có nhiều cơ, dây chằng và các động mạch. Vừa mới xẻ thịt còn ấm nên khi gặp môi trường nước lạnh thì có hiện tượng co giật cơ.

Vì sao thịt trâu giật là đặc sản?

Nói là trâu giật thơm ngon bởi ngay khi con vật vừa được hóa kiếp, khi da đã được lọc và thịt nằm ngay ngắn trên sạp tre, trên tấm bạt ni-lon, khi các múi cơ, bắp thịt vẫn còn giật lên theo quán tính sờ vào nóng hôi hổi thì đó đúng là hàng thật, cực sạch, cực chất.

Bất kể chế biến thành món gì, cứ ăn đến đâu là biết ngay đến đó. Trước kia chỉ những thực khách ít được thưởng thức nóng xốt thế, sướng nhất chỉ mấy bác thợ thịt, cứ món nào ngon nhất, bác ta xơi trước, tiết canh, bắp giòn, thăn, gàu, nạm, tái, chín, nướng, luộc…

Được biết để thịt đã pha ra ngoài nửa giờ là đã khác rồi, thịt đanh lại, dai hơn, nhạt hơn, độ mềm giòn thì hầu như không còn. Mà ra đến hàng thịt ngoài chợ thịt đã không còn độ tươi ngon của nó.

Vì vậy nhằm mục đích để thực khách được thưởng thức những món ăn chất lượng nhất từ thịt trâu, nhiều nhà hàng đã tiến hành thịt trâu ngay tại quán, phục vụ tại chỗ nhằm giữ được độ tươi nhiều nhất, thịt trâu vẫn còn tươi giần giật.

Thịt trâu giật thường có ở đâu?

Nhắc đến thịt trâu người ta thường nhắc đến làng nghề thịt trâu ở Phúc Lâm, Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang. Một ngày ở làng mổ trâu, bò Phúc Lâm bắt đầu từ khoảng 23 giờ. Sau bữa cơm tối và vài tuần trà cộng với tiếng rít thuốc lào sòng sọc của vài tay thợ nhà gần hay hóng chuyện, đôi chỗ có cả nghi lễ để tế con vật, trước khi hóa kiếp. Thường thì chỉ có cánh đàn ông ngồi với nhau, phụ nữ chỉ làm những việc lặt vặt hoặc đi ngủ lấy sức.

Ở đây cũng có một số thợ chuyên chỉ đi giết mổ thuê, lấy công trăm năm chục ngàn mỗi con vật vừa hạ thủ. Vậy mà thợ nào khỏe, làm nhiều một đêm cũng kiếm triệu bạc ngon ơ. Theo thống kê của xã, mỗi đêm làng Phúc Lâm “hóa kiếp” trên dưới trăm tên bốn chân họ ngưu này. Có nhà nhiều, như ông Xứng chẳng hạn, có đêm giết mổ tới ba chục con.

Hàng thịt trâu, bò Phúc Lâm gần như chiếm trọn thị trường Bắc Giang, một phần Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên và còn tham vọng ra các đầu mối Hà Nội. “Ở đây thịt trâu, bò là thịt chuẩn, nhìn những thớ thịt còn giật nóng hổi kìa, thái mỏng vắt chanh tái hoặc nhúng qua nước dùng chấm tương gừng thì cứ gọi là thôi rồi, ngọt đứ đừ, rượu cứ trôi thùm thụp”, Ngọc, một thợ thịt làng Phúc Lâm quảng cáo cho sản phẩm của mình khiến các PR chuyên nghiệp cũng phải bái phục.

Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu hiện nay nhiều nhà hàng trên địa bàn Hà Nội cũng mở những quán trâu giật để phục vụ khách hàng như Trâu Giật – Thịt Trâu Ngon – Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội,…. Nhiều người vẫn truyền tụng nhau về món thịt trâu giật là vì thế.

Bạn thấy bài viết thế nào?

Rate this post

Viết một bình luận